Pages

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Vinalines lỗ hay lãi?



Ụ nổi 83M
Vinalines mua ụ nổi 83M là vi phạm pháp luật, theo báo cáo của Thanh tra chính phủ trước QH.
Tổng thanh tra Chính phủ đột ngột thay đổi quan điểm khi tuyên bố Vinalines kinh doanh hiệu quả và chỉ bắt đầu lỗ từ năm 2011.
Ông Huỳnh Phong Tranh đã báo cáo trước Quốc hội chiều 7/6 về kết quả thanh tra các tập đoàn kinh doanh và tổng công ty lớn, trong đó có Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Ngày 30/5, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, Đinh La Thăng, phàn nàn với báo giới vì sao thanh tra không dùng số liệu của Bộ Tài chính để chứng minh Vinalines có lãi trong cả bốn năm.
Mới tháng trước, cơ quan thanh tra đưa tin cho truyền thông trong nước rằng Vinalines, trong thời kỳ bị thanh tra từ 2007 đến 2010, đã thua lỗ, lãng phí “hàng nghìn tỷ đồng”.

Nay Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói với Quốc hội rằng trước khó khăn, Vinalines “vẫn duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng mức độ càng về sau càng kém”.
Ông cho biết: “Năm 2007 lợi nhuận sau thuế là 934 tỷ, năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 1.272 tỷ, năm 2009 là 381 tỷ, năm 2010 chỉ có 114 tỷ”.
Ông giải thích những con số này là theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về hạch toán và rằng “theo thông tin thì năm 2011 bắt đầu lỗ”.
Chưa rõ vì sao phía thanh tra chính phủ đột nhiên thay đổi quan điểm, sau khi truyền thông trong nước, dẫn nguồn thanh tra, đã lên án “thất bại” Vinalines.
Đến ngày 22/5, Bấmtờ báo của ngành thanh tra còn loan tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đồng ý với kết luận của Thanh tra Chính phủ” về Vinalines.
Theo đó, thanh tra “đã chỉ ra hàng loạt sai phạm dẫn đến việc thua lỗ, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng của Vinalines”.
Toàn bộ tường thuật khi đó không hề đề cập lợi nhuận sau thuế của Vinalines.
Đây cũng là Bấmthông điệp chính của hầu hết các bài báo trên truyền thông trong nước thời gian qua.

"Tổng công ty hàng hải Việt Nam vẫn duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng mức độ càng về sau càng kém."
Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ
Sức ép dư luận khiến Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, hôm 30/5, phải lên báo phân giải về trách nhiệm của Bộ.
Trong đó, ông Thăng cho hay vì Bộ Tài chính “cho phép giãn khấu hao và chênh lệch tỉ giá”, nên kết quả báo cáo chứng tỏ Vinalines “trong các năm đều có lãi”.
Vị bộ trưởng phàn nàn “không hiểu sao thanh tra lại không căn cứ vào văn bản của Bộ Tài Chính để có kết luận phù hợp”.
Ba vi phạm chính
Cũng trong báo cáo với Quốc hội hôm 7/6, ông Huỳnh Phong Tranh nói đã phát hiện ba vi phạm chính của Vinalines, gồm
  • đầu tư dài hạn "dàn trải và nóng vội, chủ yếu bằng vốn vay chiếm tỷ lệ rất cao" (tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Vinalines hiện tại là 48.000 tỷ đồng, đầu tư dài hạn đã chiếm tới 82%);
  • "hiệu quả khai thác tàu thấp và quá trình quản lý, vận hành tàu phân tán và manh mún"; và
  • đầu tư cảng biển, cơ sở hạ tầng trong giai bị thanh tra cho thấy đã "không đạt kế hoạch đề ra, chậm tiến độ và phát huy hiệu quả kém".

Cựu lãnh đạo Vinalines, Dương Chí Dũng, hiện đang bị truy nã
"Vinalines vẫn duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng mức độ càng về sau càng kém, cụ thể, năm 2007 lợi nhuận sau thuế là 934 tỷ đồng, năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 1.272 tỷ đồng, năm 2009 là 381 tỷ đồng, nhưng năm 2010 chỉ có 114 tỷ đồng", ông Tranh nói.
Theo Tổng thanh tra thì tuy công tác điều tra chỉ làm đến 2010 nhưng theo thông tin mà thanh tra có được thì sang năm 2011, tổng công ty này bắt đầu lỗ và vì thế Thanh tra chính phủ kiến nghị cần cơ cấu lại Vinalines.
Vụ Vinalines bắt đầu khi xuất hiện các nghi vấn về việc việc sửa chữa ụ nổi 83M sau khi thấy có dấu hiệu tham ô tài sản trong việc sửa chữa ụ nổi này.
Quyết định khởi tố và truy bắt các lãnh đạo Vinalines liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn của Vinalines trong giai đoạn 2007-2010 chính là dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng Tư.
Trong báo cáo trước Quốc hội chiều ngày 7/6, ông Huỳnh Phong Tranh nêu rõ kết luận của cơ quan thanh tra là Vinalines đã vi phạm pháp luật khi mua ụ nổi 83M với bốn sai phạm chính:
  • toàn bộ dự án sửa chữa tàu phía Nam và ụ tàu nổi là chưa có quy hoạch dù Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo đồng ý cho làm, nhưng theo quy định là phải bổ sung quy hoạch và khi duyệt quy hoạch thì mới được triển khai.
  • mua ụ tàu nổi 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định theo Nghị định 49 của Thủ tướng Chính phủ
  • mua khi chưa có đơn vị nào cam kết tài trợ và mua với giá rất cao, lên tới 489 tỷ đồng, giá bình quân là 70% giá đóng tàu mới của thế giới, trong khi tàu đã vượt 28 tuổi.
  • thời gian kéo dài chưa đưa vào khai thác, đẩy những chi phí khác lên đến trên 24 tỷ đồng và hiện nay hàng tháng phải chi 1,6 tỷ đồng chi phí, trong khi ụ tàu chưa hoạt động.
Tổng thanh tra chính phủ đã đi đến kết luận: "Những vi phạm của TCT Hàng hải Việt Nam chúng tôi đã chuyển cơ quan điều tra để mở rộng điều tra và làm rõ thêm về ụ tàu nổi vì đã có khởi tố vụ sửa chữa tàu và bây giờ khởi tố làm rõ thêm những sai phạm trong việc mua tàu và quản lý tàu."

Không có nhận xét nào: