Trong một thông cáo được AFP trích dẫn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez xác định : « Luật về ngư nghiệp của tỉnh Hải Nam chỉ là một trong những biện pháp đơn phương của Trung Quốc nhằm áp đặt một sự thay đổi trong hiện trạng của khu vực, với mục đích thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền không thể tranh cãi (của Bắc Kinh) trên gần như toàn bộ Biển Đông ».
Vào lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam và một số nước khác đang căng thẳng trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, vào tháng 11 năm ngoái, tỉnh Hải Nam (miền nam Trung Quốc Hải) đã ngấm ngầm thông qua các quy định hạn chế tàu cá nước ngoài tại các vùng mà Bắc Kinh cho là thuộc sở hữu của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sau khi bị tiết lộ, quyết định trên đây – bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 – đã lập tức bị nhiều nước phản đối, từ các láng giềng như Việt Nam và Philippines, đang tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, cho đến các nước ngoài khu vực như Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông chồng chéo với các tuyên bố chủ quyền của năm quốc gia láng giềng. Ngoài Việt Nam và Philippines, các nước như Brunei và Malaysia cũng đòi chủ quyền trên một phần của vùng Trường Sa, trong lúc Đài Loan có yêu sách rộng khắp tương tự như Trung Quốc, nghĩa là trên khoảng 80% diện tích Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay đã nhắc lại lời cáo buộc theo đó tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông là một hành động « vi phạm luật pháp quốc tế một cách thô thiển ». Theo ông Hernadez, « Đó là vấn đề cốt lõi cần được giải quyết » và Trung Quốc nên chấp nhận để cho Tòa án trọng tài quốc tế phân xử.
Philippines là nước đã chính thức kiện Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái, về tính chất phi pháp của cái gọi là « đường chín đoạn » mà Trung Quốc dùng để xác định phạm vi chủ quyền của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển và hải đảo gần các nước láng giềng.
Philippines là nước đang bị Trung Quốc chĩa mũi dùi tấn công, cả trên mặt ngoại giao lẫn trên hiện trường Biển Đông mà Manila gọi là Biển Tây Philippines. Bãi ngầm Scaborough (ở gần bãi Macclefields mà Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) mà Philippines đòi chủ quyền đã bị Trung Quốc chiếm cứ trong thực tế từ sự cố tháng 04/2012.
Sau đó, Trung Quốc đã cho tàu thường xuyên túc trực gần bãi Ayungin - trong vùng quần đảo Trường Sa - bên trên có một toán thủy quân lục chiến Philippines đồn trú. Báo chí Trung Quốc không ngần ngại đưa ra lời đe dọa là nước họ sẽ đánh chiếm bãi ngầm này, cũng như là đảo Thị Tứ, hòn đảo lớn thứ nhì trong vùng Trường Sa, hiện cũng do Philippines trấn giữ.
Vào lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam và một số nước khác đang căng thẳng trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, vào tháng 11 năm ngoái, tỉnh Hải Nam (miền nam Trung Quốc Hải) đã ngấm ngầm thông qua các quy định hạn chế tàu cá nước ngoài tại các vùng mà Bắc Kinh cho là thuộc sở hữu của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sau khi bị tiết lộ, quyết định trên đây – bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 – đã lập tức bị nhiều nước phản đối, từ các láng giềng như Việt Nam và Philippines, đang tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, cho đến các nước ngoài khu vực như Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông chồng chéo với các tuyên bố chủ quyền của năm quốc gia láng giềng. Ngoài Việt Nam và Philippines, các nước như Brunei và Malaysia cũng đòi chủ quyền trên một phần của vùng Trường Sa, trong lúc Đài Loan có yêu sách rộng khắp tương tự như Trung Quốc, nghĩa là trên khoảng 80% diện tích Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay đã nhắc lại lời cáo buộc theo đó tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông là một hành động « vi phạm luật pháp quốc tế một cách thô thiển ». Theo ông Hernadez, « Đó là vấn đề cốt lõi cần được giải quyết » và Trung Quốc nên chấp nhận để cho Tòa án trọng tài quốc tế phân xử.
Philippines là nước đã chính thức kiện Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái, về tính chất phi pháp của cái gọi là « đường chín đoạn » mà Trung Quốc dùng để xác định phạm vi chủ quyền của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển và hải đảo gần các nước láng giềng.
Philippines là nước đang bị Trung Quốc chĩa mũi dùi tấn công, cả trên mặt ngoại giao lẫn trên hiện trường Biển Đông mà Manila gọi là Biển Tây Philippines. Bãi ngầm Scaborough (ở gần bãi Macclefields mà Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) mà Philippines đòi chủ quyền đã bị Trung Quốc chiếm cứ trong thực tế từ sự cố tháng 04/2012.
Sau đó, Trung Quốc đã cho tàu thường xuyên túc trực gần bãi Ayungin - trong vùng quần đảo Trường Sa - bên trên có một toán thủy quân lục chiến Philippines đồn trú. Báo chí Trung Quốc không ngần ngại đưa ra lời đe dọa là nước họ sẽ đánh chiếm bãi ngầm này, cũng như là đảo Thị Tứ, hòn đảo lớn thứ nhì trong vùng Trường Sa, hiện cũng do Philippines trấn giữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét