Pages

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Phê và tự phê – câu chuyện tào lao xuyên thế kỷ


Phê và tự phê như chuyện đạo đức – tốt – nhưng nó sẽ vô dụng trong quản lý đất nước, xã hội, nhất là quản lý nhân viên công lực, người lãnh đạo. Phê và tự phê may ra có hiệu quả ở việc quản con nít ở bậc tiểu học mà thôi. Lấy nó làm phương châm để chỉnh đốn, xây dựng Đảng, hầu mang lại cơm no áo ấm cho dân, thật không khác gì “câu chuyện tào lao”, một chuyện tào lao thế kỷ; à, mà không- xuyên thế kỷ mới đúng! Sẽ vô cùng đau đớn, nếu tương lai con cháu chúng ta sống nô lệ trong thân phận vong quốc, buồn tủi trách chúng ta – “một tổ tiên u mê”!

Dân tộc yếu hèn bắt nguồn từ việc tin vào những chuyện tào lao!
Tôi có thằng cháu, tầm 3 tuổi, hồn nhiên như tờ giấy trắng, rất đáng yêu. Tôi thường chơi, chiều chuộng, mua quà nên nó rất quấn quít. Thấy từ xa đã chạy lại, chú chú rối rít. Con nít hay nghịch bậy nên dù thương nhưng cũng rầy la, thế là cu cậu “ghét” và né tránh tôi (tất nhiên chỉ vài hôm). Thế đó, từ con nít đã có tính tự ái.
Tự ái là một thuộc tính tự nhiên của con người, lớn lên thì thêm sĩ diện. Vị thánh tổ cách mạng của chúng ta cũng đồng ý ai cũng có lòng tự trọng, tự tin, không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng, đó là cái tôi của mỗi người. Người càng tài năng, chức càng lớn, càng giàu, càng quyền lực thì cái tôi càng lớn. Diễn giả người Mỹ Dale Carnegie với trước tác kinh điển, sách gối đầu giường cho thuật xử thế -“Đắc nhân tâm” nổi danh toàn cầu cũng là vì thừa nhận cái “tôi” của con người. Nhiều người cho chủ thuyết của ông là bợ đỡ, nịnh nọt,… xin hãy vội khoan kết luận, hãy đọc hết tác phẩm để biết chủ ý của ông là gì? Thừa nhận thuộc tính tự nhiên để có giải pháp khoa học!
Sông sâu còn có máy dò, không ai lấy thước mà đo lòng người! Không có gì nguy hiểm bằng việc làm mất lòng kẻ quyền uy. Điều này đến con nít cũng biết. Hàng ngàn năm phong kiến, bao tấm gương anh dũng lời ngay ý thẳng chết thảm hoặc khốn cùng như Khuất Nguyên, Chu Văn An, Nguyễn Trãi,… mà cũng không thay đổi được vận nước.
“Thừa nhận thuộc tính tự nhiên để có giải pháp khoa học”, đó là sự vĩ đại của người Âu Châu. Tại sao phải “phê và tự phê” cho nhiêu khê? Cứ theo khoa học mà làm: tam quyền phân lập, cạnh tranh đảng phái; ngôn luận, báo chí tự do, bầu cử, ứng cử tự do, làm không nên thì lá phiếu nhẹ nhàng, êm ái cho về vườn, làm sai có luật trị, làm xấu có công luận la ó. Thật sòng phẳng, khoa học, không mắc lòng, ngó trước nhìn sau, uốn ba tất lưỡi chọn lời mà mặt mày lấm lét.
Phê và tự phê như chuyện đạo đức – tốt – nhưng nó sẽ vô dụng trong quản lý đất nước, xã hội, nhất là quản lý nhân viên công lực, người lãnh đạo. Phê và tự phê may ra có hiệu quả ở việc quản con nít ở bậc tiểu học mà thôi. Lấy nó làm phương châm để chỉnh đốn, xây dựng Đảng, hầu mang lại cơm no áo ấm cho dân, thật không khác gì “câu chuyện tào lao”, một chuyện tào lao thế kỷ; à, mà không- xuyên thế kỷ mới đúng! Sẽ vô cùng đau đớn, nếu tương lai con cháu chúng ta sống nô lệ trong thân phận vong quốc, buồn tủi trách chúng ta – “ mộttổ tiên u mê”!
Đây không chỉ là nhận định trên qui luật tự nhiên, thuộc tính sẵn có của con người mà nó còn có bài học lịch sử minh chứng hùng hồn. Ngay từ khởi thủy của đảng, câu chuyện phê và tự phê cũng chỉ là một vở kịch. Sau tai họa CCRĐ, vị thánh tổ cách mạng của chúng ta có phê và tự phê cực kỳ hùng hồn, có nước mắt tuôn rơi nhưng ít ai biết đến thân phận tiến sĩ, luật giaNguyễn Mạnh Tường bi thảm thế nào? Xin thưa rất bi thảm và nguyên nhân cũng chỉ vì “phê” ông Cụ.
Hiện đại thì có câu chuyện tiểu lâm kinh điển sau:
“Tôi nghiêm túc phê bình đồng chí chủ tịch, đề nghị đồng chí chủ tịch không được làm việc quá sức. Đồng chí làm thế rất dễ ốm làm ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng quê hương.”
Chí lý. Vỗ tay”!
Trước đó một chuyện tào lao không kém là niềm tin có “thiên đường xã hội chủ nghĩa”, nơi đó con người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, đã được đám đông cuồng vĩ tin theo, không tiếc máu xương cho nó. Hàng triệu, hàng triệu người nam thanh nữ tú đã chôn vùi tuổi thanh xuân trong rừng thiêng nước độc. Kết quả thế nào thì ai cũng rõ!
Để kết bài viết, lấy hai câu cảm thán của nhà thơ Tản Đà cách đây gần một trăn năm đã nhắn nhủ đồng bào:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên chúng nó dễ làm quan
Thông thường, không phản đối, tức là công nhận. Nếu như vậy, thì chúng ta ngu quá lợn thực hay sao? Trong công cuộc dân chủ hóa đất nước, thịnh vượng, nếu còn nhiều nỗi sợ, hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản nhưng góp phần rất lớn-lên tiếng những cái tào lao. Ngày trước nếu chúng ta đã lên tiếng chuyện tào lao này thì chắc chắn sẽ không có vở kịch tào lao tiếp theo “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tốn không biết bao nhiêu mồ hôi,nước mắt của nhân dân, điều này có lẽ là một bí mật của đảng, nhưng chắc chắn đơn vị tính là ngàn tỷ. Tôi mong muốn cộng đồng mạng chúng ta hãy bắt đầu truyền đi khẩu hiệu:
PHÊ VÀ TỰ PHÊ
CÂU CHUYỆN TÀO LAO XUYÊN THẾ KỶ
Để những kẻ kịch sĩ đang chăn dân ngồi mát ăn bát vàng ở Ba Đình biết rằng dân trí không còn u mê nữa! Liệu hồn!
Lời nhắn cho các đồng chí đảng viên còn lương tâm, đã tỉnh ngộ, nếu không dũng cảm nói được câu như đồng chí “thầy”- bí thư tỉnh Quảng Đông – Uông Dương:
Thì cũng phải đủ can đảm để nói lên những điều mà con nít còn biết là tào lao. Hãy lên tiếng, trước khi quá muộn, ngày ngồi trên bàn thờ mà hổ thẹn với con cháu, non sông là viễn cảnhchắc chắn!

Không có nhận xét nào: