Pages

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Việt Nam nhìn từ bên ngoài


 1. XÃ HỘI VIỆT NAM
Trước khi đi vào việc tìm hiểu Xã Hội Việt Nam ngày nay, thiết tưởng chúng ta nên đọc lại định nghĩa của chữ Xã Hội. Tiếng Latin có chữ societas, nghĩa là sự giao thiệp thân thiện với người khác. Socius có nghĩa là bạn bè, cùng tần số, cùng tư tưởng,cùng chí hướng, đồng hội, đồng thuyền. Tiếng Pháp có chữ société, tiếng Anh, society cũng từ đó mà ra.Một Xã Hội được hình thành bởi những phần tử , những cá nhân tụ họp với nhau. Theo nghĩa hẹp, nó là các hội đoàn, các công ty. Theo nghĩa rộng, nó bao gồm tất cả các nhóm nhỏ, các tổ chức. Đó là một môi trường chung gom hết các cá nhân lại với nhau trong cuộc sống, kể từ khi mới sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời. Và vì trên thế giới, có nhiều dân tộc khác nhau, tư tường khác nhau, thể chế chính trị khác nhau, nên mỗi quốc gia có một xã hội riêng, như xã hội Mỹ, xã hội Anh, xã hội Việt Nam v.v…

Xã hội hiểu theo chúng ta chỉ là tổng hợp những cá nhân trong một khu vực.
Những nhận xét sau này là dành cho khu vực nước Việt Nam ngày nay và những người dân Việt đang sống trên mảnh đất hình chữ S.
Nhận xét đầu tiên là cái mà người ta gọi là Xã Hội hay, nói theo Việt Cộng, Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn chưởi cha cái ý nghĩa cao đẹp của chữ société (Giao thiệp thân thiện).
Đơn vị nhỏ nhất của Xã Hội là gia đình, gồm có cha mẹ, anh, chị em.
Tại Việt Nam ngày nay, cảnh con cái lường gạt cha mẹ, anh chị em lừa đảo nhau, đâm chém nhau vì tiền bạc xẩy ra như cơm bữa. Một bà mẹ vì may mắn sau 1975, sang được Mỹ và sau nhiều năm lao động cực khổ, về già, chắt chiu từng đồng bạc tiền già, đem về Việt Nam giao cho thằng con trai còn kẹt lại với tiểu gia đình của nó, để nó đứng tên mua một căn nhà, hòng khi sau này hữu sự, bà có thể trở về nước an hưởng tuổi già. Được ít năm, thằng con bán ngay căn nhà lấy tiền tiêu xài phí phạm cho vợ con nó. Bà già mất hết vì không được đứng tên trên văn tự chủ quyền căn nhà. Đây chỉ là một trong những chuyện đọc được, ngoài ra, cháu lừa chú bác, em lừa anh chị, ở Sài Gòn, ở Nha Trang, ở Cần Thơ, ai trong chúng ta không nghe kể những chuyện tương tự. Lỗi cũng là do lòng tham, người Việt hải ngoại nghĩ là có thể đầu tư vào các khách sạn, các quán ăn , nào hay hoạ không đến tự bên ngoài, mà ở ngay trong gia đình mình. Lỗi là do bây giờ, tại Việt Nam, cả nước nói dối.
 Ngoài ra, vì cuộc sống khó khăn, không thiếu những cha mẹ nhẫn tâm chọc mù mắt, bẻ gẫy chân tay, biến các đứa con của mình thành kẻ tàn tật, để đi ăn xin nuôi sống cả gia đình. Tại các miền thôn quê nghèo khổ, như ở Phụng Hiệp, 70% các gia đình ở đây có con gái được gả bán cho người Đại Hàn, lấy tiền trả nợ cho cha, như một thứ nô lệ tình dục, dã man hơn thời thế kỷ 17, 18, khi người da đen bị bán sang Mỹ Châu.Sự thực ngờ ngờ trước mắt, nhưng chính quyền làm ngơ, gia đình cũng làm ngơ cho các cô gái Việt Nam bé nhỏ, tội nghiệp bước chân vào các địa ngục trần gian.Sau gia đình, là trường học.
Trước đây, tại các nước Á Châu, thấm nhuần Khổng, Mạnh, ông thầy nhiều khi được tôn trọng hơn cả người cha. Nay thì việc giáo dục được đặt trên tiền bạc. Học trò muốn được dạy cho tử tế, phải có tiền theo học các lớp ôn luyện mà thầy giáo tổ chức tại tư gia của mình. Không có tiền thì phải chịu ngu dốt. Để được có tiền, học sinh nữ, nhà nghèo, nhiều khi phải bán dâm, cho cả ngay các thầy hiệu trưởng. Việc vỡ lở, thay vì được cứu giúp, lại phải vào ngồi tù. Bằng cấp thì cũng được mua bằng tiền, nạn bằng giả, làm luận án tiến sỹ dùm, lan tràn. Số các người có bằng tiến sỹ nhiều như lợn con, khiến cho khi nghe ông này, bà nọ có bằng tiến sỹ, người ta ôm bụng cười, vì Tiến Sỹ của một đại học ma bên Mỹ, mà không dặn nổi một câu tiếng Anh làm thuốc.
Sau nghề thầy giáo, một nghề khác thường được xã hội Việt Nam nể trọng là nghề Thầy thuốc. chúng ta hãy thử nhìn xem các vị lương y ngày nay có còn được người dân coi như từ mẫu như trước nữa hay không. Câu trả lời là hỡi ôi, các ông thầy thuốc hiện nay trong xã hội Việt Nam chỉ còn là những cái máy làm tiền. Người viết có một ông bạn bán nhà bán cửa ở Canada về mua nhà và có ý muốn về VN sống đến già. Ông ta khỏe mạnh, khá khôn ngoan để không xa vào các bẫy tình của các cô gái trong nước. Với số tiền hưu bổng của Canada, ông sống thoải mái. Ông sung sướng viết thư về Canada cho bạn bè, rủ về Việt Nam chơi, ở nhà ông, muốn gì cũng có. Cho đến một hôm….ông bị lên cơn đau bụng bất ngờ. Chở vào nhà thương, người ta bắt ông phải đóng tiền trước mới được điều trị. Ông không chuẩn bị, nên không có nhiều tiền trong túi. Họ điều trị ông được 1 ngày, rồi cho ông biết số tiền ông đóng đã hết, muốn được tiếp tục điều trị thì phải đóng tiền tiếp, nếu không, thì ngưng. Nhằm ngày cuối tuần, nhà băng không mở, ông không biết soay trở ra sao, mượn mãi mới được một số tiền, nên được điều trị tiếp. Rồi sau đó, ông cứ phải rút tiền, đóng tiền nhiều lần, hễ có tiền, thì được điều trị, hết tiền thì thôi. Bác sỹ thì hình như cứ muốn kéo dài việc điều trị. Sau lần bị bịnh bất ngờ đó, tốn bộn tiền, ông hoảng quá chuồn về Canada, từ đó không thấy nói gì đến việc về VN sống nữa. Mới đây, ca sỹ Duy Quang cũng đã chạy từ VN về Mỹ để được điều trị cơn bệnh nặng, chắc cũng lâm vào một hoàn cảnh tương tự. Còn dân nghèo VN, nếu bị bịnh, không có tiền đóng cho nhà thương, cho bác sỹ, thì chết cũng chẳng ai thương. Đọc trên internet, thấy có ông chồng, vợ sanh khó, không có tiền, tự ý lấy dao rạch bụng vợ, lại có ông bị sạn thận đau quá, tự giải phẫu cho mình để lấy sạn ra, không biết có thực hay không.

Trên đây, chỉ là lược qua xã hội VN hiện tại, qua các ông cha , ông thầy giáo và ông thầy thuốc. Bây giờ ở Việt Nam không có vua như ngày xưa, nhưng thay vào đó là các ông cán bộ, từ nhỏ như các ông công an ngoài đường phố, đến các ông lớn như Thủ Trưởng, Thủ Tướng… vân vân.Sau đây là một đoạn nhỏ nói về xã hội Việt Nam đọc trên Đàn Chim Việt :
Nhìn bề ngoài có vẻ như một đất nước phát triển, giầu mạnh với hình ảnh những khách sạn, nhà nhiều tầng cao ngất, xe cộ tấp nập, những ngôi biệt thự sang trọng, những xe du lịch nhập cảng bóng lộn của nhà giàu… nhưng thực chất chỉ là sự phồn thịnh giả tạo, người dân gọi đó là nền kinh tế “bong bóng, một nền kinh tế thùng rỗng kêu to.
Phân biệt giàu nghèo ngày càng rõ nét, những người có ưu quyền đặc lợi, cụ thể là các doanh nhân, tư sản, đảng viên… sống vương giả hơn giai cấp quý tộc ngày xưa bội phần… người nghèo ngày càng tăng, không có công ăn việc làm… dân đen tìm việc, kiếm miếng cơm manh áo vô cùng khó khăn dù những việc mà đồng lương chỉ đủ bỏ vào mồm…
…Người làm nông ngày càng khó khăn vì ruộng đất canh tác ngày càng thu hẹp do các dự án nhà nước…
…Giai cấp công nhân thành phố nói chung lương không đủ sống, những người nghèo từ Bắc kéo nhau vào Nam làm công nhân cho các xí nghiệp, hãng đầu tư bị bóc lột xương tủy, họ lâm vào tình trạng một cổ hai tròng: chủ Việt Nam, Tư Bản nước ngài cấu kết bóc lột tàn nhẫn…
…..Cuộc sốnh khó khăn khiến tệ đoan xã hội ngày càng tăng, cướp của giết người lộng hành nhất là tại Miền Bắc, băng đảng thanh toán chém giết nhau, đạo đức luân lý xuống thấp tới mức tồi tệ, con người không còn nhân phẩm…

Nạn cướp giật lộng hành đến nỗi nhà nước không còn đủ sức để trừng trị. Nhà văn Văn Quang thở dài não nuột : “Thôi thì đành chung sống với cướp”.Nói về sự xuống thấp của luân lý, đạo đức, thiết tưởng nên nhắc lại ở đây chuyện các phụ nữ Việt Nam làm giàu được nhờ tham nhũng, móc ngoặc, hay gian lận trong việc mua bán, mỗi tối ra các công trường bỏ tiền ra mua các tên “đĩ đực” để làm tình, nhiều khi một bà qua đêm với hai ba tên đĩ đực, kiếm được ở các công viên. .
Các nhà tu hành cũng bị thoái hóa trong việc xuống thấp của đạo đức này. Nói đúng ra, nhiều nhà sư chỉ được gọi là sư vì đầu trọc và khoác áo cà sa. Nhưng thực ra đó chỉ là bọn sư giả, cán bộ trá hình. Tu hành gì mà để Mr Đàm “khóa môi”, tu hành gì mà đi nghe Đại Nhạc Hội ???
 Mà không hiểu sao lại có cái động từ “khóa môi” ??? Thực từ nhỏ tới lớn, mới được nghe chữ này lần đầu tiên.  Trong khi bọn nhà giàu mới ăn chơi mọi rợ như vậy, thì các cô thôn nữ ở các quê nghèo, ngoài Bắc cũng như trong Nam, phải bán thân sang Hàn Quốc, để có tiền giúp đỡ gia đình. Mới đây, một phụ nữ Việt Nam tuyệt vọng đến nỗi giết 2 đứa con rồi tự tử tại Đại Hàn, thật là một thảm cảnh chưa từng xẩy ra, cho dù dưới thời Pháp thuộc.  Một người Việt Nam viết trên diễn đàn điện tử : ….Muốn thấy rõ bộ mặt của Xã Hội Việt Nam ngày nay, hãy thử đọc báo hàng ngày trong nước xem sao: chạy trường, chạy lớp, rao bán bằng cấp công khai, hoa hậu chân dài bán dâm cho cán bộ bự và đại gia, đâm chém giết người khắp mọi nơi, luật sư bị tạt acid trả thù….Bên cạnh dân chơi ăn tô phở bạc triệu thì có nơi trẻ con đu dây qua sông đi học…..
Quả đúng như vậy. Bản thân tôi, mỗi khi vào trang chủ của Yahoo Việt Nam, thì chỉ thấy toàn chuyện Sex, chuyện dâm dục, chuyện đại gia, chuyện cướp giật.  Nói vắn tắt, Xã Hội Việt Nam ngày nay :  – Là một Xã Hội đầy dối trá, lừa bịp. Gần như cả nước nói dối, người này thấy người kia nói dối thì nói dối theo, nói dối một cách rất thoải mái, rất “vô tư”, không còn cho việc gian dối là xấu xa. Mới đây, trong một tiệm ăn, người viết nghe ở bàn bên cạnh, 2 người Việt nói với nhau bằng “giọng lạ”, nên biết rằng họ được đào tạo từ XHCN. Một người kể chuyện cho người kia là hôm trước, cả bọn gần 30 người đưa nhau đi ăn buffet (họ gọi là bao bụng), lấy quá nhiều, ăn không hết, mà luật của nhà hàng là nếu lấy dư, còn để lại đồ ăn trên bàn, là phải phạt tiền. Thế là cả bọn lấy giấy, gói thức ăn thừa, cho vào túi, rồi vào toilette giật cho trôi đi. Nghe họ kể chuyện lại cho nhau nghe, cười hô hô, coi như người mình khôn ngoan, thấy mà buồn chán cho cái văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa nó làm cho con người xuống thấp đến cỡ nào.- Là một Xã Hội “đểu cáng đã lên ngôi” !! Một đảng cướp cai trị người dân lành
- Là một Xã Hội lạm quyền, tham nhũng, thối nát. Cán bộ đứng trên Pháp Luật, được Nhà Nước bao che.
- Là một Xã Hội chỉ coi trọng đồng tiền, văn hóa, đạo đức suy đồi, thuần phong mỹ tục bị bôi xóa,
Nói tóm lại, đây là một Xã Hội chưởi cha vào hai chữ “Xã Hội”, theo như định nghĩa đã nói ở trên.
2. KINH TẾ VIỆT NAM
Kinh tế lấy từ chữ “kinh bang tế thế”. Kinh bang là trị nước, tế thế là giúp đời. Mục đích của kinh tế là làm cho dân giàu nước mạnh. Kinh tế học là môn khoa học dựa trên định luật nhân quả, xử dụng toán thống kê và toán sát xuất để tìm hiểu sự liên hệ giữa nhân quả và đo lường kết quả. Y như y học, kinh tế gia thường làm việc qua 4 giai đoạn từ quan sát tổng quát đến định bệnh, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp trị liệu.
2.1 Tổng Quát
VN là một thành viên của tổ chức Đông Nam Á (ASEAN) gồm có 10 quốc gia là Thái Lan, Cao Miên, Lào, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Miến Điện, Brunei, VN và Tân Gia Ba.
- VN có diện tích lớn đứng hàng thứ tư sau Nam Dương, Miến Điện và Thái Lan.
- VN có đông dân đứng hàng thứ hai sau Nam Dương.
- Phía đông VN nhìn ra biển có nhiều hải sản, dầu hỏa, hải cảng, ăn thông ra Biển Đông và Thái Bình Dương.
- Phía tây có núi rừng, nhiều thú lạ, gổ và đất quý
- Phía bắc có nhiều mỏ và phía nam có ruộng lúa phì nhiêu.
Nhìn chung, VN phải là quốc gia đứng đầu về kinh tế trong vùng ĐNÁ, tuy nhiên, theo các chỉ số hiện nay thì kinh tế VN vẫn còn có nhiều yếu kém như:
- Kinh tế VN tăng trưởng 10%/năm khi mới bắt đầu “đổi mới” vào cuối thập niên 80, nhưng giảm dần chỉ còn lại 5%/năm (1) cho đến ngày hôm nay ; đó là chưa kể thời kỳ “bao cấp” (kinh tế cộng sản) sau 75 nên VN có nạn đói.
- Tổng số lượng quốc gia VN trên mỗi đầu người đứng gần cuối sổ chỉ hơn Lào, Cao Miên và Miến Điện, nhưng lại thua xa các quốc gia khác trong vùng ĐNÁ.
- Mặc dù VN đông dân, nhưng tổng số tiền hối suất VN chỉ bằng $183/người so với nợ nước ngoài của VN trên $400/người tức là tiền nợ cao hơn gấp đôi tiền hối suất (2).
- VN nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, tiêu thụ nhiều hơn sản xuất nên nợ càng ngày càng cao mặc dù VN có hơn $10 tỷ mỹ kim do Việt Kiều hải ngoại gởi về VN mỗi năm, cộng thêm các loại tiền du hý, từ thiện v.v… theo NQ 36 CSVN.
- VN xử dụng nhiều điện sau Thái Lan và Nam Dương, nhưng mức sản xuất trên mỗi đầu người VN vẫn còn kém xa so với các quốc gia trong vùng trên mỗi đầu người (3) tức là CSVN tiêu xài điện phí phạm.
- Lạm phát VN cao với 2 con số khoảng 25%, mặc dù ngày nay lạm phát có phần thuyên giảm (và bắt đầu gia tăng trở lại) nên rất cao so với sự tăng trưởng của nền kinh tế VN, tức là kinh tế VN đi thụt lùi.
- Theo bản phúc trình của tổ chức “phóng viên không biên giới” năm 2011-12, VN đứng cuối sổ về “tự do báo chí” tại ĐNÁ hay đứng hạng thứ 172 trên thế giới so với Miến Điện hạng thứ 169 (4) (mặc dù Miến Điện theo chế độ độc tài quân phiệt trước đây).
- 90% kinh tế VN nằm trong tay các tập đoàn công do đảng CSVN quản lý, 10% nằm trong tay tư nhân.
- VN bắt chước theo TC “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tức là áp dụng kinh tế “tư bản cổ điển” bóc lột thợ thuyền và kinh tế “độc tài cộng sản” cướp đất của người dân (5).
Tóm lại, VN có tài nguyên thiên nhiên cân bằng, đầy triển vọng phát triển, nhưng thực tế, kinh tế VN rất yếu kém vì chính sách độc tài nên kém sáng tạo, chuyên in ấn lậu và sản xuất hàng kém chất lượng, mức tăng trưởng kém, lạm phát cao, nợ nhiều, đầu tư ngoại quốc thấp, nhập cảng nhiều hơn xuất cảng v.v.
2.2 Định Bệnh
Đảng CSVN họp khẩn cấp trong 15 ngày kể từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 10, năm 2012 nhằm tìm kiếm giải pháp đối phó với các căn bệnh kinh tế trầm trọng có thể đưa tới sự phá sản của nền kinh tế VN. Đó là:
- Ngân hàng VN sắp bị phá sản vì nợ xấu quá cao trên 30% (6), nghĩa là nếu ngân hàng VN cho vay $100 tỷ mỹ kim thì mất hết $30 tỷ mỹ kim vì người vay không có tiền để trả nợ.
- 90% kinh tế VN nằm trong tay “tập đoàn công”, xí nghiệp công do CSVN nắm mà trên 75% các xí nghiệp công đã và đang bị phá sản vì không có tiền trả nợ đã vay của ngân hàng, của dân chúng trong nước và nước ngoài.
- 10% kinh tế VN trong tay xí nghiệp tư, nhưng các xí nghiệp tư cũng đang trên đường phá sản vì tiền lời cao (do ngân hàng không cho vay) và giá nguyên liệu cao do lạm phát và đồng tiền VN mất giá.
- Thợ thuyền thất nghiệp gia tăng, đời sống khó khăn vì không có bảo hiểm thất nghiệp, y tế, giáo dục, vật giá cao và đầu tư ngoại quốc giảm (vì CSVN thiếu chữ tín và Miến Điện bắt đầu theo thể chế dân chủ thu hút đầu tư ngoại quốc).
- Ruộng lúa khai khẩn nuôi dân càng ngày càng co cụm lại vì nhà nước lấy đất của nông dân cho công ty ngoại quốc mướn hay dâng cho tập đoàn công nên dân oan khiếu kiện càng ngày càng đông và sông Cửu Long bị khô cằn vì TC xây đập trên thượng nguồn.
Tóm lại, sự phá sản của các ngân hàng và xí nghiệp công (tập đoàn) như Vinaxin, Vinalines, Vinachem v.v lên đến cả trăm tỷ mỹ kim, cộng thêm người dân trong nước không còn tin vào tiền tệ nên mới có vấn đề người dân chỉ buôn bán, làm ăn trả bằng tiền mỹ kim hay vàng; thay vì đồng tiền Hồ vừa mất giá, vừa không có giá trị trong nước và hải ngoại.
 Tin tức cho biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ in thêm tiền để phá giá tiền Hồ (cướp tiền); đồng thời, ông cướp luôn vàng của dân qua hình thức cấm dân lưu hành vàng trong nước (nếu vàng không có dấu ấn của nhà nước). CSVN dành độc quyền phát hành vàng (có dấu ấn) và mua vàng của dân với giá rẽ để đóng dấu lên. 2.3 Nguyên Nhân
CSVN thành lập tổ chức công (tập đoàn) như Vinaxin, Vinalines, Vinachem v.v độc quyền khai thác, buôn bán các lãnh vực kinh tế quan trọng (key industries) tại VN. CSVN cho các tổ chức công được ưu đải vay ngân hàng với lãi suất thấp hay phát hành trái phiếu (bond) bán trên thị trường thế giới với sự bảo đảm của chính phủ CSVN.- Ai cũng biết CSVN chủ trương “hồng hơn chuyên” trong việc điều hành nên năng suất kém, cộng thêm đầu tư vào ngành nghề không chuyên môn (dàn trải) như hãng đóng tàu đầu tư vào “bất động sản”’ hay mua tàu củ (không xử dụng được, rồi khai là tàu mới để dễ thụt két nên không có tiền trả nợ).
- Thông thường, ngân hàng thương mại lấy tiền của chính phủ và tiền của khách hàng cho người khác vay để kiếm lời. Tiền cho vay dựa trên một số bảo chứng để tránh tình trạng “nợ xấu”. Trường hợp VN, ngân hàng cho cán bộ hay tập đoàn công vay (mà không có tiền bảo chứng) nên một khi họ quỵt nợ thì ngân hàng kể như phá sản, kéo theo tín dụng sụp đổ, hệ thống ngân hàng tiêu v.v…
- Như đã trình bày, tập đoàn công mướn công an, bộ đội cướp đất của dân, họ có thể đền bù cho dân số tiền nhỏ, rồi họ ghi vào sổ sách giá trị cao của miếng đất. Mục đích của CSVN là làm tăng tài sản của xí nghiệp, rồi tẩu tán tiền mặt từ công quỹ vào túi riêng của họ. Đó là lý do các tập đoàn công do CSVN điều hành không có tiền để trả nợ, mặc dù sổ sách ghi tài sản của tập đoàn càng ngày càng gia tăng.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra ngân hàng phá sản vì giám đốc ngân hàng “sợ” cán bộ, vì giám đốc tập đoàn công là đảng viên CSVN. Các hãng công phá sản vì CSVN điều hành, lợi dụng quyền thế tham nhũng, thụt két ăn chia, nhất là việc làm “bí mật” (no transparence), sổ sách lem nhem (no accountability), không có ai xét sổ sách (control) hay thẩm định (audit).
Tất cả các căn bệnh trên đều bắt nguồn từ nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế “thị trường” đi đến độc quyền buôn bán. Kinh tế “xã hội chủ nghĩa” chủ trương độc đảng, không có ai thẩm định vì người thi hành và giám sát là một nên tham nhũng, cướp đất của dân là hậu quả tất nhiên; đó là chưa kể đất đai, đất nước VN mà CSVN tuyên bố là tài sản của họ.
2.4 Giải Pháp
Thông thường,tổng số lượng quốc gia gồm có nhiều yếu tố; tạm kể 3 yếu tố chính là “tiêu thụ và sản xuất”, “đầu tư quốc gia và ngoại quốc”, “xuất nhập cảng và hối suất”. Nếu tiêu thụ giảm thì sản xuất giảm, thất nghiệp tăng. Nếu nhu cầu có mà không có tiền đầu tư thì cũng không thể sản xuất. Nếu nhập cảng cao hơn xuất cảng thì nợ tăng và hối suất thiếu, không có tiền mua nguyên liệu v.v
- Tình trạng VN, nợ cao, hối suất thấp, nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, điểm này cho thấy ngân sách VN không cân bằng, chỉ lo trả tiền lời không cũng không còn tiền, chứ đừng nói đến đầu tư vào các công trình mới. Do đó, chính phủ phải hạn chế nhập cảng các món hàng không cần thiết như “xe siêu” của các đại gia và chận đứng cán bộ rửa tiền.
- Thất nghiệp tăng vì tập đoàn công có năng suất kém, không cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế, do đó, chính phủ phải tăng con số tư nhân kinh doanh, cho tư nhân vay tiền với lãi suất thấp để tư nhân đầu tư, mướn thêm nhân viên, làm tăng thị trường tiêu thụ, gián tiếp ảnh hưởng đến sản xuất và giảm thất nghiệp trong nước.
- Tôn trọng luật “bất động sản” để người dân yên tâm khai khẩn đất đai trồng trọt. Điều cần nhớ, dân số VN lên đến 90 triệu người với diện tích co cụm, do đó, tránh khai thác đất xử dụng làm sân đánh golf vừa có hại cho môi trường “thiếu nước ngọt”, vừa không sinh ra lúa gạo, lại còn đưa tới sự bất công cướp đất của người dân.
- Kinh tế toàn cầu đòi hỏi sự cạnh tranh nên nhà cầm quyền cần có cơ quan nghiên cứu “nhu cầu thế giới” qua sự tự do thông tin để làm kim chỉ nam sản xuất, đào tạo thợ có tay nghề chuyên môn (tức là giáo dục), lo an sinh cho người thợ (bảo hiểm thất nghiệp, y tế, nhà cửa, xã hội) và tôn trọng luật pháp, giữ chữ tín để thế giới tin tưởng mà đầu tư.
Thực tế, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vay thêm tiền ngoại quốc, phá giá đồng tiền để trả nợ, không giữ chữ tín trong thương mại, bao che đồng bọn (nhóm lợi ích) để bảo vệ bè phái, bán lãnh thổ, lãnh hải cho TC để lấy ngoại tệ (lệ thuộc TC), thụt két, biển thủ nên đưa tới hậu quả là công ty phá sản, ngân hàng sập tiệm, nợ quốc gia chồng chất v.v. Người dân cong lưng trả nợ thế cho cha con của ba Dũng và đồng bọn “thái tử đảng” tham nhũng, thụt két thì cũng đủ chết.
Trung ương CSVN và bộ chính trị họp khẩn cấp để giải quyết vấn đề kinh tế qua chương trình “phê và tự phê”, đưa tới kết quả sau 15 ngày hội nghị là không đảng viên nào có tội mà chính toàn dân VN có lỗi vì không “tố cáo” tội ăn hối lộ của giới chức mà ai cũng biết trước là người nào dám tố cáo thì sẽ bị tống giam với tội danh “lật đổ chính phủ do thế lực thù địch chỉ đạo” (sic). Hội nghị vừa qua chỉ sát định “đất nước VN không phải của người dân VN mà chính là của đảng CSVN” và sát định thêm một điều “không ai dám phê bình quan chức CSVN”.
2.5. Kết Luận
Tóm lại, vấn đề “tái cấu trúc” không xa lạ trong lãnh vực kinh tế thương mại, nhưng dưới chiêu bài “phê và tự phê” nhắm vào “nhóm lợi ích” không có kết quả. Thứ nhất, ai dại gì “tự phê”, tự khai chính mình biển thủ để nói tôi trốn ở bụi này; còn “phê bình ông xếp” thì lại mang họa vào thân. Tái cấu trúc chỉ thành hình khi có mục tiêu, thí dụ sản xuất như thế nào để xuất cảng tăng, làm tăng hối suất như “thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với giá bán phải chăng v.v” và xử phạt, khen thưởng phải phân minh. Điều này đã không xảy ra trong kỳ đại hội đảng CSVN đầu tháng 10, 2012.
Ngược lại, CSVN đã không dám trừng phạt kẻ có tội mà ai cũng biết kẻ làm hại kinh tế VN là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình. Ngay sau ngày bế mạc hôị nghị của đảng CSVN, Nguyễn Tấn Dũng đã thách thức đảng viên CSVN và toàn dân VN qua sự khen thưởng kẻ có tội là ông Nguyễn Văn Bình có công thi đua làm cho ngân hàng VN “sập tiệm”. Điều cần nhớ, báo Global Finance chuyên về kinh tế tài chính có trụ sở đặt tại New York đã chấm điểm thấp cho ông Nguyễn Văn Bình dựa trên kết quả là tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và lãi suất tăng cao tại VN.
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng còn lên tiếng trên đài truyền hình tại VN vào ngày 4 tháng 12, 2012 kêu gọi người dân ủng hộ nhóm lợi ích của ông đã “tham nhũng, biển thủ” mà ông đã áp dụng theo băng đảng “Chaebol” của Nam Hàn. Mặc dù tay chân, bộ hạ của ông đã thất bại trong việc điều hành kinh tế thương mại tại VN vì yếu tố của sự thất bại là “không có kiến thức” (chất xám), không có sáng kiến (độc tài) như nhóm Chaebol (mà đa số là nhóm quý tộc có học vấn).
Tưởng cần nhắc lại, sau chiến tranh Triều Tiên 1953, Liên Sô ủng hộ nhà độc tài cộng sản Kim II Sung tại Bắc Hàn. Lấy độc trị độc, HK ủng hộ các nhà độc tài quốc gia, đặc biệt là tướng Park Chung Hee năm 1961 tại Nam Hàn. Mặc dù Nam Hàn theo thể chế dân chủ, bầu cử tự do, nhưng cơ cấu xã hội Nam Hàn vẫn còn có nhóm quý tộc, nô lệ và dân chúng.
Nhóm quý tộc lập thành băng đảng “Chaebol” có 3 ưu điểm là kiến thức, tiền và quyền lực nên tổ chức Chaebol đã đưa kinh tế Nam Hàn đến chổ cường thịnh, mặc dù người dân Nam Hàn không thích họ, nhưng vẫn phải thần phục họ (7). Ngày 19.12.2012, con gái của nhà độc tài quốc gia Park Chung hee là Park Geun hee vừa đắc cử tổng thống Nam Hàn cho nhiệm kỳ 2013-2018; điều chắc chắn là bà sẽ không theo chính sách độc tài vì thời kỳ này đã qua.
Trong khi đó, CSVN phá nát kinh tế thị trường miền nam VN sau 75, lại còn đứng ra độc quyền khai thác kinh tế chiếm 90% thị trường VN mà đa số những người lãnh đạo CSVN có quyền thế, nhưng không có “kiến thức” (chất xám), kể cả “tư bản”; ngoại trừ bán nước, cướp đất và xuất cảng thanh niên thiếu nữ ra nước ngoài làm nô lệ lao công và tình dục v.v.; đó là chưa kể dùng quyền lực để tham nhũng.
Tại sao con bệnh VN èo uột như vậy mà không chết? Xin thưa nếu đứng về “vi mô” (cá nhân) thì có người đã tự tử hay bị tù như ông Đoàn Văn Vươn; nhưng đứng về “vĩ mô” (tổng thể) thì chuyện bán nước, làm tay sai cho ngoại bang là hậu quả tự nhiên; điều quan trọng là người dân VN có chống nổi hệ thống khát máu của công an trị hay không?
Tưởng cần nhắc lại, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa mới thăng 48 chức tướng cho công an có công đàn áp người dân VN vào cuối năm 2012. Tóm lại, còn đảng CSVN thì người dân VN còn bị cướp đất, còn cong lưng trả nợ thế cho CSVN tiêu xài, rửa tiền và chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Thương quá, VN ơi!

Ghi Chú:
1). Thông thường, quốc gia thời “hậu chiến” phải tăng trưởng ít nhất 25%/năm, rồi giảm dần qua thời gian y như con bệnh cần hồi phục mau lẹ để trở lại bình thường. Kinh tế VN chỉ tăng 10% rồi giảm dần đến 5%, đó là chưa kể trường hợp kinh tế VN rơi vào giai đoạn “bao cấp”, nạn đói đã xảy ra tại VN vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.
2). Nợ nhiều hơn tiền có trong tay.
3). VN tiêu xài điện phí phạm nên gia tăng xây đập ẩu tả làm vỡ đê gây nguy hại môi trường và đời sống dân chúng.
4). Miến Điện là quốc gia theo thể chế quân phiệt độc tài vừa mới thoát khỏi áp lực của TC, sẽ đổi theo thể chế dân chủ, nhân công Miến Điện rẻ hơn VN và tôn trọng chữ “tín” trong lãnh vực thương mại. Ngoại quốc sẽ đầu tư vào Miến Điện trong tương lai thay vì đầu tư vào VN mà họ gặp rất nhiều khó khăn với chế độ “nửa nạc, nửa mỡ” của CSVN.
5). Chế độ cộng sản không chấp nhận quyền “bất động sản” nên cán bộ CSVN có thể chiếm đoạt tài sản, đất cát, nhà cửa của người dân sau khi người dân đã khai khẩn.
6). “Vietnam: a tiger at bay”, The Economist (Sept. 15th, 2012), tr. 37
7). “Who really runs Korea?”, Bloomberg Businessweek (Nov. 26-Dec 2, 2012), tr. 19-20. Bài báo cho biết “ông Chung Mong Koo là chủ tịch hãng Hyundai Motor, hãng này bị hãng Huyndai Mobis nắm, hãng Huyndai Mobis bị hãng Kia Motors làm chủ và người chủ của hãng Kia Motors là hãng Huyndai Motor mà ông Chung Mong Koo là chủ tịch của hãng Huyndai Motor; tức là ông làm chủ của cả ba hãng lớn ở Nam Hàn”. Đây là hình thức độc quyền chồng chéo của băng đảng Chaebol Nam Hàn.
3. ÂM NHẠC VIỆT NAM
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẻ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căn như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như: “Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”
Hoặc:Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”
Hay:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”
Hoặc như: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”
Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lởi ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến…”
Hoặc man mác căm hờn, như:
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”
Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam – đất lành chim đậu – cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.
Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951), Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975.
Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay. Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi. (Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa – và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa – miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chú trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)
Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi – dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa – hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”
Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như: ”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”
Hay như:“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”
Hoặc:
“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”
Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.  Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh – Anh sẽ không níu kéo – Anh ba Khía – Ông xã bà xã – Khi cô đơn em nhớ ai – Anh sai rồi – Quen một ngày cho vui – Em có thể làm bạn gái anh không – Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.  Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca: Bài “Giá như chưa từng quen”: “Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:
“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người
…Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”
Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.
Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy – người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi. Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?
38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời “Dậy đi mua đồ nấu canh chua – Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.
4. CỘNG SẢN TỪ XƯA ĐẾN NAY
Năm 1975, ngay sau khi chiếm được toàn Miền Nam, bọn Cộng Sản Việt Nam đã để lộ ngay lập tức bản chất một đạo quân ăn cướp: tài sản của dân miền Nam bị chúng cướp, vơ vét bỏ túi hay mang về miền Bắc. Các thiết bị của các xưởng máy của các công ty kỹ nghệ, thí dụ như các máy móc tối tân của nhà thương Chợ Rẫy, của bệnh viện Vì Dân được tháo ra cho lên xe vận tải chở về Bắc. Các chiến dịch đổi tiền, các chiến dịch đánh tư sản, các cuộc kiểm tra, đánh Hoa kiều cộng với các cuộc tổ chức mua bãi, mua thuyền vượt biên, sống chết mặc bây không ngoài mục đích để đánh cướp tài sản của dân miền Nam. Phải kể đến 16 tấn vàng của miền Nam bị CS cướp, chia chác cho nhau rồi đổ thừa cho Cựu Tổng Thống Thiệu.
Dưới mắt người Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới, các người CS là một lũ ăn cướp không hơn, không kém. Một lũ cướp, giết người tàn bạo theo đúng nghĩa của những chữ này.
Lịch sử của đất nước trong suốt thời gian dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam là lịch sử của máu và nước mắt, chết chóc của cả một dân tộc. Người ta chết dưới đủ mọi hình thức, trong đủ mọi hoàn cảnh:
- Chiến tranh triền miên
- Đói khát
- Tù đầy dưới mọi hình thức, nhứt là trong các nhà tù được gọi dưới cái tên mỹ miều là trại cải tạo. Trên thực tế, người CS đã biến cả nước thành 1 nhà tù vĩ đại.
- Vượt biên tìm tự do.
- ………………………………………………
Hồ Chí Minh được Đệ tam Quốc Tế Cộng Sản đưa về VN hoạt động vào năm 1930. Đảng Cộng Sản Đông Dương từ đó ra đời. Hồ Chí Minh là một tên đại bịp với sức học không quá bậc tiểu học. Các đồng chí của Hồ phần lớn là những tên ít học ngoại trừ :
- Phạm văn Đồng học lên tới lớp 9 nhưng thi rớt Tú Tài I .
- Võ Nguyên Giáp có học đến bậc Tú Tài. Họ Võ có đậu Cử Nhân Luật hay không vẫn là 1 dấu hỏi. Tài liệu của CS nói năm 1931 Giáp ra Hà Nội học trường Albert Sarraut và Trường Luật. Năm 1937 Giáp đậu Cử Nhân Luật. Dấu hỏi về sự dối trá đặt ra ở điểm chỉ có 6 năm mà Giáp học xong cả bậc Trung Học lẫn Đại Học.
- Trường Chinh học đến bậc Thành Chung.
Các cộng sự khác đều là những người ít học hay xuất thân từ giai cấp công nhân:
- Tôn Đức Thắng, sau làm Phó Chủ tịch nước, nguyên là phu bến tầu Ba Son ở Sàigòn.
- Lê Duẩn, sau làm Tổng Bí Thư, trước là thư ký Sở Hỏa Xa ở Quảng Trị.
- Văn Tiến Dũng, lên làm Đại Tướng chỉ huy cuộc xâm lăng miền Nam năm 1975, nguyên là thợ dệt ở Hà Đông.
- Nguyễn Chí Thanh, xuất thân là 1 anh thư ký, sau làm Đại tướng chỉ huy Trung Ương Cục miền Nam trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam.
- Đỗ Mười chỉ là 1 tên thợ thiến heo sau làm tới Thủ Tướng rồi Tổng Bí Thư.
- Lê Đức Thọ có được đi học nhưng không rõ học tới lớp mấy. Theo CS, làm nhiều chức lớn trong hệ thống CS.
- Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài là những công nhân vùng Nghệ An, Thanh Hóa. Hoàn sau làm Bộ Trưởng Công An, còn Tài lên tới chức Tư Lệnh binh chủng Không Quân…
Hồ là một tên gian xảo có một không hai trong lịch sử VN. Sức học của y không quá bậc tiểu học. Khi Hồ xuống làm phụ bếp cho 1 chiếc tàu chạy đường VN- Marseille, các CS con bày đặt gọi đó là “Bác Hồ” đi tìm đường cứu nước. Ở Pháp, Hồ được nhóm của các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu cưu mang. Trong một Hội Nghị của Pháp CS tại Pháp, người ta không hiểu lý do tại sao, Hồ được đọc bài tham luận lên án thực dân Pháp. Chắc chắn bài tham luận được quý ông Truyền, Trường, Thâu soạn thảo. Hồ chưa học qua bậc tiểu học thì chữ nghĩa đâu mà dám viết tham luận mà là tham luận bằng tiếng Pháp. Các CS con lúc đó và mãi tới giờ vẫn ca tụng tài năng xuất chúng của Bác, khi dám đứng lên đọc bài tham luận bằng tiếng Pháp, lên án thực dân Pháp tại một Hội Nghị.
 Hồ Chí Minh và các đồng chí của y thành lập Đông Dương Cộng Sản vào thập niên 30. Khi bị đồng bào tẩy chay cái Mác CS, Hồ bèn tuyên bố giải tán đảng CS, để cho biến thành Hội Nghiên Cứu Mác Xít do Trường Chinh điều khiển. Hồ âm thầm lập bè kết đảng. Năm 1946, những tên CS do Hồ cầm đầu đã cướp được chánh quyền trong tay ngoại bang để thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hồ ký Hiệp Định Fontainebleau với Pháp ngày 3-6-1946 cho phép quân Pháp trở lại VN. Để treo cờ đón quân Pháp, Hồ bịa ra chuyện ngày quân Pháp tới Bắc Việt là ngày sinh nhựt Bác, bắt dân treo cờ. Sau khi quân Pháp tới VN, Hồ rảnh tay tàn sát dã man các đảng phái quốc gia. Khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, Hồ và các đệ tử lánh vào Hà Đông, rồi lên Việt Bắc, nhưng vẫn tuyên truyền là các đơn vị Vệ Quốc Đoàn tinh nhuệ của y đã về gần Hà Nội, sẵng sàng làm cỏ quân Pháp. Chiến sự bùng nổ, các đơn vị Vệ Quốc Đoàn không thấy xuất hiện. Chỉ có các Tự Vệ Thành đánh vùi với quân Pháp tại các đường phố của Hà Nội trong gần 2 tháng. Thời gian đủ để dân chúng tản cư lánh nạn. Các Tự Vệ Thành xuất thân là các thanh niên tiểu tư sản. Do đó các thành phần này không có chỗ đứng trong hàng ngũ CS nên thâm ý của Hồ là mượn tay Pháp giết bớt đi các thành phần này. Quả là một chiêu cực kỳ ác độc của Hồ và những người CS. Hồ kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” nên được sự ủng hộ của mọi người. Y và các đồng chí dấu kín cái gốc CS của họ nên nhận được sự ủng hộ hầu như của dân chúng. Một nửa trường Y Khoa Hà Nội – trường Y Khoa độc nhứt cho 3 nước Việt, Mên, Lào – theo Hồ ra bưng. Rất nhiều trí thức VN từ Hải ngoại về nước theo lời dụ khị của Hồ cũng theo Hồ ra bưng biền như các GS Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Huy Thông… các GS Y khoa như Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Vũ Công Hoè… Một số lớn, sau này vỡ mộng CS như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường… nhưng đã quá muộn, tay đã nhúng chàm rồi.  Năm 1949, Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch, cả nước Trung Hoa bị nhuộm đỏ. CSVN có 1 hậu phương to rộng và an toàn. Được sự viện trợ từ Trung Cộng, CSVN lớn mạnh rất nhanh và bắt đầu lộ rõ nanh vuốt CS. Các chiến dịch Rèn Cán Chỉnh Quân, các phong trào thanh lọc như Phong Trào Tam Phản… dần dần loại ra ngoài hàng ngũ CS những người không có gốc vô sản. Khi Hồ Chí Minh và đồng bọn ló mòi CS, rất nhiều người đã từ bỏ “kháng chiến” để “dinh tê” về thành. Trong số những người đó có rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ. Phạm Duy và Ban Thăng Long là một thí dụ diển hình.  Mới đây Phạm Duy lại trở về VN, đầu hàng CS. Năm 1953, sau khi đã cảm thấy vững mạnh, Hồ theo lệnh quan thầy Nga Sô, Trung Cộng phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Người đầu tiên bị Hồ cho xử bắn là một phụ nữ: Bà Nguyễn Thị Năm tức Bà Cát Hanh Long. Bà Năm là người đã giúp đỡ Hồ và đồng bọn. Bà đã nuôi ăn và ở trong nhà chính Hồ và đồng bọn. Ngoài ra Bà đã giúp đỡ tiền bạc, vàng bạc cho kháng chiến. Cho đến năm 1954, sau khi đã chiếm được môt nửa đất nước, cuộc Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu đã diễn ra trên toàn miền Bắc với hàng trăm ngàn người bị giết. Uất hận lên tới thấu trời xanh khiến Hồ phải cho ngưng và mếu máo đóng kịch nhận lỗi với đồng bào. Một vài con dê bị mang ra tế thần, trong số dó có Trường Chinh, Hồ Viết Thắng… Kẻ chủ mưu đáng bị xử tội là Hồ Chí Minh thì không hề hấn gì. Hồ còn ra rất nhiều chiêu bịp bợm và tàn ác, giấy mực không tả xiết như:  – Vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1955, bức hại và làm nhục, đầy ải các văn, nghệ sĩ. Nhiều người đã tự tử. – Vụ thảm sát ở Quỳnh Lưu. – Vụ thảm sát những người miền Nam tập kết khi họ đòi hỏi được trở về lại miền Nam… Cả một đội binh nịnh hót, thổi ống đu đủ để ca tụng Bác vẫn chưa làm Hồ hài lòng nên Hồ viết vài cuốn sách để tự ca tụng mình. Trong lịch sử thế giới, tự cổ chí kim, chưa có lãnh tụ nào tự viết sách để ca tụng mình. Hồ là người độc nhứt vô nhị.   Hồ hoang dâm vô độ nhưng các đệ tử của Hồ vẫn ca tụng y là người đức độ, cả đời hy sinh cho cách mạng, không màng chuyện gia đình. Thực ra Hồ đã lấy vợ nhiều lần. Hồ có tật là thích các cô gái gốc thiểu số, Năm 1948-1949, Hồ gặp cô Nông Thị Xuân, người gốc Tày, ở vùng Thái Nguyên, Cao Bằng. Lúc đó Cô Xuân mới 14 tuổi và vô cùng xinh đẹp. Sau khi chiếm được miền Bắc năm 1954, Hồ cho các đồng chí đón cô Xuân về Hà Nội để hầu hạ Bác. Bác đã ngoài 60, còn cô Xuân ở tuổi 19. đôi mươi, đẹp như trăng rằm. Cô Xuân sinh với Bác 1 cậu con trai. Cô đã dại dột đòi Bác chánh thức hoá cuộc sống của Cô với Bác. Các đồng chí trong Bộ Chánh trị bèn quyết định thử tiêu Cô vì muốn giữ danh tiếng hy sinh của cha già dân tộc. Danh tiếng của Bác là quan trọng, nhằm nhò gì mấy mạng gái thiểu số lẻ tẻ đó. Sau khi đã chiếm được miền Bắc, Hồ và đảng CS của y áp dụng một chế độ độc tài như thời Trung Cổ. Dân chúng bị kiểm soát trong mọi ngôn ngữ, hành động Bao tử của người dân bị xiết chặt với chế độ hộ khẩu, chế độ tem phiếu.  Hồ Chí Minh và đảng CS lại bịp người dân miền Bắc là dân chúng miền Nam đang đói khổ vì bị Mỹ ngụy kềm kẹp. Nhiệm vụ của dân chúng miền Bắc là phải tham gia công cuộc “giải phóng” cứu nước, giải phóng miền Nam đang lầm than vì bị kềm kẹp. Hồ và Đảng CSVN đã thành công, bịp không những dân chúng miền Bắc, bịp một số lờn người miền Nam mà còn bịp dư luận thế giới nhứt là dư luận Hoa Kỳ. Quân Mỹ và Đồng Minh bị tuyên truyền là 1 đạo quân xâm lăng. Trận chiến Mạu Thân là 1 canh bạc bịp. Quân CS tuyên bố hưu chiến trong dịp Tết nhưng đã bất thần đưa chiến tranh vào các thành phố của miền Nam. Huế bị CS chiếm trong 29 ngày. Đó là 29 ngày của máu và nước mắt. CS đã giết hại trên 5,000 người dân Huế. Giết bằng mọi cách man rợ hơn thời Trung Cổ. Hồ chết năm 1969, nhưng các đệ tử của Hồ vẫn tiếp tục canh bạc bịp cho đến ngày Mỹ bỏ rơi miền Nam năm 1973. Sau khi chiếm được hoàn toàn miền Nam, bọn CS lại dối gạt Quân, Cán, Chánh miền Nam để hốt trọn họ, đưa hơn 1 triệu người vào các nhà tù mệnh danh là các trại học tập. Hơn 161,000 đã bỏ xác tại các trại học tập. Những người CSVN, kể từ Hồ Chí Minh trở xuống, cho đến những tên CS hiện đang thao túng quê hương, là những tên bịp khát máu, vô lương tâm. Hồ và đồng bọn trong Đảng CS muốn phá hủy tận gốc nền văn hóa cổ truyền của dân tộc để thay thế bằng 1 nền văn hóa ngoại lai Mác Xít Lé Nin, một thứ văn hoá của nói dối, một thứ văn hóa tiêu diệt tình gia đình, tiêu diệt những yên bình của xã hội .Chúng là những tỷ phú đỏ. Chúng tom góp tài sản quốc gia, bịp cả toàn dân bằng cách lập ra những công ty quốc doanh theo đúng cái mà chúng gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay các công ty này đang phá sản. CSVN đưa nhiều ngàn người đi ra ngoại quốc làm lao nô dưới danh từ mỹ miều la làm lao động hợp tác. Những người này phải mang tiền về VN, đưa lại phần lớn cho Chánh Phủ CS. Đất nước đang mất dần về tay TC, nhưng chúng vẫn bưng bít, làm như đất nước này là của riêng của chúng. CSVN dấu dân chúng , ký nhượng đất, nhượng biển cho Trung Cộng. Ngay cả cái Quốc Hội bù nhìn cũng không được hỏi sơ qua ý kiến. Mọi cuộc phản kháng, biểu tình đều bị chúng đàn áp.
Người Việt Hải Ngoại nói riêng, người Việt quốc gia nói chung đềunhìn bọn CS – từ xưa đến nay – như một lũ bịp bợm, tàn ác, bán nước có một không hai trong suốt chiều dài của Lịch Sử Dân Tộc.

Không có nhận xét nào: