Hãng hàng không vũ trụ NASA của Mỹ đang chuẩn bị tiến hành dự án đưa máy bay không người lái tới bầu trời Úc trong 6 tháng.
Một chiếc NASA Global Hawk chuẩn bị cất cánh (Credit: ABC Licensed)
NASA sẽ sử dụng máy bay RQ-4 Global Hawk Unmanned Aerial Vehicle (UAV) (tạm dịch: Diều Hâu Không Người Lái Toàn Cầu RQ-4) cho dự án này. Đây là chiến hạm không người lái lớn và ưu việt nhất hiện nay và từng được sử dụng trong không quân Mỹ.
Với cánh máy bay được thiết kế như Boeing 737, với thời gian bay được hơn 30 giờ và với thiết bị nghe lén ưu việt, chiếc Northrop-Grumman Global Hawk đáng giá 200 triệu đô la này ban đầu được dùng cho công tác tình báo, do thám quân sự phạm vi toàn cầu.
NASA cho biết một trong hai chiếc Global Hawk sẽ “theo dõi những thay đổi ở bắc bán cầu từ Bán Đảo Thái Bình Dương Guam, và những dữ liệu thu thập được sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của những thay đổi này với khí hậu Trái Đất”.
NASA cũng cho biết các nhà khoa học đã cài đặt 13 thiết bị khác nhau trên Global Hawk để lấy mẫu đất, phân tích các đám mây, khí gas và bức xạ mặt trời trong những chuyến bay “Airbone Tropical Tronopause Experiment”.
Hãng cũng sẽ gửi các máy bay không người lái tới giám sát, kiểm tra diễn biến bão tố ở vùng Atlanta, thu thập thông tin để giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác hơn về bão tố nhiệt đới.
Chiếc đầu tiên đã cất cánh hôm thứ ba. Nhưng NASA vẫn chưa cho biết thêm chi tiết về các máy bay không người lái đi tới Úc.
Tuy nhiên, hãng AirServices Australia, hay NOTAM thông báo rằng Global Hawk sẽ bay trong lãnh thổ Úc ở độ cao 45,000-60,000 feet từ 17/1 tới 2/3 năm nay.
NOTAM cho biết Cục Quản Lí Hàng Không sẽ cung cấp một khu vực riêng biệt cho các máy bay không người lái này, phòng khi có máy bay Úc đột nhiên bay ở độ cao lớn, dù điều này khó mà xảy ra.
Airservices Australia hôm nay cũng khẳng định với ABC rằng Global Hawk của NASA sẽ bay ở Khu Vực Thông Tin Hàng Không của Brisbane (FIR) để nghiên cứu tầng đối lưu.
“FIR của Brisbane trải dài suốt News South Wales, Queensland, Northern Territory, bắc Tây Úc, và bao gồm cả bầu trời ở biển bắc và đông bắc”, phát ngôn viên của FIR cho biết.
“Global Hawk sẽ không bay trong khu vực đất liền của Úc hay phía bên ngoài sân bay Úc.”
Các dự án của NASA đều bắt đầu từ căn cứ không quân Mỹ ở Guam, cũng là căn cứ chỉ huy của tất cả các hoạt động tình báo quân sự khác của Global Hawk tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Thỉnh thoảng, các chiến hạm Global Hawk cũng được dùng cho các mục đích dân sự.
Năm 2008, chiếc Global Hawk của Hải quân Mỹ được dùng để theo dõi diễn biến của vụ cháy rừng lớn ở California.
Năm 2011, các chiến hạm Global Hawk cũng tới Nhật sau vụ nổ hạt nhân để thu nhập thông số về bức xạ và hình ảnh của lò phản ứng Fukushima.
Tháng 11 năm 2013, Global Hawk cũng được dùng cho công tác cứu trợ vùng nam Philippines bị ảnh hưởng bởi cơn bão Haiyan.
Hầu hết ngày nào một chiếc Global Hawk của không quân Mỹ cũng bay qua khu vực bờ biển Triều Tiên, chụp được những tấm hình chi tiết hơn nhiều so hình ảnh vệ tinh.
“Chiến hạm bay độ cao 60,000 feet, khoảng 75 dặm từ bờ biển Triều Tiên. Máy bay thường chụp hình ở góc 45 độ.”, Aid cho biết
Aid cũng tiết lộ việc Úc và Mỹ thường xuyên trao đổi những thông tin tình báo Global Hawk cung cấp.
“Úc là thành viên của câu lạc bộ tình báo Five Eyes. Các thành viên còn lại là Mỹ, Anh, Canada và New Zealand còn có Mỹ, Canada và New Zealand”, Aid tiết lộ với ABC.
Theo Aid, từ năm 2002 tới 2005, các nhà ngoại giao Iran đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ dùng máy bay không người lái để “thu nhập thông tin tình báo và hình ảnh ở vùng biên giới của Iran giáp với Afganistan và Iraq, cũng như ở đường bờ biển Vịnh Ba Tư của Iran.
Năm 2012 ABC News Online cũng tiết lộ rằng chi nhánh Không Quân Hoàng Gia Úc ở Edinburg, nam Úc đã được Mỹ sử dụng là căn cứ cho các máy bay Global Hawk từ năm 2001-2006.
Không Quân Úc hiện đang cân nhắc việc mua 7 chiếc máy bay không người lái cho công tác tình báo hành hải và bảo vệ biên giới
Lựa chọn đầu tiên cho dự án Air7000 Defence được đầu tư từ 1.5 tỉ tới 3 tỉ đô là chiếc Triton, một loại Global Hawk thiết kế cho công tác hàng hải./ABC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét