Theo tờ China Daily, trích dẫn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, quân đội đã « tung ra những chương trình thí điểm có kết quả tích cực » trên vấn đề thành lập một bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp. Tờ báo tuy nhiên không cho biết là hệ thống chỉ huy hỗn hợp đó có thay thế hệ thống chỉ huy theo vùng chiến thuật hiện hành hay không.
Hiện nay Quân đội Trung Quốc – trong đó có cả hải quân và không quân – được tổ chức theo tiêu chí địa lý, phân chia thành 7 quân khu, với lục quân làm lực lượng chủ đạo. Một cách tổ chức mới, thống nhất hơn, được cho là có thể làm giảm bớt nguy cơ một chỉ huy địa phương hành động trái phép trong một tình huống khủng hoảng.
Tuy quyết định cải thiện hiệu năng chiến đấu của lực lượng võ trang, nhưng Bắc Kinh vẫn xác định chủ trương hòa bình của mình.
Giáo sư Âu Dương Vệ (Ouyang Wei) thuộc Đại học Quốc phòng của Quân đội Trung Quốc nhận định là hệ thống mới sẽ giúp quân đội gia tăng tốc độ đối phó với các tình huống khẩn cấp. Đối với chuyên gia này : « Đây là một hệ thống này đã được phổ biến ở phương Tây trong nhiều thập kỷ, không phải là (nhằm) khởi động một cuộc chiến, mà là để triệt hạ đe dọa chiến tranh ngay từ trong trứng nước ».
Bộ Quốc phòng Trung Quốc, được báo China Daily trích dẫn, đã khẳng định rằng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này không nhắm vào bất kỳ nước nào, gián tiếp phản bác lập luận trên tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cách nay hai hôm, cho rằng kế hoạch của Bắc Kinh nhắm vào Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vào lúc Bắc Kinh không ngừng phô trương sức mạnh trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, giới phân tích đã đặc biệt lưu ý đến ưu tiên giành cho hải quân trong kế hoạch cải tổ quân đội của Trung Quốc.
Trả lời báo China Daily, Phó tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này sẽ tập trung vào việc cải thiện kho vũ khí tối tân trong lãnh vực hải quân, không quân và hạt nhân. Riêng Hải quân Trung Quốc có khả năng được ưu tiên cao nhất - bằng cách thêm tàu sân bay và các hạm đội hùng hậu hơn.
Giải thích về ưu tiên trên đây, chuyên gia này xác định : « Trung Quốc đã xây dựng được pháo đài sắt tại các vùng biên giới (trên bộ) của mình. Quan ngại lớn hiện nay nằm trên biển. »
Hiện nay Quân đội Trung Quốc – trong đó có cả hải quân và không quân – được tổ chức theo tiêu chí địa lý, phân chia thành 7 quân khu, với lục quân làm lực lượng chủ đạo. Một cách tổ chức mới, thống nhất hơn, được cho là có thể làm giảm bớt nguy cơ một chỉ huy địa phương hành động trái phép trong một tình huống khủng hoảng.
Tuy quyết định cải thiện hiệu năng chiến đấu của lực lượng võ trang, nhưng Bắc Kinh vẫn xác định chủ trương hòa bình của mình.
Giáo sư Âu Dương Vệ (Ouyang Wei) thuộc Đại học Quốc phòng của Quân đội Trung Quốc nhận định là hệ thống mới sẽ giúp quân đội gia tăng tốc độ đối phó với các tình huống khẩn cấp. Đối với chuyên gia này : « Đây là một hệ thống này đã được phổ biến ở phương Tây trong nhiều thập kỷ, không phải là (nhằm) khởi động một cuộc chiến, mà là để triệt hạ đe dọa chiến tranh ngay từ trong trứng nước ».
Bộ Quốc phòng Trung Quốc, được báo China Daily trích dẫn, đã khẳng định rằng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này không nhắm vào bất kỳ nước nào, gián tiếp phản bác lập luận trên tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cách nay hai hôm, cho rằng kế hoạch của Bắc Kinh nhắm vào Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vào lúc Bắc Kinh không ngừng phô trương sức mạnh trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, giới phân tích đã đặc biệt lưu ý đến ưu tiên giành cho hải quân trong kế hoạch cải tổ quân đội của Trung Quốc.
Trả lời báo China Daily, Phó tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này sẽ tập trung vào việc cải thiện kho vũ khí tối tân trong lãnh vực hải quân, không quân và hạt nhân. Riêng Hải quân Trung Quốc có khả năng được ưu tiên cao nhất - bằng cách thêm tàu sân bay và các hạm đội hùng hậu hơn.
Giải thích về ưu tiên trên đây, chuyên gia này xác định : « Trung Quốc đã xây dựng được pháo đài sắt tại các vùng biên giới (trên bộ) của mình. Quan ngại lớn hiện nay nằm trên biển. »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét