TIỀM LỰC HẢI QUÂN HOA KỲ
- Với tiềm lực khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học quân sự và năng lực tài chính, quân đội Mỹ hiện đang sử dụng 11 tàu sân bay, đứng đầu thế giới về số lượng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Hải quân Mỹ triển khai lực lượng khắp nơi trên thế giới và thể hiện được sức mạnh vượt trội trên các đại dương. Trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, trong đó có 1 tàu thuộc lớp Enterprise và 10 chiếc thuộc lớp Nimitz.
1. Tàu sân bay lớp Enterprise
Lớp Enterprise hiện chỉ còn duy nhất 1 tàu đang hoạt động trong biên chế Hải quân Mỹ là tàu USS Enterprise (CVN-65), trước đây còn có tên là CVA(N)-65. Đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới theo quyết định của Quốc hội Mỹ năm 1954.
Huy hiệu tàu sân bay Enterprise
USS Enterprise được đưa vào hoạt động ngày 25.11.1967 với giá thành sản xuất lên đến 451,3 triệu USD. Hiện nay, cảng chính của tàu này là căn cứ hải quân Norfolk bang Virginia.
USS Enterprise trên Đại Tây Dương
Một số thông số kỹ thuật:
Lượng choán nước: 94.781 tấn
Chiều dài: 342m
Chiều rộng: chiều rộng mớn nước là 40,5m, chiều rộng tối đa là 78,4m
Động cơ: 8 động cơ Westinghouse A2W sử dụng năng lượng hạt nhân, 4 trục chân vịt; 4 máy phóng máy bay bằng động cơ hơi nước.
Tốc độ: 38,7 hải lý/giờ
Tầm hoạt động: Không giới hạn
Trong biên chế tối đa của USS Enterprise có 5.828 người bao gồm 3.000 người trong đội tàu (2.700 thủy thủ, 150 thuyền trưởng, 150 sỹ quan), 1.800 người trong lực lượng không quân (250 phi công, 1.550 nhân viên hỗ trợ bay). Tàu Enterprise có thể chở theo tối đa 90 máy bay.
USS Enterprise được trang bị hệ thống radar AN/SPS-48 3D và AN/SPS-49 2D, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 và Mark 36 SRBOC.
Trang bị vũ khí trên tàu bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa chống hạm Phalanx CIWS 20mm, 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-7, 2 giàn tên lửa phòng không RAM (mỗi giàn có khả năng phóng 1 loạt 21 tên lửa).
Con tàu khổng lồ này được trang bị 8 lò phản ứng hạt nhân đảm bảo năng lượng cho động cơ hoạt động liên tục trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Con tàu này lớn đến mức để đảm bảo hoạt động trên tàu cần đến 1.000km dây điện và 60km đường ống thông hơi.
Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, USS Enterprise đã từng là nơi xuất phát của các máy bay chiến đấu để không kích vào miền Bắc Việt Nam.
Dự kiến, Enterprise sẽ ngừng phục vụ trong Hải quân Mỹ vào năm 2013.
Máy bay F-14 Tomcat trên boong tàu Enterprise
Tàu Enterprise tuần tra trên vịnh Persiq hỗ trợ cho chiến dịch Con cáo sa mạc
Enterprise bên cạnh phiên bản khác của nó: Tàu Charles de Gaulle của Pháp
2. Tàu sân bay lớp Nimitz
Hiện tại, Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz gồm chiếc đầu tiên mang tên Nimitz (CVN-68) và 9 chiếc khác mang tên 7 Tổng thống và 2 nghị sỹ Mỹ là Dwight D. Eisenhower (CVN-69), Carl Vinson (CVN-70), Theodore Roosevelt (CVN-71), Abraham Lincoln (CVN-72), George Washington (CVN-73), John C. Stennis (CVN-74), Harry S. Truman (CVN-75), Ronald Reagan (CVN-76), George H.W. Bush (CVN-77).
Đặc điểm chung của các tàu sân bay lớp Nimitz là có chiều dài 333m, lượng choán nước trên 100.000 tấn. Chiều rộng ở mớn nước là 41m và chiều rộng tối đa là 77,7 đến 78,4m tùy theo từng kiểu tàu. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W để chạy 4 trục chân vịt giúp tàu có khả năng đạt vật tốc tối đa 56km/giờ và hoạt động liên tục trong vòng 20 năm không cần phải nạp nhiên liệu.
Biên chế của tàu sân bay lớp Nimitz có thể lên đến 5.680 người, trong đó thủy thủ đoàn là 3.200 người, số còn lại là phi công và nhân viên phục vụ bay. Tàu có thể mang theo 90 máy bay các loại trên boong.
Tàu sân bay lớp Nimitz thường được trang bị các hệ thống radar AN/SPS-48E 3D, AN/SPS-49(V)5 2D phòng không, AN/SPQ-9B dò mục tiêu, AN/SPN-46 điều khiển không lưu, AN/SPN-41 không lưu, AN/SPN-41 hỗ trợ hạ cánh, 4 hệ thống Mk 91 NSSM và 4 hệ thống Mk 95 dẫn đường. Nhiệm vụ tác chiến điện tử được giao cho 2 hệ thống SLQ-32A(V)4 và SLQ-25A.
Về vũ khí, các tàu thuộc lớp này thường được trang bị từ 16 đến 24 tên lửa Sea Sparrows, 3 đến 4 hệ thống tên lửa phòng không Phalanx CIWS hoặc giàn phóng tên lửa 21 nòng RIM-116.
Tàu USS Nimitz CVN-68
Tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) bắt đầu hoạt động từ ngày 3.5.1975. Nó đã phải tiếp nhiên liệu một lần tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Puget Sound và từ năm 2001, cảng chính của Nimitz là căn cứ không quân hải quân ở North Island, California.
Máy bay Rafale của Pháp hạ cánh xuống tàu USS Eisenhower trong một bài huấn luyện của liên quân.
Tàu sân bay USS Eisenhower (CVN-69) trị giá 679 triệu USD được đưa vào phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ 18.10.1977. Chiếc tàu này đã tham gia vào chiến dịch Bão táp sa mạc, tham gia vào triển khai quân ở vịnh Persiq và Ấn Độ Dương. Đầu năm 2010, USS Eisenhower đã đến Trung Đông để hỗ trợ cho Hạm đội 5 và 6 của Mỹ.
Căn cứ chính của chiếc tàu này là căn cứ hải quân Norfolk, Virginia.
Tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70
Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) được đặt theo tên một nghị sỹ bang Georgia. Bắt đầu hoạt động từ 13.3.1982, USS Carl Vinson đã từng có mặt tại Ấn Độ dương để đuổi theo tàu ngầm Charlie I của Liên Xô năm 1984 và là chiếc tàu sân bay hiện đại đầu tiên của Mỹ có mặt tại biển Bering. Ngoài ra, nó cũng tham gia hỗ trợ cho chiến dịch Bão táp sa mạc và một số hoạt động khác của Hải quân Mỹ tại vùng Vịnh.
USS Carl Vinson ở Haiti
Đầu năm 2010, USS Carl Vinson đã đến Haiti, mang theo 19 trực thăng để hỗ trợ nạn nhân của vụ động đất.
USS Theodore Roosevelt CVN-71
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) trị giá 4,5 tỷ USD (thời giá 2007) được đưa vào sử dụng ngày 25.10.1986. Hoạt động quân sự lớn đầu tiên của chiếc tàu này là tham gia vào chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991.
USS Theodore Roosevelt có một chút khác biệt so với các tàu thuộc lớp Nimitz trước đó về cấu trúc và được tăng cường bảo vệ cho kho vũ khí trên tàu.
USS Abraham Lincoln CVN-72
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72) có giá trị tương đương với USS Theodore Roosevelt, được đưa vào sử dụng ngày 11.11.1989. Đây là con tàu thứ 2 của Hải quân được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Cảng chính của con tàu này là căn cứ hải quân Everett, Washington.
USS George Washington CVN-73
Tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) là chiếc tàu đặt theo tên vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Chiếc tàu này được đưa vào hoạt động ngày 4.7.1992 với “người đỡ đầu” là cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush.
Thủy thủ tàu USS George Washington xếp hình chữ “Rất vui được gặp bạn” bằng tiếng Nhật tại Yokosuka
Căn cứ chính của USS Gerge Washington là căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản.
Tàu USS John C. Stennis
Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) được đặt theo tên thượng nghị sỹ bang Mississipi. Chiếc tàu này được đưa vào sử dụng ngày 09.12.1995. Căn cứ chính của chiếc tàu này là cảng Bremerton, Washington.
Tàu USS Harry Truman
Tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) được đặt theo tên vị Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ. Trị giá 4,5 tỷ USD, USS Harry S. Truman được đưa vào sử dụng ngày 25.7.1998. Trong năm 2010, chiếc tàu này được triển khai cho hạm đội 5 và 6 để hỗ trợ cho các hoạt động an ninh hàng hải tại khu vực kênh đào Suez.
Tàu USS Ronald Reagan
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) là chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên một vị cựu Tổng thống còn sống. Con tàu này được đích thân cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đập vỡ chai rượu trong buổi lễ hạ thủy tháng 3.2001.
Cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan
Sau đó 4 tháng, con tàu trị giá 4,5 tỷ USD bắt đầu phục vụ cho Hải quân Mỹ với căn cứ chính là căn cứ hải quân North Island, California.
Tàu USS George H.W. Bush
Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) là chiếc tàu sân bay đắt nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ. Chiếc tàu có giá 6,2 tỷ USD này được con gái của Tổng thống Bush cha – bà Dorothy Bush Koch - “đỡ đầu” và được đưa vào phục vụ ngày 10.01.2009. Đây cũng là con tàu có khả năng chở lớn nhất so với những người anh em cùng họ Nimitz – đến 98 máy bay các loại.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét