Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Trao đổi với BBC hôm 31/1/2013, Giáo sư Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiếp tục khẳng định cơ sở của nhận định này nằm ở chỗ Việt Nam xuất phát từ một xã hội có tính chất "âm tính", không ưa "xáo trộn".
∇ Nghe Bài Này
|
Ông nói với BBC: "Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn.
"Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ."
Nhận xét về những chuyển động gần đây trong xã hội Việt Nam của một số phong trào xã hội dân sự và công dân, Giáo sư Thêm nói:
"Sự xuất hiện của các phong trào đó, tôi cho rằng đó cũng là một sự thay đổi, nó có tác động, có tiếng nói gọi là phản biện nhất định, tuy nhiên, những lực lượng đó là chưa đủ,
Theo giáo sư Thêm, về mặt số lượng, các phong trào này vẫn còn 'ít ỏi' và không mang tính 'đại diện'.
Ông nói: "Số lượng nó còn rất ít ỏi, nó không đủ đại diện cho một bộ phận nào cả và cái thứ hai về mặt chất lượng thì ở đó cũng thiếu những gương mặt có thể thu hút được những người quan tâm."
'Khái niệm lý thuyết'
""Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn. Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ"
Đề cập tới mô hình được gọi là 'xã hội chủ nghĩa' ở Việt Nam mà chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam vẫn đề cao và đặt ra là mục tiêu 'phấn đấu', đồng thời là lý do 'biện minh' cho việc nắm giữ quyền lực độc tôn lâu nay, Giáo sư Thêm nói:
"Cái mà Marx nêu ra, rồi sau đó ở Liên Xô và một loạt nước hướng tới, cái khái niệm đó, cái "Chủ nghĩa Xã hội" thì chưa ai đến cả,
"Nó là một khái niệm lý thuyết và do đó, nó phải được cụ thể hóa qua từng bước một. Thế và nói chủ nghĩa xã hội lập tức sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, từ những lập trường tư tưởng khác nhau."
Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng và thời điểm Việt Nam có thể chuyển sang một mô hình "đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị" ôn hòa và lành mạnh trong tương lai, nhà nghiên cứu cho rằng chưa có đủ cơ sở để dự đoán.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm mùng Một Tết Giáp Ngọ, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cũng bình luận một số vấn đề liên quan vai trò trí thức với cải tổ đất nước, việc sửa đổi Hiến pháp trong năm 2013.
Nhưng trước tiên, ông bình luận về việc người dân Việt Nam hiện nay đang ăn Tết ra sao, với những đặc điểm, xu thế nổi bật nào.
Đặc biệt, ông giành thời gian phân tích tính lợi hại của việc người dân Việt Nam hiện đang "ăn cả hai loại Tết" là tết Dương lịch và tết Âm lịch, trong tình hình kinh tế như hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét