Pages

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Hoàng Trường Sa và lòng yêu nước của người Việt Nam.



Tôi dừng lại khi ánh mắt chạm vào dòng chữ  “ Hoàng Sa và Hoà Giải Quốc Gia” là tựa đề một bài viết của Huy Đức, đăng trên mạng.
Thoạt nhìn, cái tựa như một gợi ý ôn hòa, tạo ra một phong cách, một góc nhìn nghiêm chỉnh cho vấn đề,  hay ít ra cũng là một phương thế nào đó mà tác giả muốn nói đến, hoặc muốn trình bày. Nhưng khi nhìn xuống dưới, tôi giật mình, kinh hãi. Hóa ra không phải là như thế. Vì ngay dòng đầu tiên của bài viết đã là những chữ có sức mạnh công phá dữ dội vào trong tiềm thức của người đọc.  Nó phá hủy toàn bộ ý thức nghiêm chỉnh, đứng đắn do việc tác giả đem lòng yêu nước của phía bên này ra định lượng và coi đó là mẫu mực là thước đo để đánh giá về phía bên kia! Tệ hơn, nó còn tạo ra sự ngăn cách, khác biệt từ một câu nói vô ý thức của môt Nguyễn đăng Quang nào đó, được dùng làm mệnh đề chính yếu cho một bài viết rơi đúng vào thời điểm nhạy cảm. Đó là thời điểm mà những người từ miền nam đang tổ những nghi thức tù gia đình, hay tập thể để tưởng nhớ đến những con dân của Việt Nam  đã hy sinh trong cuộc chiến chông Trung cộng xâm lược ở Trường Sa vào ngày 17-1-1974.


Ngày đó, những người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã lấy chính máu xương của mình ra để bảo vệ vùng trời, và biển đảo của quê hương. Sự hy sinh của họ đối với dân tộc Việt Nam là một sự hy sinh vô bờ bến. Một sự hy sinh phải được ghi vào trong sử sách. Một sự hy sinh mà mọi người khi nghe nhắc đến phải cúi đầu, nghiêng mình kính cẩn cảm phục, chứ không phải là một sự hy sinh được đùa giỡn và bày vẽ ra bằng một thứ ngôn ngữ thiếu văn hóa và lễ giáo mà Huy Đức viết lại là: “Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang – một thành viên của phía Hà Nội trong “Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên” thi hành Hiệp định Paris (1973) mới nhận ra diều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía “ngụy”! ( hết trích) Và chữ “chúng ta”, dĩ nhiên, được hiểu là bao gồm tất cả hàng ngũ cán cộng nhớn nhỏ từ trung ương đến địa phương. Không có một người dân Việt Nam nào ở trong chữ chúng ta này.
Tại sao tôi  phải làm công việc phân biệt rõ ràng như thế sau khi tác giả HD giải thích về chữ “ họ”!
Trước hết, thử hỏi xem. nếu không có chữ “ hóa ra” người miền nam lại là ai đây? Họ (phía người cộng sản) đã đứng ở cứ điểm nào, tựa vào những văn bản làm nền tảng nào để tự đề cao lòng “ yêu nước” của phía mình, rồi ung dung, đánh giá hoặc phỉ báng  lòng yêu nước của phía bên kia và gọi họ là “ngụy”?  Xin nhớ, chữ “ngụy” ở đây được họ dùng theo một ý nghĩa cực kỳ xấu sa, đểu cáng, là ám chỉ cả miền nam là những tay sai cho thực dân, đế quốc, là những kẻ bán nước cầu vinh, tàn xát đồng bào mình.  Còn họ đã tự cho họ là ai đây? Là những ngưòi “ yêu nước”, là một bầy đàn nô lệ hay phản bội tổ quôc, phản bội dân tộc Việt Nam?
Tôi không viết ra câu trả lời có sẵn về họ là ai. Nhưng xin trích ra một vài bản văn nền tảng trong kho tàng lịch sử và tài liệu của họ, bao gồm những bản văn định nghĩa về lòng yêu nước thương nòi của những lãnh tụ vĩ đại của họ như Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng ,Trường Chinh viết ra, để thay cho câu trả lời. Đây là những văn bản lịch sử, được coi là bảo vật, là linh hồn của đảng rồi trở thành nền tảng trong tư duy và hành động của họ. Nó là kim chỉ nam trong mọi sinh hoạt của họ. Hơn thế, là sự tự hào về lòng yêu nưóc, thương nòi khác người của họ đấy..
1.      Bản văn về chuyện ra đi tìm đường cứu nước, hay đi xin làm công cho ngoại bang của HCM.
Người Việt Nam đã  được nghe đảng cộng sản ra rả tuyên truyền về chuyện ra đi tìm đường cứu nước của  HCM . Nhưng thực tế chuyện tìm đường cứu nước ấy ra sao, chưa có mấy người nắm vững. Ở đây, xin mời qúy độc giả đọc vài văn bản do HCM viết về hành trình “cứu nước” của ông ta, xem nó thê lương, ảm đạm như thế nào. Và rồi nó được đảng cộng sản đánh bóng lừa phỉnh ngưòi dân ra sao.
Thư Hồ chí Minh xin được trả lương $100 đô la Mỹ một tháng. gủi BCH quốc tế cộng sản.
Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.
A- Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.
B- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này.
C- Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và
D- Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.
Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? – Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga – Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).Ngày-4-1924  Hồ chí minh toàn tập, tập 2.
Vậy mà đảng ta cứ vênh váo tuyên truyền là “ bác” đi tìm đường cứu nước. Ai ngờ “ bác” đi làm công và xin được trả lương tháng là 100 đô la Mỹ. Mà lại xin tiền Mỹ chứ không phải là tiền Liên Sô hay là nhân dân tệ mới lạ! Xin hỏi nhà văn Huy Đức là, theo tinh thần của lá thư này, tác giả lá đơn xin việc này là kẻ đi làm thuê đánh mướn haylà người đi tìm đưòng cứu nước đây?
Kế  đến,  Thư ngày 06-6-1938, Hồ gởi Stalin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích. ( Với Stalin vào thời điểm ấy, việc giết người hàng loạt cũng là việc có ích?)( HCM toàn tập, tập 3 trang 90). Nếu lá thư trên chưa dủ chứng minh Hồ là kẻ xin đánh mướn chém thuê, thì lá thư này có đủ khả năng chứng minh cho công việc ấy hay không? Khiếp thật! Lãnh tụ nhớn đã vào nghề như thế, hậu duệ của y thế nào đây nhỉ?
2.      Bản văn cốt cán trình bày về lòng yêu nước thương nòi của HCM.
Vào ngày 31-10-1952 . Hồ chí Minh đã nổi tiếng khắp năm châu với lá thư sau: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.

Lá thư này đã chứng minh rõ ràng và sắc nét nhất về lòng yêu nước thương dân của Hồ chí Minh. Bạn đã rùng mình dợn tóc gáy lên chưa? Hỏi thử xem, khi viết lá thư này, Hồ có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với Y hay không? Hay mạng sống của người dân Việt sẽ tuỳ thuộc vào việc Hồ được trả tiền lương là 100 đô la Mỹ hay là nhiều hơn hoặc ít hơn như Y đã xin.  Tôi không biết rõ ông ta đuợc trả lương tháng là bao nhiều, nhưng biết chắc cái kết quả xem ra là vô cùng thảm khốc cho dân mình. Bởi vì kế haọch cải cách ruộng đất sau khi được chấp thuận, chỉ có hơn 270000 ngàn người Việt Nam chết trong vụ tổng đấu tố theo đơn xin của Hồ với sự phụ giúp của hai “ quan” cố vần Trung Cộng thôi.  Còn việc nướng hàng triệu thanh  niên vào cuộc chiến đánh miền nam cho Trung Cộng và liên  Sô theo lời của Lê Duẩn là chưa tính tới! Nay bạn đã hiểu rõ lòng yêu nước thương nòi của “ bác” chưa?
3.      Bản văn về việc bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ.
Trên là những lá thơ yêu nước nồng nàn của HCM. Và đây, văn bản của thủ tướng thuộc phe của tác gỉa Huy Đức đã nêu cao phương cách bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước cho toàn đảng noi theo đây:
“CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG”
4.      Bản văn xác định về chủ quyền và Độc Lập của Tổ Quôc của cộng sản VN.
Và  đây, văn bản chính thức trình bày về việc xác định sự độc lập cho tổ quốc CHXHCHVN do TBT đảng cộng sản ấn ký. Nó là bản văn nền tảng hướng dẫn cho mọi sinh hoạt của đảng sau này để cho Việt Nam mau chóng được thu nhận là một chư hầu cho ngoại bang và đưa toàn dân Việt Nam ta vào vòng nô lệ cho Tàu khựa đây. Nó cũng chính là lòng tự hào, và là niềm hãnh diện to lớn nhất của đảng, của tất cả mọi thế hệ đoàn đảng viên CS và cán bộ của nhà nưóc CHXHCHVN đấy!
Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG Hòa
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?
Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v.
Ta hãy quét sạch lủ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh , Tổng thư ký đảng Lao Ðộng ( cộng sản)”
Sử sách sau này sẽ bình luận ra sao về  lòng yêu nước của cộng sản đặt nền tảng vào lý thuyết tam vô và những bản văn dẫn chứng này?  Họ là thế, nhưng phía ngưòi miền nam nói riêng, ngưòi Việt Nam nói chung, lòng yêu nước của họ đặt trên những nền tảng nào?
5.Những bản văn liên quan đến lòng yêu nước thương nòi của miền nam từ 1954-1975.
Diễn văn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm phát biểu nhân dịp khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955:
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc là. Tôi có thể trân trọng và viết đầy đủ dòng chữ Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhưng không bao giờ viết đầy đủ, chức vụ cũng như cái tên của Hồ chí Minh, không phải tôi là người kỳ thị, có đôi xử không công bằng. Nhưng, một kẻ đã viết thư xin phép ngoại bang để di giết dân Việt Nam thì thật không dáng để cho tôi viết ra cái tên ấy với chút lòng trân trọng, nên những Trường Chinh , Phạm văn Đồng cũng thế)
“Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời của chúng ta, tự do của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc Tư Khoa, Trung cộng tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.” Nguồn: Major Policy Speeches by President Ngo Dinh Diem
6.      Và đây là một nhận xét của người ngoài nói về vị nguyên thủ này và về HCM nữa.
TT R. Nixon viết: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp. No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62
Phần TT Thiệu, Tuy  không có được cái nhìn sâu sắc như TT Diệm, nhưng ông đã để lại cho đời, không phải chỉ cho Việt Nam thôi đâu, mà cho tất cả, một câu nói đủ làm vốn sống cho mọi ngưòi. Bởi vì nó còn đúng cho đến vạn vạn đời là: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì chúng làm”?
Lạ qúa. Tôi tìm kiếm mãi, mà không phải chỉ có một mình tôi, nhưng có lẽ tất cả mọi nhà văn nhà báo trên thế giới, kể cả những bút nô cực bỉ tiện của CS, cũng không ai, hay không có thư viện nào ghi, lưu lại được một câu nói, một văn bản nào của TT Diệm để người ta có thể hiểu ra rằng ông ta cũng đi xin việc, van lạy ngoại nhận thu nhận như một kẻ làm công và hứa, nếu được chủ nhân trả tiền thì ông ta có thể làm bất cứ diều gì mà chủ nhân cho là có ích như HCM đã làm, Nhưng chỉ thấy sử, sách còn ghi. Ông ta đã từ bỏ chức Thượng Thư bộ lại vào năm 31 tuổi với số tiền lương bổng lên đến 400 đồng bạc ( có thể tiền lương này lớn gấp mười lần lương của một quan huyện vào lúc bấy giờ?) chỉ vì phản đối sự chuyên quyền của viên Công Sứ Pháp!  Rồi cũng không có bất kỳ người nào ghi nhận được hay tìm ra vài chữ trong các văn bản của ông ký với cái lời lẽ, hay có chút nội dung như Hồ đã trình với Sta lin. Trái lại, chỉ thấy ông cam nhận cái chết để bảo toàn sự Độc Lập, chủ quyền của đất nước.
Rồi với TT. Thiệu cũng thế. Không ai có thể tim ra bất cứ một mẫu văn bản bán nưóc nào như Phạm văn Dồng đã viết. Hoặc gỉa, cũng không thể tìm ra bất cứ một câu một chữ nào xin làm chư hầu, làm nô lệ  cho ngoại bang như như Trường Chinh đã viết thay mặt cho đảng của Y.  Như thế, nếu chỉ đem vài điểm này ra so sánh thì HCM với NĐD khéo là một cách biệt đối kháng tuyệt đối. Một bên là con cú đầy hôi hám trong bóng tối và một bên như phượng hoàng giữa lưng mây nhỉ?  Tuy tế, tôi không cho rằng, những bản văn này là nền tảng tạo nên tư duy, hay là kim chỉ nam cho lòng  yêu nước của người miền nam. Trái lại, đó chỉ là một phản ảnh tích cực trong tinh thần yêu nước của người miền nam Việt Nam mà thôi.Như tôi đã viết ở trên và cộng sản cũng từng hãnh diện và tuyên truyền là. “Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” . Nghĩa là lòng yêu nước của họ dựa vào những điểm tất yếu của chủ nghĩa tam vô. Vô gia đình vô tôn giáo vô tổ quốc của K. Mark.và được thực hiện bởi chủ nghĩa bạo tàn và gian trá của Lê Hồ Mao.  Với họ, chỉ có một thế giới đại đồng mà thôi. Đó là lý do, Lê Duẩn tuyên bố khi đi Bắc Kinh là: “cuộc chiến này là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung quốc, cho xã hội chủ nghĩa”. Nhưng mỉa mai thay, nó lại được chôn vùi dưới một chiêu bài vô đạo để lừa dối người dân miền bắc là đi“ chống Mỹ cứu nước”. Nên từ bản chất lòng yêu nước của họ đã là giối trá. Bởi vì, nếu Hồ chí Minh,  Lê Duẫn công bố những bản văn trên cho toàn dân miền bắc biết. Và phát lại trên đài phát thanh, được loan truyền rộng rãi trên báo chí tại miền bắc cùng hay. Hỏi xem, có một ngưòi Việt Nam nào gia nhập vào đoàn sinh bắc tử nam hay không? Tôi cho là sẽ không có một ngưới  nào cả, và CS miền bắc cũng không có đủ khả năng làm nhà tù để giam giữ những người thanh niên Việt Nam nhất quyết không lên đường vào đánh miền nam cho Trung cộng và cho Liên Sô. Bởi vì, người Việt Nam yêu tổ quốc bằng truyền thống bằng lịch sử, bằng dòng mau hào hùng chống ngoại xâm của cha ông. Nên có khi nào họ vào đánh miền nam để mở đầu cho cuộc làm nô lệ cho Trung cộng theo ý của tập đoàn gian trá này?
Trong khi đó, lòng yêu nươc của của đồng bào và của quân cán chinh miền nam sáng tỏ như ánh đèn trời cao sang. Đặt trên nền tảng của lương tri và quán tính của dân tộc. Bắt nguồn từ dòng lịch sử có từ hơn bốn ngàn năm trước. Lòng yêu nươc của họ khởi đi từ dòng máu hào hùng của tiền nhân. Bước đi của họ được soi sáng, được dẫn lối bằng những tấm gương xả thân cho đại nghĩa.  Họ noi theo dấu chỉ của những anh hùng Trần bình Trọng, Lý thuờng Kiệt đến những đấng quân vương như  Ngô Quyền, hai bà Trưng. Như đức Hưng Đạo Vương, đức Lê thái Tổ, Đức Quang Trung, tất cả chỉ vì tiền đồ của Tổ Quốc và sự trường tồn của dân tộc Việt mà tiến bước. Đơn giản hơn, lòng yêu nước của họ “ vươn cao trên đỉnh thác trảm Hoàng Thao”. Họ yêu thanh bình, trọng đạo nghĩa, giữ trọn luân thường đạo lý, bảo tồn nền văn hóa nhân bản của dân tộc. Biên cương đã có định phận. Họ không xâm lấn ai, nhưng mảnh đất của tiền nhân để lại, cũng không để một  kẻ nào có thể xâm phạm. Họ được tôi luyện  bằng ý chí quật cường theo truyền thống của cha ông. Họ đã sống, họ đã yêu vì cuộc sống trường tồn của nòi giống. Họ sống và yêu nước bằng lối sống thuần lương, trung hậu của dân tộc.
Như thế,, lòng yêu nước của miền nam nói riêng và của người Việt Nam noi chung,  hoàn toàn khác biệt và đối kháng với cái lòng yêu nước của tập đoàn cộng sản. Một bên là duy lý dối trá và biện chứng duy vật. Một bên là lương tri chân thật và tinh thần nhân bản. Sự khác biệt này giống như nước với  lửa. Như trời với đất. Như thiên đàng và địa ngục. Nên dù cộng sản có cưỡng đoạt ngôn từ và gọi xã hội của họ là thiên đường cộng sản thì nó vẫn là một thứ địa ngục khủng khiếp có thật trên trần gian. Nó khủng khiếp đến nổi mọi  người đều  muốn xa lánh nó. Vì ở đó chỉ có đảng quyền, đảng lợi. Không bao giờ có dân quyền và dân lợi và dân sinh.
Đã là một khác biệt đối kháng nhau như thế, làm sao có thể đem ra so xánh? Làm gì có chuyện ” hoá ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Nói thế là sai rồi, muốn so sánh thì  câu nói ấy phải là: “ Hóa ra, chúng ta chỉ là một lũ bạo tàn, không tim óc. Không hề biết đến lòng yêu nước theo nhân bản tính như họ!”. Đó mới là một phản ảnh đứng đắn. Ngoài ra chỉ là giả dối, lừa gạt. là kệch cỡm, vô tri luận.
Vì không biết mình, cũng chẳng biết ngưòi, chỉ tựa vào chủ nghĩa hung tàn nên họ đã mở ra cuộc đấu tố tàn sát hàng trăm ngàn người dân vô tội. Một cuộc tàn sát thô bạo, man rợ đáng nguyền rùa thì HCM lại vênh váo là một chiến thắng long trời lở đất! Hỡi ơi, Giết hàng trăm ngàn ngưòi dân mà công bố là một chiến thắng long trời lở đất thì thật khó mà chứng minh cho cái tư duy và hành động ấy là của một con ngưòi!
Cũng thế, chính vì khác biệt trong nền tảng của lòng yêu nước nên mới có hàng chục Nghĩa trang liệt sỹ Trung cộng với tường cao, tượng đài lừng lẫy,  đứng sừng sững giữa lòng đất Việt Nam và được các cấp lãnh đạo của họ cúng tế đủ bốn mùa. Trong khi đó, hàng hàng chiến binh Việt Nam bị tàn phế vì cuộc chiến 1979 lê la ở đầu đường đường xó chợ để khất thực qua ngày. Và  người chết thì không có mồ chôn thây, hoặc giả, chỉ có hàng hàng lớp bia tàn nhang lạnh! Hoặc chỉ thấy con cháu của Hưng Đạo Vương, Quang Trung của hai bà Trưng  như Điếu Cày,  Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Minh Hạnh, Hà Vũ, Công Định, Duy Thức hay Việt Khang, Nguyên Kha, thậm chí  một em bé 20 tuổi  đời như Phương Uyên phải lê la trong chốn nhà lao của bác đảng vì chống Tàu tranh đấu cho Công Lý và Nhân Quyền!  Nhìn những cảnh lạ này, không biết tác giả của “ Hoàng Sa và Hoà Giải Quốc Gia” và phía bên kia có hãnh diện và tự hào về lòng yêu nước với  bác đảng không?
Tiếc rằng, nhiều người Việt Nam cứ tưởng sau nhiều năm, được tinh thần nhân bản của miền nam giáo hóa, cái tư duy bán nước, xin làm nô lệ của những tập thể đi trước sẽ cùn dần đi trong lớp đến sau. Nhờ đó, họ sẽ khá hơn đôi chút. Nào ngờ, vẫn một cái mũ cối úp chụp lấy mặt và họ vẫn hãnh diện đi theo cái giây rợ nô lệ dẫn đường! Như thế, con đường Hóa Giải duy nhất cho vấn đề của Việt Nam hôm nay là con đường mà TT Boris Yelsin đã vạch ra “ Cộng sản không thể sửa chữa, nhưng phải đạp đổ nó”. Nóí cách khác, chỉ có một con đường Hóa Giải duy nhất cho những tồn đọng của dân tộc Viêt Nam từ mấy chục năm qua là phải Chôn Nó Đi.
Hãy Chôn Nó Đi. Vì lúc chôn nó đi cũng là lúc tống táng tất cả những văn bản man rợ làm nền tảng cho cái chế độ ấy đi. Để từ đó, tất cả mọi ngưòi Việt Nam đều có cơ hội chung tay xây dựng lại một Việt Nam trong thanh bình.  Ở đó là một chế Cộng Hòa. Ở đó là Tự Do Dân Chủ. Ở đó là một quốc gia Độc Lập có chủ quyền. Ở đó, quyền tự do Tôn Giáo, quyền tư hữu của tập thể, của cá nhân được luật pháp tôn trọng và bảo vệ. Ở đó Công Lý, Nhân Quyền được luật pháp minh danh thực thi. Để ở đó, yêu nước là sự thể  hiện tình yêu thương đồng bào, là yêu nghĩa dân tộc, là bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Quốc Gia. Là “ bầu ơi thương lấy bí cùng”, đồng thời cũng là sự thể hiện nền văn hóa nhân bản hiền hoà, hiếu khách của dân tộc ta bằng phong cách ôn nhu và ngôn từ đạo lý.
Đó chính là con đường Hóa Giải duy nhất, đòi buộc chúng ta, không trừ ai, phải thực hiện một cách đứng đắn trong thời của chúng ta. Khi chúng ta thực hiện con đường Hóa Giải này thì cũng chính là lúc chúng ta cử hành nghi thức truy điệu anh linh các bậc tiền nhân, những người đã hy sinh vì Tổ Quốc một cách nghiêm chỉnh nhất, hoàn thiện nhất. Và đó cũng chính là sự thể hiện lòng yêu nước của chúng ta.
Xương trắng tiền nhân xây đất mẹ,
Máu hồng con cháu giữ quê hương
Bảo Giang

Không có nhận xét nào: