Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

BẮC KINH DÙNG CHIÊU “PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN” TRÊN VÙNG BIỂN HOA ĐÔNG

Chiêu “Phủ để trừu tân” là chiêu gì vậy? Nghĩa đen của nó là bớt lửa dưới nồi. Sách Ngụy Thư viết rằng: “Trừu tâm chỉ phất, tiễn thảo trừ căn”, ý nghĩa của nó là giải quyết căn bản một vấn đề giống như ta đang đun một nồi nước, “chỉ phất” là không cho nó sôi trào ra, phải bớt lửa hạ nhiệt ngay, khi thấy nước sắp sôi bùng lên tràn ra khỏi miệng nồi. Trong chính trị, khi thấy một vấn đề sắp bùng nổ ngoài khả năng giải quyết thì lập tức tìm cách hạ nhiệt, giống như bớt lửa dưới nồi cho nước khỏi sôi bùng lên. Trong lĩnh vực quân sự cũng thế, “phủ để trừu tân” là giữa lúc đôi bên dàn trận giương cung, rút kiếm, tình thế căng lên như quả bong bóng bôm đầy hơi sắp nổ, nếu thấy binh lực của ta chưa thể thắng được địch thủ, thì phải làm xẹp nó bằng cách dùng que nhọn châm thủng một lỗ cho nó xì hơi.

Chỗ diệu kế của chiêu “PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN” là làm cho kẻ địch nghe không thấy tiếng, nhìn không thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho thần kinh của kẻ địch luôn căng thẳng, rơi vào quỷ kế của mình mà không hề hay biết. Đó là một cuộc “CHIẾN TRANH CÂN NÃO” làm cho tinh thần đối phương luôn bị động, mất kiên nhẫn rồi bỏ cuộc. Bất chiến tự nhiên thành là mục đích cuối cùng của chiêu “phủ để trừu tân” là như vậy.
BẮC KINH ĐỔ DẦU VÀO LỬA Ở HOA ĐÔNG:
Nhận định về Biển Hoa Đông đang có nguy cơ biến thành “chảo lửa” tại vùng biển Đông Bắc Á, khi BQP Trung Cộng công bố “VÙNG NHẬN DIỆN PHÒNG KHÔNG TRÊN BIỂN HOA ĐÔNG” (ADIZ – Air Defense Identification Zone) ngày 23/11/2013. TC đã chồng lấn với ADIZ mà Nhật Bản đã tuyên bố trên quần đảo Senkaku tại biển Hoa Đông. Không chỉ kèm theo yêu cầu tất cả các máy bay qua lại ADIZ của Trung Cộng phải phản hồi với thái độ đúng đắn. Ngoài ra, TC còn yêu cầu các máy bay phải thông báo quốc tịch, lộ trình bay…
Sau những tuyên bố về ADIZ, TC còn đưa ra tuyên bố về 6 nguyên tắc mà các máy bay phải tuân thủ khi bay qua vùng ADIZ. Trong số nâày có nguyên tắc số 3 cảnh báo: “Các lực lượng vũ trang TQ sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với các máy bay không hợp tác hoặc từ chối làm theo hướng dẫn.”
Luật chơi mới của TC áp đặt trên vùng biển Hoa Đông đã gặp sự phản ứng của Washington, Tokyo, Seoul và Đài Bắc là bác bỏ. Mỹ coi động thái này là mưu toan của TC nhằm thay đổi nguyên trạng trong khu vực nầy. Việc Bắc Kinh nâng cao cấp độ trong cuộc chiến chống Tokyo đối với quần đảo Senkaku / Điếu Ngư đặt dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Nhưng, Bắc Kinh coi khu vực đó thuộc về lãnh thổ của TQ. Kể từ 23/11/2013, một khu vực rộng lớn giữa Hàn Quốc và Đài Loan cũng được Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố khu vực an toàn phòng không của TQ. Tất cả phi cơ bay ngang qua vùng trời đó cần phải cung cấp lộ trình bay và giữ liên lạc với TC. Đồng thời, BQP TC đã ra lệnh áp dụng các biện pháp đặt biệc có tính chất phòng thủ, chống lại mọi hành động vi phạm quy định nhận dạng phòng không mới. Như vậy, vùng biển Hoa Đông có 2 khu vực nhận dạng quốc phòng của Nhật Bản và Trung Cộng chồng chéo lên nhau rất nguy hiểm. Cuộc tranh chấp bằng vũ lực giữa Nhật Bản và TC có thể bùng nổ bất cứ lúc nào?
Bắc Kinh thắng điểm trong hiệp đầu là các hãng hàng không dân dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phải tuân thủ luật chơi mới của Bắc Kinh, chấp nhận vùng nhận dạng phòng không mới của TC ở biển Hoa Đông. Họ xác nhận rằng, sẽ thông báo cho các nhà chức trách hàng không của TC về các chuyến bay trong khu vực, vì lý do an toàn cho hành khách và thương mại
Hai hảng hàng không lớn nhất của Nhật Bản là Japan Airline (JAL) và All Nippon Airline (ANA) đã thông báo cho chính quyền TC là từ nay, họ sẽ cung cấp bản đồ phi hành về các chuyến bay của mình tới Đài Loan và Hồng Kông, vì các hãng hàng không của Nhật Bản lo ngại rằng, nếu từ chối cung cấp thông tin về các chuyến bay của mình thì các chuyến đấu cơ của TC có thể cất cánh khi được báo động phòng không. Quan điểm nầy của các hãng hàng không Nhật Bản trái ngược với lời kêu gọi TẨY CHAY QUY ĐỊNH của TC của Chánh văn phòng Nội Các Esihide Suga. Thực tế cho thấy, các hãng hàng không Nhật không mấy tin tưởng vào hiệu quả cảnh báo của Thủ tướng Shinzo Abe đối với Bắc Kinh. TT Abe đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả nếu Bắc Kinh có hành động chống các máy bay Nhật Bản mà không cần thông báo.
Nhưng, theo ông Scott Harold, chuyên gia về TQ của tổ chức Rand Coporation, nói rằng: “Mục tiêu thật sự của khu vực phòng không này, không phải tìm cách đối phó với các hãng máy bay dân sự. Mục tiêu thật sự của TQ là tìm cách không cho máy bay quân sự của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan bay trong khu vực đó mà không có sự cho phép của TQ.”
Theo AFP, quyết định của TC lập vùng phòng không bao trùm phần lớn biển Hoa Đông. Kể cả quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, bị Tokyo xem là không có giá trị. Nhưng, vì lý do an toàn cho khách hàng và vì lý do thương mại nên doanh nghiệp hàng không Nhật Bản đã vội vã nhượng bộ trước hành động bắt chẹt của TC. Họ giải thích là muốn tránh tối đa “KỊCH BẢN THÃM HỌA” cho hành khách nếu quân đội TC thực hiện lời đe dọa.
Bộ Giao Thông Nhật Bản cho biết, đã tiếp xúc với các công ty hàng không dân dụng, giải thích các biện pháp của TC không có giá trị đối với Nhật Bản. Lập trường của chánh phủ là phi cơ Nhật Bản phải tiếp tục bay theo nguyên tắc từ trước đến giờ. BGT Nhật Bản hy vọng là các hãng hàng không quốc gia và tư nhân sẽ quan tâm đến ý kiến của chánh phủ.
Theo chuyên gia Valery Kistanov của Viện Viễn Đông nêu ý kiến, phải làm gì để ngăn chận điều nầy: “Để thực hiện điều đó, phải thiết lập “ĐƯỜNG GIÂY NÓNG” giữa BQP của Nhật Bản & Trung Cộng. Nhưng, rõ ràng là các bên không có ý định làm như vậy. Tình hình đáng báo động, triển vọng tranh chấp không rõ ràng. “CHIẾN TRANH THẦN KINH” xung quanh các hòn đảo ở biển Hoa Đông đã kéo dài hơn một năm và không ai có thể nói là nó sẽ còn tiếp diễn trong bao lâu nữa,” ông nói. “Thủ tướng Abe tìm cách tiếp xúc với Tập Cận Bình để giải quyết vấn đề ở cấp cao nhất, cũng như TT Park Keun Hye của Hàn Quốc. Nhưng, ông Tập Cận Bình luôn tránh tiếp xúc với Thủ tướng Nhật Bản. Tình hình đi vào ngõ cụt tuyệt đối.”
Trong khi đó, Ngũ Giác Đài không có ý định cung cấp kế hoạch bay cho TC, đại diện Hoa Kỳ Steve Warren công bố ngày 25/11/2013. Ông nhấn mạnh rằng, khu vực bao gồm các đảo tranh chấp là một phần “KHÔNG PHẬN QUỐC TẾ”. Vì vậy, Mỹ sẵn sàng bảo vệ máy bay của họ nếu bị TC tấn công.” Washington gọi quyết định của Bắc Kinh là “KHIÊU KÍCH QUÁ MỨC”. Trong khi đó, Ngũ Giác Đài chưa xác định sẽ sữ dụng phương tiện đáp trả nào trong trường hợp TC có hành động gây hấn. Đồng thời, Mỹ nói rằng, họ sẽ không bỏ rơi Nhật Bản trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự.
Chủ nhân của Ngũ Giác Đài, Chuck Hagel xem đây là một nỗ lực gây mất ổn định để thay đổi hiện trạng và nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực. Còn Chủ tịch Đảng DPP Su Tseng-chang tại Đài Loan đánh giá hành động của Bắc Kinh thể hiện tính chất “BÁ QUYỀN KHU VỰC”. Ông nói thêm, sự ổn định và hòa bình trong khu vực là thiết yếu đối với an ninh quốc gia và là mối quan tâm của toàn bộ cộng đồng quốc tế.
BẮC KINH BIẾN HÓA CHIÊU “PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN” NHƯ THẾ NÀO?
Liang Fang, GS Chiến lược Đại Học Quốc Phòng PLA, nhận định: “ADIZ của Nhật Bản là một “hàng rào trên không” đang chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của nước ta. Để phá vỡ ADIZ của Nhật bản thì bước đầu tiên là phải bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư. Về cơ bản, những sự kiện mà TQ bày vẽ như ADIZ, đã cụ thể hóa cho cách tiếp cận nhằm tăng cường các tuyên bố chủ quyền của TQ.”
Trung Cộng xem ADIZ đã cụ thể hóa tính cách “chính danh” của TQ, trong việc can dự sâu rộng hơn vào vùng biển tranh chấp, nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Đối với máy bay quân sự từ các nước khác tiến vào khu vực, PLA sẽ có cơ sở pháp lý vững chắc hơn.
Gs M. Taylor Fravel, Viện Công Nghệ Massachusetts, cho rằng: “Các quy tắc can dự (rules of engagement) vào ADIZ sẽ quyết định đến việc xung đột có gia tăng hay không. Với mục đích như vậy, TC rất có thể sẽ đề ra nhiều quy định đối với ADIZ nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. Chính vì thế, tăng cường liên minh Mỹ – Nhật sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc ngăn cản tham vọng bá quyền khu vực của TC.
Theo Japan News Network ngày 23/11/2013 đưa tin: “BQP Nhật phát hiện 2 chiếc máy bay trinh sát điện từ Tu-154 & Y-8 đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Nhật. Chiếc Tu-154 đã bay cách Senkaku chỉ 40km, còn chiếc Y-8 bay cách Senkaku khoảng 300km về phía Bắc. Nhật Bản đã lập tức điều các chiến đấu cơ F-15 lên ngăn chận, săn đuổi, 2 chiếc máy bay nầy bay trở về Hoa Lục, không dám nghênh chiến.
Bộ trưởng BQP Nhật Onodera, ngày 26/11/2013 cho biết: “Tokyo đang làm việc chặt chẽ với Washington, sau khi TC thiết lập một khu vực phòng không trên vùng biển có tranh chấp ở Hoa Đông và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lãnh thổ nước Nhật. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về những gì cần thiết phải làm để tiếp tục giám sát và tuần tiễu khu vực này, dựa trên luật tự vệ và luật pháp quốc tế”. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga tuyên bố rằng, các chuyến bay thương mại của Nhật sẽ “tiếp tục hoạt động dựa trên những qui định cố hữu”.
Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, nói: “Hành động của TC sẽ không làm thay đổi cách thức mà Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực. Khi chúng tôi bay vào vùng trời đó, sẽ không cần khai báo kế hoạch bay, sẽ không xác định số máy thu phát tín hiệu của mình, tần số vô tuyến của mình và biểu tượng của mình. Khu vực đó là không phận quốc tế và Mỹ sẵn sàng hành động để bảo vệ máy bay của mình trong trường hợp bị TC tấn công.”
Ngũ Giác Đài đã làm rõ lập trường của Mỹ vẫn là khinh thường đối với khu vực phòng không mà TQ mới thiết lập, bằng cách phái 2 chiếc oanh tạc cơ bay vào khu vực này thách thức những đòi hỏi của TC và đã bay vào khu vực gần quần đảo Senkaku mà không xảy ra “sự cố” nào.
Không chỉ máy bay quân sự của Mỹ mà ngay cả các chuyến bay hàng không dân sự của Nhật Bản cũng bay ngang qua vùng trời mà Bắc Kinh mới xác định chủ quyền, điển hình là sáng ngày 27/11/2013, chuyến bay của hãng ANA cất cánh từ Tokyo đi Đài Bắc đã vào vùng không phận đó, mà không tuân theo những điều kiện do TC áp đặt, tức không báo tên hãng hàng không, cờ hiệu quốc gia, địa điểm đến và tần số liên lạc.
Cả 2 hãng ANA và Japan Airlines cho biết điều này cũng sẽ áp dụng với tất cả mọi chuyến bay khác, sau khi chính phủ Nhật cam kếát đảm bảo an ninh cho hành khách trên phi cơ.
Ngay sau khi tin nầy được phổ biến, cộng đồng mạng của TQ đã lên tiếng đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải có biện pháp mạnh đối với các hãng hàng không Nhật Bản vi phạm luật lệ, đồng thời cũng đưa ra những lời chỉ trích mang nội dung cho rằng, Nhật Bản đang cố ý gây bất ổn cho vùng Đông Á.
Ông Ralph Cossa, Diễn đàn TBD ở Hawaii, nhận định: “Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải nhanh chóng chứng tỏ là chúng ta sẽ không để cho TQ bắt đầu chiếm đoạt không phận quốc tế, không cho các nước khác sử dụng, đó là việc rất quan trọng.” Một số các nhà phân tích khác mô tả hành động của TQ là một sự “TÍNH TOÁN SAI LẦM” và Bắc Kinh có lẽ đã đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ quyền lợi của đồng minh Nhật bản.
Chiêu thức “phủ để trừu tân” của TC gặp phản ứng ngược, trước sự thách thức của Quân đội Hoa Kỳ đã điều 2 oanh tạc cơ B-52 không vũ trang bay qua khu vực phòng không mới của TC muốn kiểm soát vùng lãnh hải của Nhật Bản. Tiếp đến ngày 28/11/2013, Tokyo và Seoul cho biết là đã cho phi cơ của họ bay qua khu vực nầy mà không hề thông báo cho TC, trước khi vào không phận tranh chấp.
Ông Patrick Cronin, The Center for New American Security (Trung tâm cho nền An Ninh mới của Hoa Kỳ), nói rằng: “TQ đang chơi trò đỏ đen với Hoa Kỳ,” ông nhận định. “TQ đang đánh cược là so với họ, chúng ta lo ngại nhiều hơn về khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng, họ đã không suy nghĩ vấn đề nầy một cách cặn kẽ. TQ sẽ bị xấu hổ vì một hình thức đối đầu nào đó.”
CHIÊU “PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN” CỦA TC ĐÃ PHÁ SẢN TRƯỚC PHẢN ỨNG CỦA MỸ – NHẬT – HÀN – ĐÀI LOAN:
Sau Nhật Bản, ngày 25/11/2013, đến lượt Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đã triệu tập Tham tán công sứ TC Chen Hai tới để phản đối việc Bắc Kinh thành lập vùng nhận dạng phòng không mới ở Hoa Đông, vốn cũng trùm lên một vùng không phận của Hàn Quốc. Cùng ngày kể trên, BQP Hàn Quốc đã triệu tập Tùy viên quân sự tại Đại sứ quán TC để phản đối ADIZ của Bắc Kinh. Seoul không chấp nhận vùng phòng không mới của Bắc Kinh, vì nó bao gồm cả vùng không phận phía Tây đảo Jeju và vùng trời trên biển Ieodo mà cả Hàn Quốc và TC đều tuyên bố chủ quyền.
Tại Đài Loan, Ngoại trưởng David Lin xác nhận đã liên hệ với Mỹ và Nhật về Khu vực nhận dạng Phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) của TC. Ông nói: “Chúng tôi đã bày tỏ nguyện vọng các bên liên quan, sẽ giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại để duy trì hòa bình và ổn định khu vực”. Tuyên bố thành lập Khu vực nhận dạng phòng không của TC hôm 23/11/2013 đang kéo sự chú ý và quan tâm mạnh mẽ nhất từ Nhật, Mỹ, Hàn và Đài Loan.
Ngày 26/11/2013, Phát ngôn viên BQP Trung Cộng tên Dương Ngọc Quân đã yêu cầu Hoa Kỳ “Tôn trọng an ninh quốc gia của TQ và ngừng đưa ra những phát ngôn thiếu trách nhiệm về việc TQ thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông,” Quân nói. “Chúng tôi yêu cầu mạnh mẽ Nhật Bản chấm dứt toàn bộ các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình luận thiếu trách nhiệm, đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng thẳng trong khu vực.”
Bà Bonnie Glasser, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C cho biết: “Về ngắn hạn, động thái nầy gây ảnh hưởng tiêu cực cho nỗ lực của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng cấp vùng. Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc, chẳng mang lại lợi ích gì cho TQ.”
Denny Roy, Trung tâm Đông Tây ở Hawaii, nói rằng: “TQ nhiều khả năng chọn giải pháp to tiếng trước. TQ nay có thể bắt đầu đưa tin về điều họ gọi là sự vi phạm của Nhật và biện luận rằng, phía TQ đã kiềm chế bằng việc mà họ gọi là không thực hiện quyền bắn hạ, sau đó biện luận tiếp là TQ không thể nhẫn nại mãi được.”
Tóm lại, giới lãnh đạo Bắc Kinh thuộc loại “miệng hùm gan sứa”. Chỉ dám hù dọa, chèn ép, dọa nạt các nước nhược tiểu như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei. Dùng chiêu “phủ để trừu tân” đối với Mỹ – Nhật – Hàn – Đài Loan thì câm miệng hến, bất lực, nuốt nhục nhìn 2 pháo đài bay B-52, máy bay Nhật Bản, Hàn Quốc và cả máy bay thương mại dân dụng của Nhật cũng tiếp tục bay vào khu vực phòng không mới mà không cần thông báo lý lịch và tuân hành mệnh lệnh của TC. Quả đây là một cái tát đích đáng vào mặt bọn lãnh đạo Bắc Kinh.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh có nhận xét chua cay của dân cư mạng TQ. Họ đã không ngần ngại đả kích thái độ thụ động của quân đội TQ, ngồi nhìn B-52 bay qua khu vực mà Bắc Kinh đòi hỏi phải xin phép trước và sau lại đó lại ngụy biện là đã giám sát kỹ hành động của đối phương. Cũng trong chiều hướng mỉa mai châm biến, một người dân dùng mạng internet nói: “Chắc hẳn là vùng nhận dạng phòng không do các đạo diễn phim chiến tranh TQ điều hành, trong đó có cảnh binh lính TQ chiến đấu chống máy bay Nhật bằng cách ném lựu đạn.”
Căn cứ vào diễn biến gần đây, ngoài những thách thức của Washington, Bắc Kinh còn phải rất đau đầu với Tokyo, Seoul và cả các hảng hàng không dân dụng Nhật Bản đã quyết định từ chối cung cấp kế hoạch bay cho TQ. Họ xem lời cảnh báo của đám tướng lãnh PLA không có “kilo” nào cả. Nhục quá!
BẮC KINH KHÔNG TỰ LƯỢNG SỨC MÌNH KHI THIẾT LẬP VÙNG ADIZ TRÊN VÙNG BIỂN HOA ĐÔNG:
Hành động đơn phương của Bắc Kinh không những gây căng thẳng trong quan hệ Trung – Nhật mà còn muốn kiểm soát các hoạt động của các chiến đấu cơ của Mỹ trong không phận xung quanh đảo Senkaku. Làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của đám tướng lãnh phía “diều hâu” ăn hại đái nát, quen thói bắt nạt, hiếp đáp, chèn ép các nước nhược tiểu ở Biển Đông, đã buộc Tập Cận Bình và ĐCSTQ phải đẩy mạnh các động thái thiết lập vùng ADIZ trên vùng biển Hoa Đông, nên phải chuốc lấy nhục nhã vì sự khinh thường của Mỹ – Nhật – Hàn – Đài sẽ không thay đổi cách thức thực hiện các chuyến bay của mình và khẳng định VÙNG PHÒNG KHÔNG của TC hoàn toàn không có giá trị.
Hành động ngang ngược nầy của Bắc Kinh làm hình ảnh của TC bị hoen ố và chuốc lấy sự khinh bỉ trên quy mô toàn cầu. Những hành động ngang ngược tranh chấp lãnh thổ & lãnh hải tại Biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực quay sang hoan nghinh đón nhận vai trò mở rộng của Hoa Kỳ ở Châu Á-TBD, để làm đối trọng với ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trung Cộng không có “đối tác” chỉ “đối thủ”, không có “đồng minh”, chỉ có “kẻ thù”.
KẾT LUẬN:
Muốn đủ thế & lực đấu với Mỹ, TC phải chờ ít nhất 3 thập niên nữa trong điều kiện nước Mỹ dậm chân tại chỗ, giữ nguyên trạng như hiện tại. Còn muốn chiến thắng Nhật TC chờ ít nhất 2 thập niên nữa. Trung Cộng là hình ảnh con rồng DẬY NON, chưa đủ thế & lực cuộn mình bay cao như con ĐẠI BÀNG Mỹ.
Viễn ảnh một cuộc xung đột quân sự xảy ra giữa Trung Cộng và Mỹ. Hoa Kỳ sẽ kết thúc trận đấu với Trung Cộng trong vòng 30 ngày. Mỹ chỉ cần tung ra một đòn sấm sét vào tử huyệt, người khổng lồ chân đất sét TQ sẽ nằm đo ván một cách dễ dàng, không cần dùng đến vũ khí nguyên tử, giết gà đâu cần dùng dao mổ trâu. Những tử huyệt của Tàu Cộng nằm ở đâu? Xin thưa đó là:
1. Đập Tam Hiệp (The Three Georges Dam): Nếu đập nầy bị vỡ thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một viễn tượng kinh hoàng khi khối Tsunami ở Đập Tam Hiệp tràn ra thành một trận đại hồng thủy, nó sẽ tàn phá và gây chết chóc kinh hoàng cho dân Tàu trong một thời gian ngắn từ 30 phút cho đến 1 giờ là nó nhấn chìm tất cả. Không có một sức mạnh nào ngăn chận được cơn lũ lụt vĩ đại và khủng khiếp nầy. 1/3 diện tích Trung Hoa Lục Địa, những vùng đất canh tác màu mỡ, trù phú, dân cư đông đúc trên hàng chục ngàn mẫu đất sẽ bị chôn vùi trong nước lụt. Hàng trăm ngàn làng mạc lớn nhỏ, hàng trăm thành phố chìm trong nước lũ. Hàng ngàn nhà máy kỹ nghệ, hãng xưởng sẽ bị tàn phá hoặc ngập nước, xác chết của gia súc, gia cầm nổi lều bều. Hậu quả của nó là dân Tàu sẽ lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, nạn đói thê thảm, bệnh dịch sẽ tràn lan và môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề.
2. Hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong là xương sống của con “rồng đỏ” TC, một khi bị đánh sập sẽ làm ngập lụt vùng phía dưới hạ nguồn, các hồ chứa nước không lồ sẽ sụp đổ đồng loạt. Hiện tượng nầy sẽ giống như cơn sóng thần tsunami trên đất liền, nó sẽ tàn phá sạch, quét sạch, giết sạch mọi sinh vật trên con đường đi của nó từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong. Hàng chục ngàn làng mạc, thành phố, tàu bè, đất đai màu mỡ, gia súc… dọc hai bên con sông MEKONG sẽ bị nước cuốn trôi hết ra biển. Con rồng đỏ TC sẽ biến thành con rắn nước, vùng vẫy trong cơn đại hồng thủy.
Hiện nay, Mỹ đang thủ đắc một loại bom xuyên boongke siêu khủng, mạnh nhất thế giới GBU-57 hay còn gọi là MOP (Massive Ordnance Penetrator) để phá hủy các công sự kiên cố nằm sâu dưới lòng đất hoặc các đập nước vĩ đại như đập Tam Hiệp chẳng hạn. Thử nghiệm GBU-57 lần đầu tiên ngày 14/3/2007 cho thấy chưa đủ mạnh. Nhằm nâng cao uy lực xuyên phá trước khi phát nổ, Ngũ Giác Đài đã chi khoảng 300 triệu USD để chế tạo 20 quả bom GBU-57 và đồng ý chi thêm 82 triệu USD để phát triển khả năng xuyên boongke của loại bom phi hạt nhân siêu khủng nhất thế giới hiện nay.
Mỗi quả bom GBU-57 nặng khoảng 13,6 tấn, được chế tạo với cánh ngắn ở giữa thân và cánh đuôi dạng lưới mắt cáo để có thể điều chỉnh được khi rơi. Nhờ phần mũi được làm bằng hợp kim thép siêu cứng. GBU-57 có khả năng xuyên sâu dưới lòng đất tới 60 thước, qua lớp bê tông thông thường và 40 thước qua đá cứng. Ngày 14/11/2011, Không quân Hoa Kỳ chính thức tiếp nhận tổng cộng 16 quả bom GBU-57. Vấn đề tồn trử loại bom nầy hiện ở đâu? Ở căn cứ Guam hay Okinawa? Vẫn còn nằm trong vòng bí mật, chưa được tiết lộ.
Chắc chắn 16 quả bom xuyên boongke thuộc “siêu khủng” nầy, cũng đủ tấn công, đánh sập đập Tam Hiệp và toàn bộ hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong. Chiến trường tương lai giữa Mỹ – Trung không giải quyết bằng “MÁU” mà được giải quyết bằng… “NƯỚC”.
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào: