Pages

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

NƯỚC LÀ NGUỒN SỐNG VIỆT NAM


 Mai Thanh Truyết
Việt Nam là một nước tương đối có nhiều sông ngòi rải rác dọc theo chiều dài từ Bắc xuống Nam hơn 3.000 Km. Với số lượng trên 2.360 sông lớn nhỏ và các kinh đào, và vũ lượng trung bình hàng năm trên dưới 1500 mm… tạo dựng nên một nền nông nghiệp căn bản dư sức nuôi sống người dân và xuất cảng ra thế giới.
Sau gần 27 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 220 khu chế xuất và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn quốc, nhưng vấn đề chất thải là một nan đề của phát triển đối với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua hệ thống kiểm soát việc xử lý môi trường.
Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông Việt Nam đã tăng cường đến độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa.

Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ nhiều năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn nước ở hầu hết sông ngòi từ Bắc chí Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm, nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rửa, và nước sông được xử dụng như nước sinh hoạt gia đình, cho đến nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn, người dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông nầy nữa.
  • Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh  Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương;
  • Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, và Ninh Bình;
  • Lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận;
  • Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ĐBSCL.
Sau đây, những nơi được đề cập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của từng nơi một. Đó là:
  1. 1.      LƯU VỰC SÔNG CẦU
Đây không phải là một lưu vực có nguy cơ ô nhiễm mà là đã bị ô nhiễm hoàn toàn. Dân số sống trong lưu vực nầy chiếm khoảng trên 7 triệu người trên một diện tích độ 10 ngàn Km². Trong lưu vực nầy, ngoài khu sản xuất công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hóa chất, còn có trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ như các làng nghề tập trung.
Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 40 triệu m³/năm. Riêng khu vực Thái Nguyên thải hồi khoảng 24 triệu m³ trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium, Mangan, Chì, Thiết, Thủy Ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v....
Tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60 làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng còn có các ngành chế biến lâm sản và kỹ nghệ giấy và tái sinh giấy. Các kỹ nghệ nầy đã phát thải nhiều hóa chất hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy trắng chứa chlor là một nguy cơ ô nhiễm cao nhất, vì trong công đoạn nầy phát sinh ra dioxin, mầm mống của bịnh ung thư.
Thêm một chi tiết nữa là trong các phụ lưu của sông Cầu, hầu hết những thông số phân tích đều vượt qua tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến hơn 50 lần như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrite (NO2-). Với những thông số ghi nhận có một tên đặc biệt là DO, một thông số chỉ lượng oxy hòa tan rất thấp, nhiều khi dưới 1,0 mg/L, có nghĩa là trong lưu vực sông Cầu, lượng tôm cá hầu như không còn hiện diện nữa.
  1. 2.      LƯU VỰC SÔNG NHUỆ
Dân số trong lưu vực nầy khoảng 10 triệu người trên một diện tích 7.700 Km². Đây là một vùng có mật độ dân số cao trên 1.000 người/Km² và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng. Do đó ngoài nước thải công nghiệp, cần phải kể thêm nước thải sinh hoạt gia cư, tất cả đều đổ thẳng ra sông hồ.
Lượng nước thải sinh hoạt được ước tính là 180 triệu m³ theo thống kê 2007. Còn các nguồn nước thải của trên 120 cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng nầy trừ Hà Nội ước tính khoảng 120 triệu m³/năm.
Riêng tại Hà Nội, có 400 xí nghiệp và khoảng 11 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thải hồi trung bình 20 triệu m³/năm. Hà Tây là nơi trọng điểm của làng nghề chiếm 120 làng trên tổng số 286 làng nghề trong khu vực.
Hai hạ lưu có ô nhiễm trầm trọng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch với hàm lượng DO hầu như triệt tiêu, nghĩa là không còn điều kiện để cho tôm cá sống được, và vào mùa khô nhiều đoạn sông trên hai sông nầy chỉ là những bãi bùn nằm trơ cùng trời đất. Trong thời điểm 2010, hai nơi nầy có thể được xem như là hai bãi rác lộ thiên.
  1. 3.      LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI & SÔNG SÀIGON
Lưu vực nầy chẳng những là một vùng đông dân cư như Hà Nội, với diện tích 14.500 Km² và dân số khoảng 19 triệu, là một vùng tập trung phát triển công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước. Hàng năm sông ngòi trong lưu vực nầy tiếp nhận khoảng 50 triệu m³ nước thải công nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong thành phố Sàigon.
Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 450 triệu m³. Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung hòa là 7,0), và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào. Lưu vực nầy hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng nầy bị tàn phá kinh khủng. Nơi đây cũng là một yếu tố sống còn cho sự phát triển cho cả nước, chiếm 30% tổng sản lượng quốc dân. Phát triển công nghiệp dọc sông Thị Vải đã làm dòng sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Kết luận được ghi nhận trong một hội thảo ở Sài Gòn gần đây là có 4 khu vực bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là:
(a)    Đoạn sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước chính cho cư dân Sài Gòn,
(b)   Đoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận, địa phận của trên 20 khu chế xuất, Đoạn sông Thị Vải từ nhà máy hóa chất và bột ngọt Vedan của Đài Loan đến cảng Phú Mỹ, Và nước sông Vàm Cỏ Đông. Riêng sông Vàm Cỏ Đông, nước sông nầy đang bị acid hóa nặng. Hiện nay, lưu vực sông Đồng Nai có trên 80 khu chế xuất, khu công nghiệp. Do đó, tình trạng ô nhiễm trong những năm sắp đến sẽ trở thành câu chuyện hàng ngày của lưu vực nầy.
  1. 4.      LƯU VỰC SÔNG TIỀN GIANG & HẬU GIANG
Đây là một vùng hết sức đặc biệt và cũng là một lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39 ngàn Km² và gần 30 triệu cư dân. Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản.
Đây không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của 3 lưu vực vừa kể trên, nhưng việc khai thác nông nghiệp và thủy sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại. Đó là việc ô nhiễm hóa chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp.
Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất độc hại như DDT, nitrate, hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm organo-phosphat, nguyên nhân của những mầm bịnh ung thư đã hiện diện trong nước.  Thêm nữa, viễn ảnh nguồn nước ở lưu vực nầy bị ô nhiễm arsenic do việc đào trên 300 ngàn giếng để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một quốc nạn trong tương lai không xa.
Việc khai thác chăn nuôi thủy sản trên sông, ngoài việc làm cản trở dòng chảy của sông, việc di chuyển trên sông sẽ khó khăn thêm, mà còn là một vấn nạn môi trường không thể tránh khỏi. Từ thượng nguồn Châu Đốc, An Giang, cho đến tận Mỹ Tho, cá bè trong mùa cá vừa qua bị chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ thượng nguồn do cá chết lây lan xuống hạ lưu. Hậu quả là trên 40% lượng tâm cá bị thất thoát trong mùa 2008 (VN trong gian đoạn nầy phải nhập cảng tôm sú và cá basa của Trung Quốc và Mã Lai để thanh toán hợp đồng còn đang tồn động với các nước khác).
Ngoài ra, do việc tận dụng nguồn nước cho tưới tiêu, việc khai mở đê điều không hợp lý đã khiến cho ĐBSCL phải đối mặt với vấn đề ngập mặn do nạn hạn hán kéo dài trong khi hệ sinh thái có nguy cơ bị hủy diệt do ô nhiễm. Năm  2010, nước mặn đã vào sâu trên 120 Km trong đất liền làm tăng khả năng bị hoang hóa của đất trong vùng nầy và thiệt hại trên 200.000 mẫu lúa đang sắp sửa thu hoạch.
{#advanced_dlg.resize_image_alt}
Như thế, tương lai của những dòng sông Việt Nam sẽ trở thành những dòng sông chết và việc phát triển sẽ bị khựng lại vì môi trường không thể chấp nhận các nguồn nước thải thêm nữa. Chúng tôi nhận thấy rằng, tình trạng cho đến ngày hôm nay có thể nói là đã đến giai đoạn gần như bế tắc. Phát triển kinh tế cần phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, nếu không, kết quả tất nhiên là tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ô nhiễm ngày càng tăng thêm mà thôi. Chúng tôi thiết nghĩ Viêt Nam không còn nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nếu không nói là đã muộn rồi. Chính ông Bộ Trưởng TN&MT cũng đã kêu gọi địa phương hãy cứu lấy các con sông trước khi quá muộn, đừng để xảy ra như trường hợp của sông Đáy và sông Tô Lịch. 
  1. 5.      ĐỀ NGHỊ GÓP Ý.
Những việc cấp bách cần làm để có thể cứu vãn một phần nào tình hình trên được đề nghị như sau:
Cần phải tái phối trí kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn diện cả nước để tránh bớt áp lực của những khu vực dân cư đông đúc như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ v.v…
Trong một khu công nghiệp, cần phải điều chỉnh và tái phối trí để cho những cơ sở sản xuất có thể liên hợp với nhau như thành phẩm hay phế thải của một cơ sở nầy sẽ là nguyên liệu của một cơ sở khác, hay ngược lại. Đây mới chính là suy nghĩ đúng đắn của việc thành hình một khu công nghiệp.
Làm được hai việc trên, mới hy vọng có thể tháo gỡ được một phần nào tình trạng ô nhiễm của những dòng sông Việt Nam hiện tại. Thêm vào đó chúng ta còn phải hết sức quan tâm đến một nguồn sống rất quan trọng của Việt Nam đó là Sông Mekong.
  1. 6.      SÔNG MEKONG LÀ NGUỒN SỐNG VIỆT NAM
Sông Mékong, còn có tên là Mother Khong, khi chảy vào miền Nam Việt Nam mang tên Cửu Long, chia ra làm hai nhánh gọi là sông Tiền và sông Hậu, và chảy ra biển Đông qua 9 cửa. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Tibet) trên rặng Hymalaya dài 4.350 Km và là nơi cư trú của hàng ngàn sinh thực động vật có nguy cơ bị tiệt chủng (endangered species).
Sông Mékong là con sông được xếp vào hàng thứ 11 trên thế giới tính theo chiều dài và thứ hai về tính cách đa dạng của dòng sông. Lưu lượng của dòng chảy trung bình là 16.000 m³, dòng chảy tối đa là 39.000 m³, cũng như dòng chảy ở mùa khô là khoảng 6.000 m³ mà thôi.
Sông cũng là nguồn cung cấp chất đạm chính cho hàng trăm triệu con người sống dọc theo hai bên bờ sông. Hai nơi được đặc biệt chú ý là Hồ Tonle Sap, còn gọi là Biển Hồ và vùng Châu thổ sông Cửu Long (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, ĐBSCL). Theo National Geographic, đứng về phương diện đa dạng sinh học, sông Mekong đứng vào hàng thứ hai sau sông Amazon, với hơn 1000 chủng loại cá.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, 2013, hai vùng nầy đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn cá và lưu lượng sông ngày càng giảm dần do sự phát triển bừa bãi ở những quốc gia thượng nguồn như Trung cộng, Thái, và Lào qua việc ngăn chận, dẫn nguồn chảy của dòng sông để làm đập thủy điện hay canh tác nông nghiệp.
Chính sự phát triển bừa bãi làm đập thủy điện hay canh tác nông nghiệp tại những quốc gia nói trên là những nguyên nhân tạo ra hậu quả tai hại rất lớn cho ĐBSCL. Đó là:
  1. A.     ĐẬP THỦY ĐIỆN
Dòng Mékong chảy vào Trung cộng mang tên là Lancang (Lan Thương) trong đó có hai đập lớn là Xiaowan (4.200 MW) dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2013, Nuozhadu (5.850 MW) sẽ hoàn tất 2017. Chính hai nơi nầy sẽ là một đại họa không xa, vì phải mất hàng chục năm mới làm đầy hai hồ trên dài hàng trăm Km. Hiện tại TC có 3 đập đang sử dụng là Manwan (1996) sản xuất 1.500MW, Dachaosan (2003) 1.350 MW, Gonguoqiao (2008) với 750 MW, và vào mùa thu năm 2010, đập Jinghong với 1.750 MW sẽ bắt đầu chuyển nước vào hồ chứa. (*) Xin xem danh sách các đập đã xây dựng dọc theo dòng chính Mekong từ Bắc chí Nam với công suất trên 10 Megawatt.
Gần đây nhứt, chính phủ Cambodia vừa thông báo sẽ bắt đầu xây dựng đập Susan II này trên dòng chính Mekong trong địa phận đất nước nầy vào đầu năm 2013. Một nhánh sông khác chảy vào địa phận Thái Lan có tên là Mae Nam Khong.
(*), cũng được ngăn chận làm hồ chứa nước cho cả vùng Bắc Thái, tưới tiêu một vùng nông nghiệp rộng lớn và biến Thái Lan trở thành nước đứng đầu về xuất cảng lúa gạo trên thế giới, và Việt Nam chiếm hạng nhì.
(*) Tên Khong theo tiếng Sanskrit có nghĩa là Ganga, tức là sông Ganges (Sông Hằng) bên Ấn Độ).
Lào là một quốc gia không có nhu cầu lớn về điện năng nhưng cũng đã có hai đập do Việt Nam và Thái Lan đầu tư để cung cấp lại nguồn điện cho hai quốc gia nầy.
  1. B.      VIỆC PHÁ RỪNG
Rừng là một thảm thực vật thiên nhiên lớn nhứt và hữu hiệu nhứt trong nhiệm vụ điều hòa dòng chảy của sông Mékong. Rừng qua rễ cây và lớp đất thịt bao phủ sẽ hấp thụ và giữ nước trong mùa mưa, và trong mùa khô, nước tích trữ trong đất sau mùa mưa sẽ điều tiết và điều hòa độ ẩm của đất. Từ đó, hạn chế được mức khô cằn hạn hán trong đất vào mùa nầy. Đây là một đặc ân của thiên nhiên làm điều hòa và cung cấp nước cho hạ nguồn để ngăn chặn nước mặn xâm nhập sâu vào ĐBSCL.
Theo thống kê, trước Đệ nhị thế chiến, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam chiếm 43% tổng diện tích quốc gia, nhưng đến năm 1995, rừng chỉ còn lại 28%, nghĩa là mất trắng đi 55.000 Km². Sau đó, với sự trợ giúp của Liên hiệp quốc, việc trồng rừng mới được bắt đầu, nhưng tính đến năm 2005, tỷ lệ rừng tăng  lên đến 32%, trong đó những vùng trồng cao su, trà, càphê…vẫn được xem như việc “trồng rừng” do đó con số mới tăng.
Tuy nhiên, việc phá rừng thực sự vẫn tiếp tục gia tăng với cường độ phi mã. Tính đến năm 2005, rừng nguyên sinh (rừng già) ở Việt Nam chỉ còn 8%. Cho đến năm 2010, rừng nguyên sinh ước tính chỉ còn khoảng 6%, mặc dù Việt Nam nhận thêm nhiều ngân khoản tài trợ của LHQ để đẩy mạnh việc trồng rừng. Nói chung, người Việt vẫn đang tiếp tục phá rừng cho đến ngày nay, do đó ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả là hàng năm nước mặn tiếp tục tiến sâu vào đất liền và làm thiệt hại hàng trăm ngàn mẫu lúa, theo thống kê vào giữa tháng 4, 2010, mặc dù cao điểm của mùa khô là vào cuối tháng 5.                                
  1. C.      VIỆC XÂY DỰNG ĐÊ BAO
Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mang chính sách đê bao vào ứng dụng trong việc làm tăng diện tích trồng lúa, trong việc biến “sỏi đá thành cơm”, cho nên người dân ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả ngày hôm nay là lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và không có chu kỳ tương đối cố định như trước kia nữa. Nguyên do là khi dòng chảy từ Mékong xuống khi mùa nước bắt đầu lên cao ở Tân Châu và Châu Đốc, nước sông hoàn toàn di chuyển ra biển, đợi đến khi nước lớn hơn nữa mới bắt đầu làm làm đầy hai vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. 
  1. D.     SỰ KHAI THÁC QUÁ ĐỘ CÁC DÒNG SÔNG TRÊN THẾ GIỚI
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Trước sự gia tăng dân số toàn cầu, trước sự phát triển kỹ nghệ ồ ạt làm cho nước bị ô nhiễm và nguồn nước trên thế giới dần dần không còn trong lành như xưa.
Hiện tại và trong một tương lai không xa, các cuộc chiến tranh trên thế giới có thể do nguyên nhân từ sự xử dụng nguồn nước không công bằng giữa các quốc gia với nhau. Hãy nhìn dòng sông Colorado của Hoa Kỳ. Trong vòng hơn một trăm năm qua, do sự khai thác đập nước, con sông nầy không còn giữ được dòng chảy vào vịnh Mễ Tây Cơ, khiến một vùng đất hàng chục triệu mẫu phía nam lưu vực sông nầy, thuộc Mễ Tây Cơ vốn đã cằn cỗi lại càng khô cằn thêm. Từ năm 1997, Hoa Kỳ đã phải đền bù cho dân chúng sống tại nơi đây. Tuy nhiên còn biết bao sông ngòi khác đã và đang biến thành những tranh chấp có thể đi đến chiến tranh. Hãy kể:
  • Sông Asi, bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) chảy vào địa phận Bắc Syria. Mười năm trước đây, qua việc xây đập để phát triển nông nghiệp, vô hình chung Thổ Nhĩ Kỳ đã biến một vùng dân cư trù phú tại nơi nầy thành một nơi hầu như hoang phế.
  • Sông Euphrates và sông Tigris cũng phát nguồn từ đất nước trên, chảy qua Irak và Iran. Câu hỏi được đặt ra là nếu có một cuộc tranh cãi nào giữa Thổ và hai quốc gia trên, hai con sông nầy sẽ dự phần không nhỏ vào cuộc chiến trên.
  • Sông Hoàng Hà bên TC, cũng vì khai thác quá độ, dòng chảy không còn chảy ra biển Bắc TC nữa, và hôm nay, TC phải thiết lập một kinh đào dài 320 Km  khánh thành vào năm 2011, để dẫn nước sông Dương Tử cung cấp cho lưu vực sông nầy.
  • Sông Dương Tử. TC còn đang cho đào con kinh thứ hai cũng phát xuất từ sông Dương Tử để tiếp nước thêm, và sông Dương Tử cũng cần bù đắp vào sự thiếu hụt trên, do đó lại phải dẫn nguồn nước từ một phụ lưu của sông Mekong. Đó là sông Lamcang (Lan Thương). Rõ ràng TC là thủ phạm chính và đầu tiên làm đảo lộn dòng chảy của dòng chính sông Mekong và tạo ra tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên hơn.
  1. E.      CÒN VIỆT NAM NGÀY NAY THÌ SAO?
Với trên 2.360 nguồn sông nước, với trên 1.500 mm vũ lượng mưa hàng năm, dân tộc Việt hiện đang thiếu nước! Đó là một điều nghịch lý mà dân tộc phải chịu, và nguyên nhân của sự tạo ra nghịch lý nầy chính là đảng Cộng sản Bắc Việt.
Trong suốt tiến trình xây dựng và mở mang bờ cõi, cha ông chúng ta ngày càng mở mang, khai triển kinh rạch, đặc biệt vùng châu thổ sông Cửu Long, biến vùng đất  39.000 km² nầy thành vựa lúc cho dân tộc sinh tồn.
Ngày nay, qua sự khai thác bừa bãi, cung cách phát triển “ăn xổi ở thì”, xem thường việc cân bằng môi trường trong phát triển, đất nước Việt trở thành một vùng ô nhiễm từ Bắc chí Nam. Những dòng sông thơ mộng ngày xưa, nếu hẹp thì biến thành những bãi rác, vũng lầy; nếu rộng, thì sông không còn là nơi người dân xử dụng nguồn nước cho sinh hoạt hàng ngày.
Từ năm 1986 trở đi, Việt Nam đã mở cửa trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, Việt Nam đã có nhiều biến chuyển đáng ghi nhận như có một nguồn sinh khí mới thổi vào xã hội và người dân Việt. Tuy nhiên với những hạn chế do nhu cầu sinh tử là sự bảo đảm an toàn quyền lực của chế độ, Việt Nam trong thế mở vẫn còn tạo ra nhiều ngăn trở và khó khăn cho xã hội. Việt Nam vẫn còn dò dẫm trong tư thế của một xã hội nông nghiệp, phát triển từ từ lên xã hội công nghiệp, để rồi đang phải chịu hụt hẫng trước thế toàn cầu hóa. Thật khó thực hiện được một xã hội hài hòa bao gồm các xu hướng phát triển không đồng nhất thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau.
Một lần nữa, làm sao tránh khỏi thụt lùi trước tiến trình toàn cầu hóa trong lúc lãnh đạo Việt Nam vẫn còn giữ thái độ thù nghịch, nghi kỵ với hầu hết các quốc gia trên thế giới? Làm sao phát triển thành một xã hội công nghiệp hóa lấy căn bản nông nghiệp làm tiêu chuẩn như trường hợp Việt Nam hiện tại?
Mở nhưng vẫn đóng. Đóng trong định kiến. Đóng trong lo sợ bị đào thải. Càng đóng lại càng có nguy cơ bị đào thải sớm hơn. Hiện nay, người ta có cảm tưởng như những yếu tố sau đây là chính yếu trong sắc thái dân tộc của Việt Nam là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác đúng mức.
    1.   a.       Tiềm năng nhân lực dồi dào.
Nước nghèo, nhân công rẻ và thừa thãi, thông minh và dễ huấn luyện tay nghề. Có bàn tay sắt của nhà cầm quyền giữ gìn trật tự và sự ổn định. Thiếu luật lệ rõ ràng và tham nhũng trở thành dễ dàng cho các sự phiêu lưu mậu dịch, chỉ cần liên lạc với một số người có chức vị và có quyền lực trong đảng.
  1. b.      Đa số dân chúng sống về nghề nông với một nền công nghiệp còn thô sơ.
Từ những sắc thái đặc thù đó, người Việt Nam sống về huyền thoại nhiều hơn thực tiễn. Do đó, nếu muốn đuổi kịp cộng đồng các quốc gia trên thế giới Việt Nam cần:
  • Mở cửa để học hỏi, lựa chọn. Cái mới, cái chưa biết nào cũng có những hiểm nguy của nó. Sự tính toán dò dẫm là cần thiết, nhưng quá tính toán có khi tính già hóa non, vì để mất thời cơ.
  • Không nên tạo thêm huyền thoại. Tập cho người dân thực tiễn hơn.
  • Không ngừng phát triển sắc thái dân tộc, cái sức mạnh bên trong (nội lực), để tự tạo cho mình một thế mạnh trong sự bang giao với cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
    1.   c.       Muốn được như vậy, Việt Nam cần tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi dân tộc trong cộng đồng quốc gia tham gia vào cuộc sống chung:
  • Để mọi cá nhân, mọi đoàn thể đều có thể tự lập, tự sinh sống, không ỷ lại vào sự sáng suốt hay sức mạnh của một đảng, một nhà nước hay của một cấp lãnh đạo nào.
  • Để cho mỗi người Việt Nam tự thấy mình thực sự còn có nội lực để đóng góp tích cực và toàn diện trong mạch sống quốc gia. (“nội lực” được hiểu theo tinh thần “dân khí” của Cụ Phan Châu Trinh).
  • Để kêu gọi tận dụng nội lực trong nước để phát triển quốc gia mà không cho phép hay hạn chế người dân phát huy nội lực cho từng cá nhân thì làm sao tránh khỏi cảnh thụt lùi cho đất nước được?
Xưa vua thay Trời trị nước, tất cả đều là của vua, ngay cả sinh mạng của người dân. Minh quân hay hôn quân vô đạo là sự may nhờ rủi chịu của người dân, người dân không có tiếng nói. Một thứ nô lệ sẵn sàng chết vì ông chủ, gọi như thế là trung. Nay, thì nhân danh nhân dân mà dân không có quyền tư hữu sản xuất. Tương tự như xưa, triều đình suy nghĩ và dạy dân những gì triều đình cho là tốt nhất, thì bây giờ Đảng suy nghĩ và thông tri cho dân những gì cấp lãnh đạo nghĩ là tốt nhất. Đã đến lúc “chủ nghĩa nhân danh” phải bị đào thải, để mỗi người dân, và theo đó mỗi dân tộc tập tành nghĩ suy và hành động theo những hiểu biết và cảm xúc của mình.
  • Phải trả lại cho dân, cho những dân tộc cái quyền sống của họ. Không một ai sống thay cho bất cứ ai được. Phải  sống thật mới lớn mạnh được.
  • Sống nhờ, sống gửi, sống mà trí tuệ và tâm linh gửi cho nhà vua hay cấp lãnh đạo, sống mà trách nhiệm nửa vời, chờ đợi ơn mưa móc ở một minh quân, hay phép lạ của một huyền thoại trí tuệ tập thể.
  • Sống mà lúc nào cũng phải chạy theo cái ăn cái mặc, ngày ngày đói no không chừng, đau ốm không thuốc men... Sống như vậy là sống còi cọc, què quặt, bịnh hoạn và khuyết tật.
  • Khi người dân được trọn vẹn với cuộc sống của mình. Khi đói dám nói rằng mình đói, khi thất học dám nhận mình thất học.
  • Khi không còn sợ hãi nói cái mình thật sự cảm nghĩ, nói chung khi mà kinh nghiệm được rằng mình có những quyền hạn bất khả xâm, được luật pháp và cơ quan thẩm quyền bảo vệ.
Khi ấy (điều kiện cần) có nhiều khả năng con người dấn thân trọn vẹn với cộng đồng của mình, làm hết sức mình cho chính mình và cho cộng đồng thì đương nhiên dân giàu và theo đó nước mạnh. Người đại diện cho quốc gia, cho dân tộc nhờ vậy mà có cái thế mạnh trong bang giao quốc tế.
Đưa nửa triệu người làm mồi cho biển cả, giam một triệu người vào các trại cải tạo, để một triệu người tăng cường nhân lực cho các nước giàu có, (hầu hết nhân lực trên đều trong tuổi lao động, sản xuất tốt nhất, hiệu quả nhất) là một biện pháp tốt để đổi lấy một sự yên ổn cho ĐẢNG CSVN, nhưng là một biện pháp đã làm thui chột hay què quặt quốc gia. Tương tự, thắng trận ghi công là một điều thường tình, nhưng kỳ thị người tại chỗ, áp dụng chính sách “tru di tam tộc” (đời cha, đời con, và đời cháu không được học quá tiểu học) của thời quân chủ chuyên chế, là đặt phân nửa đất nước ra khỏi sự tham gia đóng góp việc chung.
Có một đảng mạnh, có kỷ luật, có những cán bộ tiên phong, có một quá trình thử thách nhiều thập niên, có trên 3,2 triệu đảng viên là một điều tốt. Nhưng biến số đảng viên ấy thành một số quan lại của một triều đình vua và chúa, đứng ngoài luật pháp, tham ô và lạm quyền, nhất nhất một chiều, là thui chột ý chí và lòng phấn đấu vươn lên của mọi tầng lớp dân chúng.
Cả nước chỉ có hơn ba triệu người có quyền dám nghĩ, nhưng chỉ một thiểu số trên đây có quyền dám nói; và trong ba triệu người nầy, đa số vì miếng đỉnh chung, vì sự tiến thân và an ninh của mình và gia đình đã trở thành a dua, nương thời, nương lúc, nên cũng không dám nghĩ, không cần nghĩ và nói xuôi chiều cho khỏe thân. Chỉ còn lại một thiểu số ít ỏi, 1200 đại biểu, 160 ủy viên trung ương đảng và 14 ủy viên bộ chính trị, dầu có thông minh tuyệt đỉnh, dầu có trí tuệ tuyệt vời, thì đương nhiên quốc gia phải èo uột. Nhìn vào các dân tộc khác trên thế giới, chúng ta không thể tìm ra một quốc gia nào có nền văn hóa hàm chứa những giá trị hoàn toàn khác biệt. Vì lý do đó, những giá trị về nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người trên toàn cầu đều phải được tôn trọng triệt để. Dĩ nhiên, sẽ không có trường hợp ngoại lệ cho Việt Nam.
Thật khó biện minh trước thế giới khi Việt Nam công bố: “Việt nam có những giá trị và bảo vệ nhân quyền đặc thù theo cung cách Việt Nam. Việc áp đặt quyền làm người theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc là xâm phạm vào chủ quyền Việt Nam.” Với cách nhìn như trên, chính sách mở của Việt Nam vẫn còn dựa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên lãnh đạo Việt Nam vẫn còn cổ súy chủ nghĩa dân tộc cực đoan để duy trì quyền lực và không dám mở thực sự vì sợ sẽ bị phô bày cho thế giới rõ những sự lạc hậu và lầm lạc của họ trong việc phát triển quốc gia.
Từ đây, với mặc cảm tự ty đối với thế giới bên ngoài, dân tộc Việt Nam vốn dĩ đã bị dồn ép từ lâu, sẽ vùng dậy và lần lần rập khuôn theo những quốc gia nhân bản, dân chủ và tiến bộ khi được hé mở từ từ. Từ đó tiến trình chủ nghĩa dân tộc “cách ly” trước đây đã biến thành chủ nghĩa “chạy theo ngoại bang” mà chính quyền hiện tại khó kiểm soát nổi, và ngoại bang nơi đây, rõ ràng là đàn anh nước lớn Trung Cộng. 
  1. F.       TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
Từ những nhận xét trên, Việt Nam trước tiến trình toàn cầu hóa, và để hy vọng thoát khỏi thụt lùi, cần phải thực hiện một chính sách mở “chân chính” chứ không thể tự ru ngủ trên những ngôn từ hoa mỹ ghi trong các kế hoạch phát triển quốc gia không tưởng. Do đó, toàn cầu hóa là một thực tiễn, và là một nét đặc thù của thời đại. Đó là một tiến trình càng ngày càng nhanh, trừ phi có một thiên tai vô cùng lớn, như các máy điện toán bị phá vỡ, các vệ tinh ngưng hoạt động, máy bay không cất cánh, cầu lộ sụp đổ, xe cộ tàu bè không xăng nhớt...
Có thể quan niệm toàn cầu hóa như một “salad bowl”, trong đó mỗi quốc gia đều giữ những nét đặc thù của mình, mỗi dân tộc đều được tôn trọng đúng mức. Đúng mức ít nhất là trong cái nghĩa tương xứng với vị thế và giá trị tương quan của nó. Trong cái “salad bowl” ấy, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia phải tự làm giàu chính mình: giàu văn hóa, giàu nhân lực, giàu sản phẩm, giàu tình người, để có một vị thế tương xứng.
Vai trò của nhà lãnh đạo quốc gia không là chiếm hữu quyền lực, có quyền sinh sát sinh linh, nhất hô bá ứng, mà là làm cho người người, nhà nhà tham gia vào việc làm giàu cho họ, cho gia đình họ, cho dân tộc họ, và cho quốc gia họ, làm cho quyền lợi của họ mật thiết với quyền lợi của dân tộc hay quốc gia.
Toàn cầu hóa sau cùng là sắc thái quốc gia, sắc thái dân tộc. Toàn cầu hóa cũng ngầm hiểu một sự quân bình trong mối bang giao quốc tế, cần thiết cho một hài hòa tương đối trong giao lưu văn hóa, mậu dịch. Toàn cầu hóa cũng khẳng định lại mối quan hệ giữa lãnh đạo và quần chúng, làm sao cho mọi cá thể đều có cơ hội dấn thân và sống toàn diện của mỗi người con Việt trong cộng đồng dân tộc.
Như thế chắc chắn không phải là một dạng dân chủ tập trung, theo lối xã hội chủ nghĩa, mà là một tính dân chủ thực tiễn, trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Tóm lại, từ ngày xưa, chủ nghĩa dân tộc đã một thời thúc đẩy sự phát triển quốc gia. Nhưng ngày nay, cung cách suy nghĩ mới của phát triển đã vượt qua rào cản của ranh giới quốc gia và ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới. Bây giờ và tương lai cần phải có một sự phát triển hài hòa chung cho cả nhân loại.
THAY LỜI KẾT
Ngoài lãnh thổ do tổ tiên để lại, nguồn sinh mệnh chính của dân tộc Việt rõ ràng là những dòng sông chảy dài từ Bắc chí Nam, và vùng biển Đông bao bọc, cho đến khi Cộng sản Bắc Việt chiếm trọn miền Nam năm 1975. Tuy nhiên nhu cầu sống còn của đảng CS Việt Nam, Bắc Việt cố tình làm thái thú cho đàn anh nước lớn Trung Cộng, bọn này đang dùng sự quản lý của họ để làm cho đất nước của chúng ta ngày càng kiệt quệ. Nay, trước sự tồn vong của dân tộc, chúng ta, người Việt quốc nội và hải ngoại cần nhận thức rõ đâu là đại họa “cõng rắn cằn gà nhà” của thái thú Bắc Việt.
Thế giới ngày hôm nay là thế giới của toàn cầu hóa, thế giới của cộng sinh, một thế giới tuy đa cực và đối cực. Tuy nhiên, không vì một chủ thuyết ngoại lai đã bị đào thải, không vì tham vọng quyền lực mà đảng cộng sản Bắc Việt phải cam tâm đem bán tổ quốc cho TC, biến Việt Nam thành một tỉnh bang của Tàu. Mọi người Việt nếu còn tấm lòng Việt cần phải thức tỉnh và cùng nhau tìm một sinh lộ mới cho dân tộc. Có được như vậy chúng ta mới hy vọng loại trừ được cơ chế của một đảng đã và đang đem Đất và Nước vào cơn hồng thủy ngày hôm nay.
Xin nhớ, ngày xưa, chính nhờ bản sắc dân tộc của cha ông Việt và đã từng là điểm hội tụ và kết nối toàn dân trước bao sự xâm lăng & đô hộ của giặc Tàu; ngày nay, những người con Việt chắc chắn sẽ nối bước cha ông bảo vệ ngôi nhà Việt Nam trước tiến trình Hán hóa của TC. Muốn làm được như vậy, chúng ta cần phải loại trừ nguyên nhân tạo ra đại nạn trên, đó chính là Cộng sản Bắc Việt.
Trong ý nghĩ đó, nhứt định Cộng sản Việt Nam phải chấm dứt, cơ chế cộng sản và bất cứ hình thức chuyên chính vô sản nào sẽ phải biến mất trên Đất và Nước của người con Việt. Sẽ không còn một ngoại lệ nào khác cho Cộng sản Việt Nam.
Mai Thanh Truyết 
Kỷ niệm trận chiến Hoàng Sa 19/1/1974

Phụ Bản.
Danh sách các đập đã xây dựng dọc theo dòng chính Mekong
từ Bắc chí Nam với công suất trên 10 Megawatt.

PHỤ BẢN DANH SÁCH CÁC ĐẬP
Xây Dựng Dọc Theo Dòng Chính Mekong Từ Bắc Chí Nam
Với Công Suất Trên 10 Megawatt
PROJECT 
COUNTRY
River
APPX LOCATION
Commission
  Installed   Capacity (mw)
Height (m)
Crest Length (m)
Active Storage (million m3)
MAX Reservoir Area (km2)
  1. 1.     CHINA



CHN


Mekong



   2003

1,350

118

481

367

826
Gongguoqiao
CHN
Mekong
   2008
750
130
356
120
343
CHN
Mekong
   2010
1,750
108
705.5
249
510
Manwan
CHN
Mekong
   1992
1,550
136
418
257
415

  1. 2.     LAOS




LAO



Houayho
Xekong





   1999


150


79


620


37
Nam Leuk
LAO
Nam Leuk
Nam Ngum
   2000
60
45
800
185
Nam Lik 2
LAO
Nam Lik
   100
103
328
8.26
24.4
LAO
   1971
148.7
75
468
7,000
370
Nam Ngum 2
LAO
   2011
615
181
421
2,970
122.2
LAO
Xe Bangfai
   2010
1,075
48
325
3,680
450
Theun-Hinboun
LAO
Nam Hinboun
   1998
210
20
15.5034

Xeset 1

LAO

Xeset

  1994
45
0.5
Xeset 2
LAO
Xeset
Saravan Province, Lao PDR
   2009
76

20

VIETNAM

Buon Kuop


VN


Sre Pok








   2009





280






37
Buon Tua Sra
VN
Se San
Kroong Po Ko
   2009
86


Dray Hinh 1

VN


Sre Pok


 Dak Lak Province, Viet Nam
  

   1990

12

Dray Hinh 2

VN

Sre Pok

   2007

16
Plei Krong
VN
Se San
Kroong Po Ko

  
   2008

100

65

745

162

80
Sesan 3
VN
Sesan
   2006
79
164
6.4
Sesan 3A
VN
Sesan
   2007
96
Sesan 4
VN
Sesan
   2009
360
60
54
Sre Pok 3
VN
Sre Pok
   2009
220
52.5
VN
Sesan
   2001
720
65
1,460
1,037
64.5
THAILAND


THL

Nam Phrom




   1972

40

70

700

188

31
THL
Mun
   1994
136
17
300
THL
Lam Dom Noi
   1971
36
42
940
1967
288
THL
Nam Pong
   1966
25.2
35.1
885
2,263
410
THL
Huay Kaosan
   1994
17
207
THL
Lam Phra Phloeng


   1967
11
145
THL
Lam Ta Khong
   2002
500
40.3
251
291
1,430

Không có nhận xét nào: