RadioCTM
CSVN sửa soạn đưa blogger Trương Duy Nhất ra tòa [ 8:23 ] Hide Player | Play in Popup | Download
CSVN sửa soạn đưa blogger Trương Duy Nhất ra tòa
Blogger Trương Duy Nhất, năm nay 49 tuổi, bị bắt hôm 26.5.2013 ở Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nôi trong cùng ngày vì cáo buộc có “hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.”
Trong khi hiện còn chưa rõ khi nào ông Nhất sẽ bị đưa ra xét xử, hôm 12.12.2013, báo Công an Nhân dân đột nhiên có bài viết dài luận tội ông như:
- Đã đăng tải trên blog cá nhân hơn 1.000 bài viết ký tên Trương Duy Nhất và một số tác giả khác và lựa chọn cho hiển thị nhiều ý kiến bình luận của người đọc.
- Lợi dụng quyền tự do báo chí, Trương Duy Nhất đã viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên website của mình, làm giảm tuy tín, mất lòng tin của nhân dân.
Tờ Công an Nhân dân còn nói ông Nhất đã “tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân” và bình luận thêm: “Trong quá trình điều tra, ông Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình, nhưng không thừa nhận đó là hành vi phạm tội và không tỏ ra ăn năn hối cải về các hành vi này.
Hà Giang: Không khởi tố quan chức tham nhũng mà lại ‘xử lý người tố cáo’
Vụ ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ tàn tật cùng kế toán và thủ quỹ biển thủ tổng cộng 181 triệu đồng được nhiều báo chí đăng tin, trong đó có cả tờ Nhân Dân của đảng CSVN. Tuy nhiên các quan chức tỉnh Hà Giang nói rằng khởi tố tham nhũng sẽ gây bất ổn chính trị. Trong khi đó, người tố cáo tham nhũng sẽ bị trừng trị.
Tin cho biết số tiền 181 triệu này bao gồm gần 151 triệu đồng mà họ giữ lại không phát cho các trẻ khuyết tật mà chia nhau cùng 31 triệu đồng mà họ khai khống giá trị của thiết bị mua cho trung tâm.
Ông Lý Quang Thái, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của Hà Giang đã có công văn từ hôm 4/10/2013 gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đề nghị “không khởi tố vụ án hình sự đối với các cá nhân sai phạm liên quan đến vụ việc nêu trên và chuyển hồ sơ để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý cán bộ theo thẩm quyền”.
Trong công văn, ông Thái cho rằng: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa.” Vị giám đốc sở cũng nói sở của ông đề nghị không khởi tố hình sự để “góp phần ổn định chính trị tại địa phương” và nói thêm:”vì…đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành kiểm sát, công an đã họp, thống nhất không khởi tố hình sự như chúng tôi đã đề nghị.
Mặt khác, ông Thái cũng được tờ Nhân Dân dẫn lời nói về người tố cáo: “Đây là một cán bộ từng công tác tại Trung tâm này, nhưng sau đã được chuyển sang làm phó ở một đơn vị khác. Người này gửi đơn tố cáo đến Công an, Thanh tra tỉnh chứ không gửi qua Sở. Sau khi xử lý ba cán bộ sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý cô này vì vi phạm điều đảng viên không được làm.”
Vụ không xử lý hình sự các quan chức tham ô tiền của trẻ tàn tật đã gây bức xúc trong dư luận.
Blogger Đào Tuấn cho biết: “Câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác chống tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì… đại cục; dù không một đứa trẻ tàn tật nào ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé, mặt mũi thế nào; dù nhân dân không thể hiểu tại sao việc “bật đèn xanh” cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương (?!). Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một ”bộ phận không nhỏ” mà chính lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN đã từng than thở?
Hà Tỉnh: Cưỡng chế đất của dân để làm sân Golf
Ngày 10.12.2013, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh huy động lực lượng Công an huyện Nghi Xuân và cả lực lượng cơ động thành phố Vinh đến khu đất thuộc địa bàn hai xã Xuân Thành, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân) để cưỡng chế cắm mốc, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án Khu du lịch và sân golf Xuân Thành.
Lực lượng này sau đó đã chủ động tấn công người dân, buộc họ phải chống trả khiến một số người đã bị thương rất nặng sau vụ xô xát và 15 người bị bắt.
Lực lượng này sau đó đã chủ động tấn công người dân, buộc họ phải chống trả khiến một số người đã bị thương rất nặng sau vụ xô xát và 15 người bị bắt.
Dự án Khu du lịch và sân golf Xuân Thành được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt hồi đầu năm 2008, với diện tích quy hoạch sử dụng đất là hơn 110 ha, mà không đền bù xứng đáng. Nhiều hộ dân tại đây nói dù họ đã đi thưa kiện suốt bốn năm nay và dù sau khi Nghị định 69 của chính phủ ra đời, chính quyền huyện vẫn không chịu đền bù theo mức mới mà nghị định này quy định, đồng thời sử dụng lực lượng công an để ngăn chặn không cho người dân lên tỉnh khiếu nại.
Mãi sau này, UBND huyện mới chịu nâng tiền từ hơn 19 triệu đồng lên 35 triệu đồng một sào trên 500 mét vuông. Sau gần một năm sau, đến tháng 8 năm 2013 thì UBND huyện mời bà con lên nhận tiền hỗ trợ đợt hai, tổng cộng ba lần mới được 47 triệu đồng/sào. Tuy nhiên vì mức giá này vẫn còn quá thấp so với mức giá trần đền bù hiện nay lẽ ra là hơn 170 triệu đồng nên các hộ gia đình tiếp tục phản đối.
Một nhà báo ẩn danh cho biết, đồng bằng Bắc Trung Bộ diện tích rất hẹp, một năm chỉ trông được hai vụ lúa và trong nghị định của chính phủ chỉ cho phép sử dụng 4% đất nông nghiệp trong tất cả các dự án chứ không chỉ riêng sân golf. Vậy mà trong vụ này, gần như là 100% đất nông nghiệp bị tịch thu, người dân mất hoàn toàn công cụ sản xuất. Bên cạnh đó, chính quyền còn không cung cấp cho dân biết giá trần đền bù, bắt bớ dân trái phép và đánh đập người khiếu kiện dã man, đe dọa, dụ dỗ, và nhiều biện pháp hòng chiếm đoạt đất đai của dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét