Phan Nguyễn Việt Đăng
Sự kiện phong trào “Con đường Việt Nam” được khởi phát từ nhân vật Lê Thăng Long, đã làm bật lên nhiều ý kiến - đặc biệt cho thấy bức tranh tối sáng khó lường của nền chính trị dưới triều đại Cộng sản Việt Nam lúc này.
Ngay vừa ra tù ngày 4/6 vừa qua, ông Lê Thăng Long, một trong 4 người bị nhà nước Cộng sản VN xử tù qua vụ án làm chấn động bộ mặt chính trị tưởng chừng như rất vững chắc của Việt Nam, đã lập tức đứng ra dấy một phong trào mới, kêu gọi rất nhiều thành phần trong nước cùng tham gia nhằm “đi tới dân chủ và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam.”
Sự kiện phong trào “Con đường Việt Nam” được khởi phát từ nhân vật Lê Thăng Long, đã làm bật lên nhiều ý kiến - đặc biệt cho thấy bức tranh tối sáng khó lường của nền chính trị dưới triều đại Cộng sản Việt Nam lúc này.
Ngay vừa ra tù ngày 4/6 vừa qua, ông Lê Thăng Long, một trong 4 người bị nhà nước Cộng sản VN xử tù qua vụ án làm chấn động bộ mặt chính trị tưởng chừng như rất vững chắc của Việt Nam, đã lập tức đứng ra dấy một phong trào mới, kêu gọi rất nhiều thành phần trong nước cùng tham gia nhằm “đi tới dân chủ và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam.”
Tuy nhiên, những phản ứng đầu tiên, có thể nhìn thấy rằng thư ngỏ mời gọi tham gia phong trào từ ông Lê Thăng Long gửi đến các nơi đã gặp phải 2 phản ứng đầu tiên: chỉ trích nặng nề và hoài nghi. Ngay trong trường hợp ông Nguyễn Hữu Vinh, tức người đang nắm giữ trang blog Anh Ba Sàm, cũng phản ứng rất gay gắt và cho đây là một âm mưu có khuynh hướng gài bẫy những người đang có chính kiến khác nhà nước CSVN. Hoặc với ông Châu Xuân Nguyễn ở nước ngoài, ý kiến cũng nhìn thấy rằng đây có thể là một âm mưu chuẩn bị cho một thành phần thứ ba, tương tự nhưng kiểu mà người Cộng sản đã chia rẽ giới trí thức miền Nam trước năm 1975.
Ở những hướng nhìn đó, có thể thấy Lê Thăng Long đang là một nhân vật rất đáng ngờ trong tình cảnh lúc này. Hay nói nặng hơn, ông đã trở thành một con chim mồi tay sai cho an ninh Cộng sản VN.
Tuy vậy, qua bài trả lời của ông Lê Thăng Long với trang BBC tiếng Việt ngày 12-6, có thể thấy vài điều đáng suy nghĩ, dường như ẩn giấu trong đó những thông điệp ông gửi tới cho giới phản kháng trong nước.
Điều thứ nhất, cũng là điều mà ông Long làm nhiều người cảm thấy ngại ngùng để bắt tay trong việc ông ra tù, đó là việc ông thú nhận đã “cải tạo tốt” và được giảm án. Cải tạo tốt trong chế độ nhà tù Cộng sản đồng nghĩa viết tự kiểm xác nhận mình có tội và xin khoan hồng. Nếu ông Long thật sự là chim mồi, điều này cần chắc phải cần giữ kín, và việc giảm án sẽ được ngành an ninh tổ chức từ một lý do nào đó kín đáo hơn là cách để ông Long tự hô hoán lên như vậy. Đây có phải là thông điệp thứ nhất mà ông muốn nhắn với giới phản kháng rằng “hãy cẩn thận với tôi”, trong trường hợp ông không còn cách nào khác là phải thoả hiệp với an ninh Cộng sản VN vì những lý do riêng tư?
Điều thứ hai, ông Long tiết lộ rằng người ông gặp là tướng Hưởng, con cáo già nguy hiểm nhất của ngành an ninh Cộng sản VN hiện nay. Nếu ông Long là một con chim mồi thật sự, thì một kế hoạch này phải chu đáo đến mức không ai biết người nào trong chính quyền đã từng thẩm vấn hay tiếp xúc với Long. Trong các vụ trấn áp, ngay cả những tên an ninh quèn của Cộng sản VN khi bắt người cũng không để lộ tên, thì không cớ gì ông Trần, biệt danh của Hưởng, phải ra tên họ như vậy với ông Long. Việc tiết lộ tên tướng Hưởng đã từng gặp mình, có phải là cách ông Long đang đánh động với những người đang nhận thư cho phong trào Con đường Việt Nam rằng “tôi không đáng tin đâu”?
Đặc biệt, nguyên văn của ông Long khi nói về việc bàn bạc với các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung trong trại, là “Chúng tôi đã bàn những dự tính, dự định chúng tôi đã có từ trước, trước khi bị bắt”, hay nói cách nào đó, ông Long đã nhấn mạnh là không có bàn riêng về cái gì liên quan đến tên gọi Con đường Việt Nam cả.
Có cái gì đó rất bất thường từ câu chuyện của ông Lê Thăng Long. Để kết luận rõ ràng ông Long là một người như thế nào, thật không dễ. Cách làm, lý do ra tù, cũng như phát ngôn của ông đang có các chi tiết buộc người ta phải dành nhiều thời gian để kiểm chứng hơn.
Không thiếu những trường hợp các nhân vật bất đồng chính kiến đã bị o ép đến mức phải thoả hiệp ở một cách nào đó với an ninh Cộng sản VN nhằm thoát khỏi hiểm nghèo tạm thời, nhưng thâm tâm của họ vẫn là một người âm thầm đợi thời cơ. Lê Thăng Long có phải là một người như vậy không? Trong trường hợp này, với những ý kiến gọi là nghi vấn kể trên, rất mong được nhiều cao kiến góp ý thêm, hy vọng có thể chúng ta không quá vội vã, mắc mưu an ninh Cộng sản, và tự đánh mất đi một người chung tâm tư vào lúc này.
Phan Nguyễn Việt Đăng
Theo: danlambaovn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét