Theo hãng tin AFP, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ghi thêm Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan vào danh sách các quốc gia được miễn trừng phạt. Hồi tháng Ba, Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản cũng đã được miễn trừ.
Quyết định này được loan báo hai ngày trước chuyến đi New Delhi của bà Clinton để tham dự một cuộc hội thảo thường niên, giúp giải quyết được một trong những bất đồng lớn nhất hiện nay giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Theo một đạo luật được thông qua vào năm ngoái đã làm cho một số đồng minh của Mỹ bất bình, thì bắt đầu từ ngày 28/6 tới Washington sẽ trừng phạt các định chế tài chính nước ngoài có giao dịch với Ngân hàng Trung ương Iran – cơ quan quản lý các khoản thu xuất khẩu chủ yếu.
Bà Clinton nói rằng bảy nền kinh tế được miễn trừ trên đây đã giảm « một cách đáng kể » lượng dầu thô mua từ Iran. Theo bà thì đây là bằng chứng cho thấy chiến dịch gây sức ép của Mỹ lên chế độ Hồi giáo Iran đã thành công, Teheran sẽ tiếp tục bị cô lập.
Tuy nhiên Hoa Kỳ không hề loan báo việc miễn trừng phạt đối với Trung Quốc, vốn lệ thuộc nặng nề vào dầu lửa. Các viên chức Mỹ cho biết vẫn duy trì đối thoại với Bắc Kinh. Một viên chức giấu tên nhận xét, Trung Quốc là một « đối tác hết sức quan trọng » trong vòng đàm phán sáu bên với Iran tại Matxcơva vào tuần tới. Hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi Iran hãy « linh hoạt và thực dụng » trong chương trình nguyên tử.
Hôm nay phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố : « Trung Quốc phản đối việc một quốc gia đơn phương áp đặt trừng phạt lên một quốc gia khác, theo luật lệ của nước mình. Trung Quốc nhập khẩu dầu thô Iran theo các kênh bình thường và minh bạch, không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an ».
Chính quyền Mỹ hy vọng việc duy trì áp lực về kinh tế lên Teheran sẽ góp phần ngăn chận nguy cơ Israel tấn công Iran. Tuy Iran luôn khẳng định chương trình nguyên tử của mình vì mục đích hòa bình, nhưng các thông tin tình báo Mỹ cho thấy Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Quyết định này được loan báo hai ngày trước chuyến đi New Delhi của bà Clinton để tham dự một cuộc hội thảo thường niên, giúp giải quyết được một trong những bất đồng lớn nhất hiện nay giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Theo một đạo luật được thông qua vào năm ngoái đã làm cho một số đồng minh của Mỹ bất bình, thì bắt đầu từ ngày 28/6 tới Washington sẽ trừng phạt các định chế tài chính nước ngoài có giao dịch với Ngân hàng Trung ương Iran – cơ quan quản lý các khoản thu xuất khẩu chủ yếu.
Bà Clinton nói rằng bảy nền kinh tế được miễn trừ trên đây đã giảm « một cách đáng kể » lượng dầu thô mua từ Iran. Theo bà thì đây là bằng chứng cho thấy chiến dịch gây sức ép của Mỹ lên chế độ Hồi giáo Iran đã thành công, Teheran sẽ tiếp tục bị cô lập.
Tuy nhiên Hoa Kỳ không hề loan báo việc miễn trừng phạt đối với Trung Quốc, vốn lệ thuộc nặng nề vào dầu lửa. Các viên chức Mỹ cho biết vẫn duy trì đối thoại với Bắc Kinh. Một viên chức giấu tên nhận xét, Trung Quốc là một « đối tác hết sức quan trọng » trong vòng đàm phán sáu bên với Iran tại Matxcơva vào tuần tới. Hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi Iran hãy « linh hoạt và thực dụng » trong chương trình nguyên tử.
Hôm nay phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố : « Trung Quốc phản đối việc một quốc gia đơn phương áp đặt trừng phạt lên một quốc gia khác, theo luật lệ của nước mình. Trung Quốc nhập khẩu dầu thô Iran theo các kênh bình thường và minh bạch, không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an ».
Chính quyền Mỹ hy vọng việc duy trì áp lực về kinh tế lên Teheran sẽ góp phần ngăn chận nguy cơ Israel tấn công Iran. Tuy Iran luôn khẳng định chương trình nguyên tử của mình vì mục đích hòa bình, nhưng các thông tin tình báo Mỹ cho thấy Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét