Quyết định này của Trung Quốc đã lập tức bị phản đối, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản cho đến Hàn Quốc, Đài Loan… Washington, rồi Tokyo và Seoul đều đã công khai thách thức Trung Quốc khi cho phi cơ quân sự ngang nhiên thâm nhập vùng phòng không, bất chấp các yêu cầu thông báo trước của Bắc Kinh.
Rất nhiều quốc gia đều tỏ ý quan ngại trước động thái của Trung Quốc, nhận định rằng quyết định này có nguy cơ dẫn đến các sự cố đáng tiếc, gây nên tình hình bất ổn định trong khu vực.
Câu hỏi đặt ra là hiện có hơn 20 quốc gia có khu phòng không tương tự, nhưng tại sao vùng do Trung Quốc thành lập lại làm dấy lên nhiều mối quan ngại như vậy. Các quy định do Trung Quốc đặt ra khác gì so với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ và Nhật Bản ?
Trong một nhận định đầu tiên ngày 25/11 về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, chuyên gia Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc phân tích một số điểm khác biệt liên quan đến vùng phòng không của Trung Quốc.
Carl Thayer : Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) đặc biệt trên hai mặt. Trước hết, vùng ADIZ của Trung Quốc bao gồm cả không phận phía trên quần đảo Senkaku của Nhật Bản và chồng lấn với vùng ADIZ của Nhật Bản. Đây là một thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Nhật Bản.
Mặt khác, Trung Quốc hiện đang yêu cầu tất cả các máy bay phải tuân theo quy định mới do họ ban hành. Ngược lại, Mỹ chỉ yêu cầu các phi cơ bay trực tiếp đến Mỹ thực hiện các quy định về việc nhận dạng và thông tin mà thôi.
Nhiều người nghĩ rằng khu vực của Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang với Nhật Bản. Kể từ tháng Chín năm ngoái, phi cơ quân sự và tàu hải quân của hai nước đã đối đầu với nhau rất nhiều lần trong khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Đối với giáo sư Carl Thayer, việc Trung Quốc áp đặt vùng phòng không trên vùng Senkaku/Điếu Ngư quả thực là một động thái khiêu khích nguy hiểm.
Carl Thayer : Không phận quần đảo Senkaku rất nhỏ so với toàn bộ không phận bao gồm trong vùng phòng không ADIZ của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh gửi máy bay quân sự đến thách thức máy bay của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản trên quần đảo Senkaku, điều đó sẽ là một hành động phiêu lưu với độ rủi ro cao, có thể kích động một cuộc đụng độ hoặc gây ra tai nạn. Một tình huống như vậy chẳng khác gì một trò chơi « liều mạng » trên không.
Việc Trung Quốc tìm cách đơn phương áp đặt các quy định về vùng ADIZ của mình không phận Nhật Bản làm tăng nguy cơ xẩy ra sự cố trên không thay vì làm giảm các hiểm họa này. Việc Trung Quốc mở rông vùng phòng không qua những nơi khác cũng đã tạo nên phản ứng chống đối từ Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ.
Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc trực tiếp thách thức quyền quá cảnh không phận của các chiếc phi cơ không trực tiếp đến Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc là một sự khiêu khích không cần thiết.
Đánh giá về động thái gần đây của Mỹ, cử pháo đài bay B-52 đi qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, Giáo sư Thayer cho rằng Washington đã chứng tỏ bằng hành động cụ thể hai lập trường xuyên suốt của mình : bảo vệ quyền tự do lưu thông – cả ở trên không – và khẳng định giá trị của Hiệp định Phòng thủ Mỹ-Nhật. Trong nhận định hôm 27/11, ông Thayer nói rõ :
Carl Thayer : Hoa Kỳ đã nói khá rõ ràng rằng hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku, từ đất đai, lãnh hải đến không phận. Vùng phòng không của Trung Quốc đã trùm lên một khu vực rộng lớn hơn là không gian trên quần đảo Senkaku. Phản ứng của Mỹ là xoáy mạnh thêm và đẩy bóng trở lại sân Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đã được cảnh báo rằng hành động của họ thách thức không chỉ Nhật Bản mà cả Hoa Kỳ. Các phi vụ B-52 gần đây là hành động thường xuyên nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông trên không phận quốc tế của Hoa Kỳ. Trong phản ứng của mình đối với vùng phòng không của Trung Quốc, Washington đã nói rõ là vùng ADIZ của Mỹ chỉ nhắm vào các máy bay trực tiếp đi đến Hoa Kỳ, còn phi cơ chỉ quá cảnh vẫn được tự do di chuyển.
Mỹ có cùng một lập trường đối với không phận cũng như hải phận quốc tế. Hải quân Mỹ thường tiến hành các chiến dịch được thiết kế thich hợp nhắm vào những quốc gia có mưu toan hạn chế quyền quá cảnh của tàu quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Quan điểm cố hữu của Mỹ là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ khác trong vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng do việc Hoa Kỳ đã quản lý quần đảo Senkaku sau Thế chiến Thứ hai trong tư cách là một phần của Okinawa trước khi giao lại cho Nhật Bản kiểm soát, vùng Senkaku là một trường hợp đặc biệt : Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo này.
Các hành động của Mỹ sẽ các nước trong khu vực kín đáo hoan nghênh, vì lẽ Trung Quốc đã nói rằng họ tự dành quyền áp đặt một vùng nhận dạng phòng không khác trên các vùng biển khác, trong đó có cả Biển Đông.
Nếu Trung Quốc thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông, điều đó có thể ảnh hưởng đến các phi vụ tuần tra của Việt Nam trên vùng quần đảo Trường Sa.
Rất nhiều quốc gia đều tỏ ý quan ngại trước động thái của Trung Quốc, nhận định rằng quyết định này có nguy cơ dẫn đến các sự cố đáng tiếc, gây nên tình hình bất ổn định trong khu vực.
Câu hỏi đặt ra là hiện có hơn 20 quốc gia có khu phòng không tương tự, nhưng tại sao vùng do Trung Quốc thành lập lại làm dấy lên nhiều mối quan ngại như vậy. Các quy định do Trung Quốc đặt ra khác gì so với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ và Nhật Bản ?
Trong một nhận định đầu tiên ngày 25/11 về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, chuyên gia Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc phân tích một số điểm khác biệt liên quan đến vùng phòng không của Trung Quốc.
Carl Thayer : Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) đặc biệt trên hai mặt. Trước hết, vùng ADIZ của Trung Quốc bao gồm cả không phận phía trên quần đảo Senkaku của Nhật Bản và chồng lấn với vùng ADIZ của Nhật Bản. Đây là một thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Nhật Bản.
Mặt khác, Trung Quốc hiện đang yêu cầu tất cả các máy bay phải tuân theo quy định mới do họ ban hành. Ngược lại, Mỹ chỉ yêu cầu các phi cơ bay trực tiếp đến Mỹ thực hiện các quy định về việc nhận dạng và thông tin mà thôi.
Nhiều người nghĩ rằng khu vực của Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang với Nhật Bản. Kể từ tháng Chín năm ngoái, phi cơ quân sự và tàu hải quân của hai nước đã đối đầu với nhau rất nhiều lần trong khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Đối với giáo sư Carl Thayer, việc Trung Quốc áp đặt vùng phòng không trên vùng Senkaku/Điếu Ngư quả thực là một động thái khiêu khích nguy hiểm.
Carl Thayer : Không phận quần đảo Senkaku rất nhỏ so với toàn bộ không phận bao gồm trong vùng phòng không ADIZ của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh gửi máy bay quân sự đến thách thức máy bay của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản trên quần đảo Senkaku, điều đó sẽ là một hành động phiêu lưu với độ rủi ro cao, có thể kích động một cuộc đụng độ hoặc gây ra tai nạn. Một tình huống như vậy chẳng khác gì một trò chơi « liều mạng » trên không.
Việc Trung Quốc tìm cách đơn phương áp đặt các quy định về vùng ADIZ của mình không phận Nhật Bản làm tăng nguy cơ xẩy ra sự cố trên không thay vì làm giảm các hiểm họa này. Việc Trung Quốc mở rông vùng phòng không qua những nơi khác cũng đã tạo nên phản ứng chống đối từ Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ.
Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc trực tiếp thách thức quyền quá cảnh không phận của các chiếc phi cơ không trực tiếp đến Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc là một sự khiêu khích không cần thiết.
Đánh giá về động thái gần đây của Mỹ, cử pháo đài bay B-52 đi qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, Giáo sư Thayer cho rằng Washington đã chứng tỏ bằng hành động cụ thể hai lập trường xuyên suốt của mình : bảo vệ quyền tự do lưu thông – cả ở trên không – và khẳng định giá trị của Hiệp định Phòng thủ Mỹ-Nhật. Trong nhận định hôm 27/11, ông Thayer nói rõ :
Carl Thayer : Hoa Kỳ đã nói khá rõ ràng rằng hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku, từ đất đai, lãnh hải đến không phận. Vùng phòng không của Trung Quốc đã trùm lên một khu vực rộng lớn hơn là không gian trên quần đảo Senkaku. Phản ứng của Mỹ là xoáy mạnh thêm và đẩy bóng trở lại sân Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đã được cảnh báo rằng hành động của họ thách thức không chỉ Nhật Bản mà cả Hoa Kỳ. Các phi vụ B-52 gần đây là hành động thường xuyên nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông trên không phận quốc tế của Hoa Kỳ. Trong phản ứng của mình đối với vùng phòng không của Trung Quốc, Washington đã nói rõ là vùng ADIZ của Mỹ chỉ nhắm vào các máy bay trực tiếp đi đến Hoa Kỳ, còn phi cơ chỉ quá cảnh vẫn được tự do di chuyển.
Mỹ có cùng một lập trường đối với không phận cũng như hải phận quốc tế. Hải quân Mỹ thường tiến hành các chiến dịch được thiết kế thich hợp nhắm vào những quốc gia có mưu toan hạn chế quyền quá cảnh của tàu quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Quan điểm cố hữu của Mỹ là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ khác trong vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng do việc Hoa Kỳ đã quản lý quần đảo Senkaku sau Thế chiến Thứ hai trong tư cách là một phần của Okinawa trước khi giao lại cho Nhật Bản kiểm soát, vùng Senkaku là một trường hợp đặc biệt : Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo này.
Các hành động của Mỹ sẽ các nước trong khu vực kín đáo hoan nghênh, vì lẽ Trung Quốc đã nói rằng họ tự dành quyền áp đặt một vùng nhận dạng phòng không khác trên các vùng biển khác, trong đó có cả Biển Đông.
Nếu Trung Quốc thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông, điều đó có thể ảnh hưởng đến các phi vụ tuần tra của Việt Nam trên vùng quần đảo Trường Sa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét