Pages

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Hậu Quả Tai Hại Hôm Nay Và Mai Sau Vì Chủ Thuyết CS Ở VN

Tác giả : Bùi Văn Đỗ

Quốc tế đã tổng kết về số thương vong từ ngày chủ thuyết cộng sản ra đời cho đến ngày tàn của nó ở Liên Xô 1989. Nhưng chưa có tổng kết về số tai hại do những mánh khóe tuyên truyền lừa bịp của chủ thuyết cộng sản gieo rắc khắp nơi trên thế giới, nhất là những nước cộng sản còn cai trị như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu ba. Chính sách tuyên truyền lừa dối, tham ô hối lộ gạt gẫm, tạo ra vô cảm dửng dưng giữa người với người, giữa những người nghèo không kiếm đủ lương thực nuôi thân hàng ngày và người giầu có chức có quyền và tham nhũng ăn không hết, tạo nên xã hội chênh lệch giầu nghèo. Những người già nua bệnh hoạn nghèo hèn khi phải nhập viện, và cả những trẻ thơ vô tội khi bệnh hoạn, phải biết lo lót chạy chọt để được nhập viện, được điều trị. Chính sách lừa dối bất công này còn di lụy đến nhiều thế hệ mai sau đối với dân tộc Việt Nam của chúng ta.


Những thế hệ sinh sau ngày 30-04-1975, hoặc trước đó vài năm, đã bị nhiễm và bị nhiễm nặng nề, vì những thế hệ này chưa có một ngày được hưởng tự do, mà trước và sau khi chào đời đã bị những loa phóng thánh nhồi nhét toàn sự bịa đặt, dối trá, toàn mớm cho nhìn và ăn những chiếc bánh vẽ đẹp đẽ, ngon lành mà không có thực, cho nên họ dần lớn lên trong những ấn tượng đó. Đến khi 35, 40 tuổi, họ nhìn trước, nhìn sau, nhìn người chung quanh toàn thấy một sự giả dối, giả dối đến phũ phàng đê tiện mà những người ở trong cuộc, biết chuyện vẫn không dám nói ra, vì sợ nói ra người thân, con cháu mình không tin là có thực, có khi nói ra lại làm liên lụy đến họ. Sự yên lặng thật đáng thương tâm đó, để những thế hệ trẻ, con cháu chúng ta khi biết ra sẽ suốt đời hận quê hương dân tộc Việt đã sản sinh ra cái quái thai chủ nghĩa Cộng Sản.

Đỗ Thị Mai Lan sinh ngày 30-04-1970 tại Sài Gòn Việt Nam, năm năm sau thì miền Nam lọt vào tay cộng sản. Mất miền Nam là do cộng sản miền Bắc với sự trợ giúp của Trung Cộng và Liên Xô, vì ngày đó Liên Xô chưa sụp đổ. Miền Nam Việt Nam vốn trù phú và giầu có bị miền Bắc xã hội chủ nghĩa nghèo xác sơ với quân giải phóng nón cối dép bình trị thiên từ bưng biền vào giải phóng. Từ ngày đó dân miền Nam phải tứ tán, quân cán chính thì bị bắt vào các trại cải tạo, giới thương buôn ở các thành phố lớn bị dồn, bị đuổi đi các vùng kinh tế mới để tự cầy cuốc kiếm lương thực nuôi sống bản thân, người có tí tiền tý của và thức thời thì tìm đường vượt biên vượt biển. Miền Nam tiêu điều, phố xá chỉ còn thấy xe đạp, lâu lâu mới có những chiếc xe đò nhưng với thùng than to tổ bố, khói phun dài dặc.

Lan lớn lên và được vào trường mần non xã hội chủ nghĩa không hiểu tí ti gì về quá khứ dù cha là người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy ở vùng kinh tế mới xa các thành phố lớn, nhưng vì cha của Lan là những người Bắc di cư từ năm 1954 nên đã ý thức về Cộng Sản, và hằng quan tâm đến việc cho con đến trường, dù trường trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nặng tuyên truyền cho lớp con trẻ hơn là học tập. Nhưng, không đến trường thì làm sao biết chữ, muốn cho con có chút chữ nghĩa thì phải đến trường, để nhờ các thầy cô tập cho đọc, cho viết, cho làm tính toán mới có chút ánh sáng ở cuối đường hầm. Dù rằng có những phép tính mà về nhà Lan hỏi, bố mẹ cũng phải sượng mặt trả lời và chỉ vẽ cho con. Thí dụ như phép tính đố sau đây:

“Một đêm khuya, bộ đội ta công đồn của địch ở ven ấp, bắn chết 5 lính ngụy, bắt sống hai tên, còn ba tên bị thương. Hỏi trong đồn có bao nhiêu lính ngụy?”

Bố thì là Bắc di cư năm 1954 trốn Cộng Sản vào Nam, giờ miền Nam bị thua trận do đồng minh Mỹ bỏ rơi, bị đẩy đi vùng kinh tế mới, con đến tuổi tới trường, phải vào học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, phải học, phải làm những phép tính đọc lên thấy sực mùi chính trị: nào công đồn, nào giải phóng diệt xe tăng lính ngụy của địch. Mỗi lần con hỏi bài và làm bài thì cha mẹ như bị châm chích những mũi tên từ trong tim. Nhưng phải kiên nhẫn nín lại không dám tỏ ra hằn học thù hận. Vì nếu có thái độ thù hận, bực tức chế độ cộng sản hiện giờ thì mấy con còn nhỏ không biết gì, khi vào lớp kể hết ra cho cô giáo nghe thì khốn cho cả gia đình, nên đành nín the.

Khốn khổ nhất là lúc con nó học về lá cờ của cộng sản, khi con đem lá cớ máu của chủ nghĩa cộng sản về hỏi ba về ý nghĩa của nó, và hỏi còn lá cờ ba que là gì hở ba? Vì cô giáo ở trường dậy, lá cờ của chế độ trước, chế độ ngụy là lá cờ ba que (cờ vàng ba sọc đỏ ở giữa). Lá cờ mà ngày trước khi ba còn trẻ mới vào quân trường, sáng thứ hai nào cũng quần áo thẳng nếp, bồng súng chào và hát bài Quốc Ca, mà cho đến giờ này ba vẫn thuộc nằm lòng. “ Này công dân ơi quốc gia đến ngày giải phóng, đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống... ”. Giờ này con gái đi học về lại hỏi ba và nói lá cờ cũ mà ba đã chào kính mỗi sáng thứ hai là cờ “ba que”, nghe bực bội và tức tối đến chừng nào, nhưng phải nín vì tổ khóm, tổ ấp, công an khu vực theo dõi và bao trùm khu nào có dân cư, nhất là những người là cựu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Viết đến đây xin người đọc nhớ về thủa sau 1975 ở những vùng có nhiều Quân Cán Chính VNCH ở, mỗi đêm chó sủa nhiều là dấu chỉ có những người bị công an khu vực, bị tổ dân phòng ở khóm, ở ấp đến bắt đi về đêm, thời đó thường được gán cho tội “phản động, chống phá cách mạng”, gần 40 năm sau từ ngữ đó vẫn còn, nhưng chỉ xuất hiện trên báo chí mà thôi, ngày này ít còn xẩy ra nữa. Nhất là những vùng mà trước năm 1975 có nhiều mẹ chiến sĩ, có nằm vùng. Bây giờ họ hết sợ CS và còn chửi thậm tệ những người cộng sản và chủ thuyết này.

Ngày tháng trôi qua mau, Lan lớn khôn dần, chả mấy tý hết 5 năm tiểu học, bước lên cấp hai, bốn năm qua mau quá lại chuẩn bị vào cấp ba. Năm đầu mới vào học cấp ba, Lan phải bôn ba ra trường ở tỉnh mới có, vì những vùng kinh tế mới chỉ có cấp tiểu học, trung học phổ thông cấp hai đã phải ra trường Huyện, cũng may Huyện cũng không xa nhà, nhưng muốn lên cấp ba phải đạp xe xa hơn ra tỉnh mới có trường để học. Thôi thì ba má Lan nghĩ, con gái dù sao có học vẫn hơn, làm thầy, làm cô hay làm thơ ký cũng còn hơn cúi mặt với đất, chổng mông lên trời, lam lũ mà cũng khó kiếm được miếng ăn vì thiên tai, mất mùa, hạn hán, lại còn cái bọn cường hào ác bá mới ở địa phương độc quyền thuốc trừ sâu, phân bón, cầm giá khi mùa màng tới. Kiếp nông dân thời nào cũng vậy, càng cộng sản người dân càng khổ vì nạn cường hào ác bá mới, nạn cường hào ác bá do đảng lãnh đạo và chỉ huy, nó tinh vi, ma mãnh hơn cả thời thuộc địa Pháp thủa trước.

Một chiều cuối tuần, khi Lan đang phụ với cha mẹ cấy lúa ở dưới ruộng thì gặp một công tử trắng hồng lịch lãm, trông có vẻ không phải là người ở địa phương, đi với một người quen qua ruộng lúa đang cấy. Lần đâu tiên gặp mặt nhưng bắt mắt, anh chàng này là thanh niên Việt ở nước ngoài, cho nên có vẻ béo tốt khác với thanh niên ở trong xóm làng Lan ở, anh chàng này cũng lanh lợi và mau mắn, có lẽ là Việt Kiều muốn về nước kén vợ, vì cái thủa đầu ấy, cộng sản Việt Nam chưa biết nên còn cấm vận, không chịu mở cửa cho họ về, mãi cho đến năm 1987-1990 Cộng Sản Việt Nam mới sáng mắt ra và cho người Việt trốn thoát vượt biên tỵ nạn về nước, thăm thân nhân, người trẻ thì tìm vợ. Vừa có ngoại tệ vừa có chân rết ở nước ngoại hầu cứu vãn nền kinh tế đang sa sút ở trong nước, vì phần lớn những người có tiền có của, có cơ sở sản xuất cũ đều bỏ trốn vượt biên, ít ai chịu ở lại với chủ nghĩa Cộng Sản.

Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 ở miền Bắc và từ 30-04-1975 ở miền Nam đã bị đảng Cộng Sản bóp méo và sửa theo ý đảng, cho nên người trẻ ở độ tuổi 45 đổ lại, không tham gia quân đội, không cầm súng của cả hai bên, nên không có cảm nhận thực tế đau thương của đất nước, cần sáng suốt và tận dụng những phương tiện hiện đại sẵn có như Internet để học hỏi về lịch sử Việt Nam. Nhất là phải cập nhật các tin tức cần thiết mỗi ngày, để dù ở nước ngoài hay về trong nước cũng nắm rõ tình hình, không để như người trẻ Lan mới ở nước ngoài khoảng 20 năm, mà khi về va chạm với thực tế ở trong nước bị mù tịt về tình trạnh hiện nay, mà những người dân khố khổ gặp phải.

Cơn khát của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài chưa có vợ về Việt Nam tìm vợ. Cơn khát của nhà nước thiếu đô la, cả đôi bên đều có lợi. Lan quen anh thanh niên này từ dịp đó. Mọi chỗ lệch đều san cho bằng. Người trong nước cần có môi trường để ra đi, trước là cứu lấy bản thân, sau là giúp đỡ cho gia đình, cha mẹ, anh em, bạn hữu. Vì chuyện ra đi vượt biên, vượt biển không phải cứ có tiền là đi được, mà có tiền rồi còn phải có may mắn, đúng đường, đúng chỗ mới thoát thân được. Vì quá khó khăn và trong chế độ kìm kẹp của Cộng Sản Việt Nam, ai cũng muốn ra đi, thậm chí cột đèn đứng ở đường còn muốn dời ra nước ngoài, chưa kể dân miền Bắc đã có 20 sống dưới chế độ Cộng Sản, cũng bỏ nước trốn thoát qua ngõ Hông Kong. Sau năm 1975 cả nước Bắc, Trung, Nam đều muốn nhổ neo trốn Cộng Sản. Xem ra người Việt kinh tởm chế độ Cộng Sản đến mức đó. 38 năm rồi, nhưng sự suy đồi về đạo đức, sự vô cảm của người Việt ở trong nước thì chúng ta đều đã rõ.

Cuộc tình Lan và Hưng chẳng kéo dài lâu thì anh đã đem được em về dinh nới xứ lạ, xứ lạ lạnh lùng ít ai biết đến ngoài người ra đi tỵ nạn vượt biển. Ở nhà Tây, ngăn nắp, phòng nào cũng có lò sưởi ấm áp; đang ở một vùng quê nghèo nàn của đất nước Cộng Sản, đến vùng trời u đầy tiện nghi, có đời sống đầu người tính bằng đô-la mỗi ngày, ấm cúng và hạnh phúc biết chừng nào. Những người mới đến thì phải đi học ngôn ngữ, vì đến xứ người ai cũng vậy, ngôn ngữ là cửa ngõ để vào xã hội của họ. Hưng thì đã có việc làm ở nhà máy. Điều phân vân của Hưng là khi đã rước vợ về dinh rồi thì chỉ muốn vợ biết một mình mình thôi, không muốn cho tiếp súc với những đồng hương, hàng xóm lân cận kẻo quen biết nhiều cũng sinh ra lắm chuyện. Còn việc đi học tiếng thì cứ từ từ tính, vì Hưng biết Lan ngoài đẹp, tính tình nhanh nhẹn, lại cũng có khả năng văn hóa cứng nên nếu học tiếng của người bản xứ cũng mau, chắc là mau hơn Hưng vì học lực của Hưng trong chế độ cộng sản cũng chẳng có bao nhiêu, chưa có cơ hội để học xong bậc tiểu học. Bởi vậy Hưng sẵn sàng lo chuyện ngoài xã hội từ A tới Z để Lan khỏi cần phải đi học ngôn ngữ của người bản xứ, cũng để cho Lan thấy sự ân cần của Hưng khi đưa em sang đất này.

Nhưng sự tình thì oái oăm hơn. Ở lâu không nói được tiếng của họ cũng tức lắm, nhất là khi phải đi mua sắm, giá cả, trả tiền và thối tiền, đôi khi lộn không biết hỏi làm sao. Chưa kể phải đi khám bệnh, kể bệnh, nhất là những bệnh về phụ nữ mà đàn ông như Hưng không rành, có khi lại không biết. Rồi còn phải sinh con, đưa con đi khám định kỳ. Chưa kể vì những nhu cầu cá nhân, gia đình còn ở Việt Nam mà Lan cần có tiền để gởi về giúp đỡ, nhất là khi cha đau, mẹ yếu. Những nhu cầu này lúc mới có vẻ giản đơn, nhưng lâu dần nó là một vấn đề quan yếu. Nhất là việc phải học và nói ngôn ngữ của người bản xứ, và đi làm để có phương tiện giúp cho thân nhân ở bên nhà.

Ở vùng trời u cũng đã lâu, về việt nam cũng đã mấy lần, nhưng tuyệt nhiên không mấy quan tâm về đời sống xã hội chính trị ở trong nước. Mỗi lần về mục đích là thăm thân nhân, cha mẹ là chính, anh chị em, chẳng mảy may tiếp súc với những người cùng khổ, chẳng biết nhà thương, bệnh viện, người không có tiền họ khốn khổ đến chừng nào khi có bệnh, nhất là bệnh nặng, phải vào bệnh viện, bị chờ đợi và làm tiền, bị đối xử thất nhân thất đức, để đến khi mình nằm trong hoàn cảnh đó mới hỡi ôi.

Cần phải học hỏi và cập nhật tin từng ngày.

Đây là lý do mà người trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài đoàn tụ rồi khi về mới khám phá ra, ở trong chế độ cộng sản nó tệ đến như vậy. Cái khổ tâm hơn nữa là ngày nay nhờ có phương tiện internet, những người có đôi chút hiểu biết và quan tâm, họ biết được mọi tin tức ở khắp thế giới, nhất là Việt Nam quê hương của họ. Nhưng những người suốt ngày chỉ lam lũ kiếm tiền, không theo dõi tin tức trên các kênh truyền hình, trên báo chí, và trên mạng lưới internet thì họ không hề biết những tin tức xẩy ra chung quanh, có khi cũng trực tiếp liên quan tới họ, như việc người CSVN tham nhũng hối lộ, bắt dân đóng thuế để nuôi đảng, nuôi cảnh sát và bọn côn đồ để chấn áp cai trị dân. Không biết đến những đau khổ của dân tộc Việt, không biết đến những người Việt ở trong nước làm không đủ ăn, không có bảo hiểm sức khỏe, đến khi bệnh hoạn phải vào bệnh viện thì như đi xin bố thí mà cũng không được chăm sóc thuốc men. Vì lương y do nhà nước cộng sản đào tạo ra hiện giờ không như từ mẫu nữa, mà như một quan chức của nhà nước làm sao có được nhiều tiền là đủ.

Kỳ này về thăm nhà không như bình thường, vì có điện thoại báo sang. Mẹ đau nặng nên về gấp. Đang phải đi làm, con đang đến trường nhưng mẹ phải về để thăm người thân thương nhất sắp ra đi. Ngày nay nhờ phương tiện điện thoại, internet nên việc mua vé đặt chỗ chuyến bay không khó khăn như cách đây 15, 20 năm, chỉ cần mất mấy ngày thu xếp đã xong để nhờ cánh đại bàng boeing 747 về thăm mẹ đau nặng. Về đến nhà, Lan tận tình săn sóc cho mẹ và muốn đưa mẹ đến những bệnh viện uy tín để chữa trị cho mẹ. Giờ này Lan mới chạm trán với sự thực ở bên nhà. Anh chị em thì cũng có, nhưng ai cũng trông đợi cô em ở xa về, vì chỉ có cô mới có điều kiện tiền bạc lo cho mẹ, những anh chị em ở trong nước thì chỉ có người không có của. Chính vì vậy từ khi cô về đến Việt Nam, đưa mẹ chạy chữa hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, đến chỗ nào bà cụ cũng được khám qua loa và nằm chờ nhập viện, con thì thấy mẹ bệnh mà phải chờ đợi mới được nhập viện thì nóng lòng, khó chịu với những lương y. Nhưng sống ít ngày và chờ đợi để nhập viện cho mẹ, Lan mới hiểu ra chế độ toàn trị ở Việt Nam nó khốn nạn lắm. Dân đông, thuế thâu vào nhiều, bệnh viện và trường học không xây thêm theo nhu cầu dân số tăng, nên trường học, học sinh phải học theo ca, các bệnh nhân phải nằm chờ đợi để nhập viện vì thiếu chỗ nằm, hai người nằm một gường mà phòng chờ nhập viện cũng vẫn còn la liệt người nằm chờ. Lý do là chờ tiền lo lót của thân nhân, nhất là những người có tiền, có thân nhân ở nước ngoài về.

Ngày đầu Lan chưa hiểu khi nhân viên bệnh viện nói hai người nằm một gường, Lan tưởng rằng chắc là gường rộng 1met 80 nên cho hai người nằm chung, khi nhìn các phòng bệnh Lan mới hiểu gường nằm chỉ rộng có 80 cm, hai người thì phải nằm trở đầu hoặc người nằm trên gường, người nằm dưới đất. Chưa kể những thân nhân đi theo phục vụ bệnh nhân cũng ở lại đây về đêm, họ nằm la liệt bên bệnh nhân hoặc ngoài hành lang; trộm cắp thì như rươi không khéo trông là bị chôm chỉa ngay; nhà vệ sinh thì bẩn ơi là bẩn, cứ tình trạng này thì người lành coi bệnh ở đây cũng sẽ mắc bệnh do lây lan, do bẩn. Có va chạm, có đi vào thực tế mới thấy nỗi khốn khổ của dân tộc Việt. Nếu chỉ về du lịch Việt Nam, về để ăn của lạ, kiếm của lạ. Để nhìn phố phường, nhìn nhà cao tầng, nhìn những bữa tiệc nhậu của các đại gia hay cán bộ tham nhũng, thì không thể nào cảm nhận được nỗi khổ của người dân nghèo ngoài đường phố, ngay cạnh những biệt thự sang trọng của những kẻ có thế, có quyền và có tiền, những người giầu không do mồ hôi nước mắt, mà do tham nhũng hối lộ, mánh mung.

Bệnh viện nào cũng thế, những bệnh viện cao cấp, chịu chi tiền thì cũng mắc có khi còn hơn cả ở các nước tiên tiến. Người Việt ở nước ngoài về Việt Nam để đi du lịch, thăm thân nhân hay nổ cho đã miệng thì được, chứ phải chi tiền cho các dịch vụ chữa bệnh, nhất là bệnh hiểm nghèo hay bệnh của các bậc cao niên như cha hay mẹ còn đang ở Việt Nam thì cũng đành bó tay. Lan hết sức tận tình lo cho Mẹ, nhưng cũng không cứu được bà, vì bà đã cao niên, mắc những chứng bệnh trầm kha. Bà ra đi trong thanh thản vì được gặp lại được đứa con từ xa về.

Thế hệ trẻ hậu 30-04-1975 không biết những đớn đau của dân tộc, nhất là những kẻ nghèo, đã tiếp tay cho cộng sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Cách trực tiếp nhất là hàng năm về thăm thân nhân, đem tiền về. Đổ đo-la vào Việt Nam, cộng sản dùng số tiền này để nuôi guồng máy Công An, Cảnh Sát, bọn côn đồ để đánh đập, chấn áp dân, nhất là những người phẫn uất vì mất nhà, mất đất do bọn cường quyền chiếm để bán lại cho các đại gia xây sân Gold, biệt thự cao cấp để cho thuê kiếm tiền bỏ túi riêng, thay vì xây thêm bệnh viện, trường học là những nhu cầu thiết yếu cho mọi người Việt Nam./-

Không có nhận xét nào: