Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - (Để sống còn, nổi sợ hãi mãn tính triền miên của các chế độ “độc tài” là hội chứng “đám đông” nhân dân, vì vậy họ đàn áp mọi cuộc tụ họp bằng đủ thứ công cụ, bất chấp pháp luật, đạo lý và công pháp quốc tế).
Campuchia kỷ niệm Ngày Nhân Quyền
Hình ảnh phe đối lập và nhà nước Campuchia cùng tổ chức biểu tình kỷ niệm ngày QT/Nhân Quyền tại thủ đô Phnom Penh.
Đối Lập biểu tình đòi hỏi tôn trọng quyền của công dân
Khoảng 20. 000 người Campuchia được chia thành hai nhóm khác nhau tổ chức biểu tình và tuần hành ôn hòa trên đường phố thủ đô Phnom Penh cùng chung một mục đích đòi chính phủ tôn trọng đầy đủ quyền của công dân, khi gần 20. 000 người khác ủng hộ phe đối lập cùng lúc tổ chức biểu tình ở tỉnh Siem Reap. Đoàn tuần hành từ tỉnh Svay Rieng đến Phnompenh để tham gia kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền, 09/12/2013.
Chính phủ tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân Quyền
Các giới chức chính phủ Campuchia cũng tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân Quyền với các buổi lễ của họ tại Phnom Penh, cả tại Sân Vận động Olympic ở trung tâm thủ đô lẫn tại sảnh đường thành phố.
Đô trưởng thủ đô Phnom Penh Pa Socheatvong đã nói trước một đám đông khoảng 2000 người tại vận động trường ở trung tâm rằng chính phủ đã nhiệt tình làm việc để thăng tiến nhân quyền trong nước.
Ông tuyên bố: “chính phủ chú trọng vào việc thi hành một nền dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền. Ông khuyến khích tất cả mọi người trên cơ sở nhân quyền chia sẻ các vấn đề và ý kiến để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của toàn dân Campuchia”.
Buổi lễ này có sự tham dự của gần 50 tổ chức quốc tế và địa phương, và được hoan nghênh bởi một số người bênh vực xã hội dân sự, những người mà đôi khi không thuận thảo với giới hữu trách CP/Campuchia.
Theo (REUTERS/Samrang Pring)
Còn tại CS/XHCN Việt Nam - dấu ấn của ngày “Bạo Quyền”
Công an Việt Nam trấn áp bằng bạo lực các sự kiện mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền,
Bong bóng bị tịch thu, các tờ rơi bị giật xé. Nhiều người tham gia bị ném mắm tôm, bị hành hung thô bạo gây thương tích. (VOA)
Những quả bóng chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền cũng bị tịch thu!??
Bị CA/AN thường phục hành hung gây thương tích
Các buổi sinh hoạt trao đổi về quyền con người của giới blogger trong nước kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 gặp phải sự sách nhiễu và khống chế của cơ quan an ninh nhà nước một cách vô lý khi Việt Nam vừa chen chân vào được chỗ ngồi trong HĐ/Nhân Quyền /LHQ.
Buổi kỷ niệm ở Sài Gòn diễn ra tại Công viên 23/9 và buổi tập họp tương tự tại Hà Nội được tổ chức ở Công viên Thống Nhất vào chủ nhật (8/12) sau khi sinh hoạt này diễn ra tại TP Nha Trang một ngày trước đó.
Các blogger tham gia sự kiện tại hai miền Nam-Bắc cho VOA Việt ngữ biết các hoạt động ôn hòa như phát bóng bay cổ xúy nhân quyền, truyền tay tờ rơi về Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế Chống Tra tấn bị an ninh chìm nổi tìm mọi cách quấy nhiễu.
Một trong những nạn nhân bị đánh, cô Đào Trang Loan (Facebooker Hư Vô) từ Hà Nội nói với PV Việt ngữ -VOA:
“Công an, an ninh rất nhiều họ cải trang thường phục. Họ cho đoàn thanh niên vào mang theo loa chĩa vào mọi người nói rằng ‘Không được tổ chức tụ tập đông người’. Em bị một an ninh thường phục xông vào đánh và tát. Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng em chỉ giúp nhà nước phổ biến về quyền cơ bản của con người, thế mà. . họ đánh em và đánh cả những người đến tham gia, điều này chỉ thể hiện là họ đang rất sợ hãi đám đông từ nhân dân mà thôi”.
Cô Nguyễn Nữ Phương Dung, chủ nhân trang Facebook Miu Mạnh Mẽ, tham gia buổi sinh hoạt ở Sài Gòn nói cô rất buồn trước cách đối phó của chính quyền với những sinh hoạt rất ôn hòa cổ xúy nhân quyền tại Việt Nam giữa lúc Hà Nội vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng như vừa tham gia ký kết Công ước Chống Tra tấn của Liên hiệp quốc.
Cô Phương Dung nói:
“Nhà nước và đảng cầm quyền không cho phép tụi em tham gia vào các sinh hoạt như thế này. Cho nên họ dùng mọi cách để ngăn cản tụi em. Khi bị ngăn trở như vậy, tụi em rất khó có thể ngồi lại trao đổi, quảng bá về nhân quyền, các quyền con người mà lẽ ra mình phải được hưởng. Tụi em đã rất cố gắng nói chuyện ôn hòa, không dùng bất cứ hình thức nào chống đối lại bọn họ. Nhưng họ lại cướp giật, xô đẩy tụi em, không cho tụi em phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Khi tụi em phát ra, họ giật lại. Sau đó, họ ném mắm tôm vào tụi em, châm nổ bong bóng của tụi em, những hành động đó không hiểu tại sao họ có thể bất chấp pháp luật nhân cách mà làm như vậy!?”
Blogger Phương Dung nói lẽ ra các hoạt động cổ xúy nhân quyền ôn hòa như thế này phải được nhà nước đứng ra tổ chức:
“Vì nhà nước không tổ chức những buổi sinh hoạt thế này nên tụi em, những người dân bình thường, phải tự tổ chức, tự bỏ tiền túi để làm bong bóng, in tờ rơi về Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Chống tra tấn của Liên hiệp quốc. Đáng ra họ phải là người làm những việc đó. ”
Phương Dung (một Blogger) cho biết cô và các bạn của cô không hề nao núng khiếp sợ trước các biện pháp đàn áp vô cớ của chính quyền, bởi:
“Em nghĩ cái gì bắt đầu cũng gian nan và khó khăn. Tụi em tham gia và tổ chức những sự kiện thế này đã lường trước mình phải chịu những chuyện như vậy. Nhưng tụi em muốn cho mọi người thấy rằng những sinh hoạt thế này là điều hết sức bình thường. Nhà cầm quyền theo thời gian phải thấy là những chuyện tụi em làm là tốt đẹp chứ không phải là ‘lật đổ’ hay gì hết. Tụi em chỉ muốn đất nước được phát triển hơn, mọi người dân đều hiểu về quyền con người của mình. Tụi em vẫn sẽ tiếp tục những hoạt động như vậy, tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội, tụi em vẫn cứ làm”
Những người tham gia nói nếu nhà nước không muốn giới trẻ tự phát tổ chức các hoạt động trao đổi-tìm hiểu về nhân quyền, thì chính quyền nên chủ động đứng ra tổ chức những sự kiện như thế vì nhân quyền là một đề tài rất thực tế, rất đáng được tìm hiểu và hành xử đúng cách tại Việt Nam. (Trà Mi-VOA)
Vì sao 2 quốc gia, Việt Nam - Campuchia cách nhau một đường biên người dân có thể bước chân qua lại nhưng tương phản xa lạ vô cùng trong tư duy và hành động nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền như nói trên?.
Bản chất 2 chế độ thay cho câu trả lời. Campuchia “đa đảng dân chủ” và CSVN “độc tài toàn trị”.
Thủ lĩnh đối lập Campuchia Chủ tịch Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) ông Sam Rainsy một người theo chủ nghĩa “cực đoan dân tộc” sau khi lưu vong, được CP Campuchia “mời” về nước, ông từng có mặt trong nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ của phe đối lập chống chính phủ nhưng vẫn được bảo vệ và cho phép với điều kiện “không bạo động”, bởi mọi rủi ro xảy ra cho ông, CP Campuchia sợ mang tiếng “đàn áp” nhân quyền với công luận quốc tế.
Còn chế độ XH/CN/VN - Để sống còn, nổi sợ hãi mãn tính triền miên của “độc tài CS” là hội chứng “đám đông nhân dân”, vì vậy họ đàn áp mọi cuộc tụ họp bằng đủ thứ công cụ, bất chấp pháp luật, đạo lý và công pháp quốc tế.
Thật là mỉa mai tới độ như khôi hài – Một cái “nhà nước, đảng” tự khoe khoang với công luận trong nước và quốc tế là của dân, do dân và vì dân nhưng lại “thường trực sợ nhân dân lật đổ”!? Lúc nào cũng nơm nớp cho rằng có nhiều kẻ thù, thế lực phản động chống phá xung quanh mình!? Một nghịch lý mà (trừ CSVN) trong khối Asean không có quốc gia nào mắc phải, để chế độ CS độc tài khát máu lạc hậu này lấy công cụ bạo hành phi luật pháp làm “chuẩn mực” đối phó với nhân dân mình – Đó là khác biệt giữa Nhân Quyền và Bạo Quyền trong đa nguyên dân chủ và độc tài bạo lực.
Phải tối thiểu như người dân Campuchia. Chúng ta, toàn dân tộc Việt Nam phải cất cao tiếng thét đòi lại “Nhân Quyền” mà từ lâu đã bị chế độ CS tước đoạt (bầu cử tự do, báo chí tự do, biểu tình đúng luật) Bởi im lặng là đồng hành với tội ác chống lại loài người của độc tài toàn trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét