Pages

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Trung Quốc chống tham nhũng nhưng thiếu sự độc lập

Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở màn năm đầu tiên
 lên nắm quyền bằng nỗ lực rất lớn để diệt trừ tham nhũng.
VOA
Trong năm đầu tiên lên nắm quyền, Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở màn bằng nỗ lực rất lớn để diệt tham nhũng. Các nỗ lực của ông là loại bỏ thất thoát của nhà nước và sau đó được các quan chức cấp cao tán thưởng. Tuy nhiên nhiều người nói rằng còn rất nhiều việc phải làm.
Trong năm qua, Trung Quốc đầu tiên đã xử một trong những vụ án chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên, trực tuyến các tiến trình xét xử gần như cùng thời điểm thực tế.
Trong khi phiên toàn xét xử chính khách nổi tiếng Bạc Hy Lai gây chú ý trên các hàng tít báo chí quốc tế, thì những quan chức cấp cao khác trong các doanh nghiệp nhà nước cũng bị nhắm tới.
Ông Hồ Tinh Ðẩu, một kinh tế gia tại Viện Kỹ thuật Bắc Kinh, nói rằng mặc dù có những phô trương về về chiến dịch chống tham nhũng, nhưng điều này không phải là chưa từng xảy ra. Ông cho biết:
“Không có gì đáng kể trong việc cải cách thể chế về việc làm thế nào để chống tham nhũng, và cũng không có gì khác biệt nhiều với những gì họ đã nỗ lực trong quá khứ”.
Theo thống kê được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao công bố, con số những quan chức bị điều tra trong năm nay không tăng lên đáng kể so với năm ngoái.
Tuy nhiên ông Hà Binh, một học giả pháp lý của trường đại học Khoa học chính trị và Luật pháp của Trung Quốc, cho rằng có sự thay đổi trong mức độ của chiến dịch chống tham nhũng. Ông nói:
“Trong năm qua, có khoảng 10-20 quan chức cấp bộ trưởng hoặc cao hơn đã bị bắt giữ. Ðây là sự trấn áp dữ dội. Người ta có thể nói về việc trấn áp tham nhũng, nhưng điều quan trọng là bạn bắt giữ những người phạm tội tham nhũng”.

GIÁM SÁT CÔNG CỘNG

Các quan chức cũng đang đối mặt với những giám sát từ công chúng và điều này sẽ gây khó khan hơn cho các quan chức trong việc phô trương sự giàu có và việc lạm dụng công quỹ. Khi một quan chức địa phương ở Bắc Kinh quyết định tổ chức một lễ cưới lớn trong ba ngày cho con trai vào tháng Muời thì đã bị truyền thông chụp lấy.
Ông này sau đó đã bị cách chức.
Nhật báo và các kênh truyền hình cũng đã công bố những bài phóng sự điều tra dài về việc các quan chức chiêu đãi tiệc tùng và lạm dụng công quỹ.
Trong năm qua, các nhà hang chuyên tổ chức tiệc chiêu đã bị thiệt hại năng, có thể thấy là doanh nghiệp của họ gần như bị cắt đi một nửa. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực để sống sót bằng cách tạo nhiều không gian riêng tư hơn cho các quan chức nhà nước.

CON ÐƯỜNG BỘ TRƯỞNG

Trên đường Nguyệt Ðàn của Bắc Kinh, còn được gọi là con đường Bộ trưởng vì nhiều quan chức nhà nước sống ở đây, những người bán rượu cao cấp của Trung Quốc cho biết doanh số năm nay bị giảm khoảng 30%.
Quản lý của một nhà hang tổ chức tiệc chiêu đãi cao cấp trên đường Nguyệt Ðàn, không muốn nêu tên trực tiếp, cho biết việc kinh doanh rất tệ và ông buộc phải chuyển sang làm món Teppanyaki Nhật Bản (món nướng của Nhật), và phải cho thuê tầng lầu.
Những khó khăn kinh tế, tuy vậy lại là điều tốt, kinh tế gia Hồ Tinh Ðẩu cho biết như vậy, bởi vì sự lệ thuộc quá nhiều vào các chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra nền kinh tế sai lạc.
Ông Hồ cho rằng chi tiêu hành chánh của Trung Quốc rất lớn và theo thống kê chính thức, 25% doanh thu của nhà nước đã được dung cho chi tiêu hành chánh. Ông Hồ nói:
“Nhiều học giả cho rằng còn nhiều hơn nữa, khoảng 35%, và thậm chí có người nghĩ đến 50%. Vậy là một nửa cho chi tiêu công, hoặc khoảng một nửa trong số đó là để trả cho việc chi tiêu của nhà nước”.
Có vẻ như công chúng bằng lòng với những thay đổi. Một người đàn ông có tên họ là Lý, làm việc ở nhà hang, nói rằng trong lúc doanh nghiệp chỗ anh bị thiệt hại, nhưng nói chung, nỗ lực cắt giảm thất thoát là một điều tốt và dường như có sự tiến triển ở một vài thành phố.
Tuy nhiên, cần tập trung hơn vào những cặn bã ở cấp độ địa phương. Anh cho biết thêm.
“Có quá nhiều tham nhũng ở đây, ví dụ một trưởng thôn tham nhũng ở làng quên có thể nhận được hang tram ngàn, thậm chí hang triệu nhân dân tệ”.

GIÁM SÁT NHIỀU HƠN

Một cách để chính quyền dẹp bỏ tham nhũng ở các quan chức địa phương là minh bạch ngân sách nhà nước ở địa phương và trung ương. Hạn chế chi tiiêu và có ý thức rõ rang về việc sử dụng ngân sách thế nào sẽ thiết thực hơn là việc hạn chế thất thoát. Ông Hà Binh nói:
“Nếu bạn biết cách chi tiêu tiền bạc, bạn không thể dễ dàng kiểm soát các thất thoát được sử dụng cho việc chiêu đãi tiệc tùng, nhưng là quyền lực của các quan chức. Việc lạm quyền và thiếu kiểm soát đã dẫn tới việc lạm dụng công quỹ”.
Nhưng với những thay đổi này, cần phải có sự giám sát độc lập hơn. Ông Hồ Tinh Ðẩu nói thêm:
“Vì chính quyền không bắt đầu bất cứ cải cách chính trị nào, nên rất khó để cải thiện hệ thống chống tham nhũng. Rất khó có những tổ chức độc lập để giám sát hành vi tham nhũng (của các quan chức đảng). Rất khó để có tự do báo chí thực sự và cũng rất khó để công khai tài sản”.
Với tất cả những giám sát mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra đối với vấn đề tham nhũng, các nhà phân tích cho rằng chính quyền đã giới hạn việc giám sát công bằng việc thắt chặt thêm các hạn chế về tự do biểu đạt. Các luật mới về áp dụng hình phạt cho việc truyền bá thong tin trực tuyến đã khiến cho công chúng sợ hãi. Các phân tích gia cho rằng nới lỏng những hạn chế trên sẽ cho phép công chúng đóng vai trò lớn hơn trong việc giám sát các quan chức.

Không có nhận xét nào: