Nói đến đấu tranh cách mạng dân chủ hôm nay, nguời ta thường phân biệt đấu tranh bất bạo động của người dân, chống lại những thế lực cầm quyền phản dân chủ với đầy đủ phương tiện bạo lực trấn áp trong tay. Câu hỏi đặt ra là cuộc đấu tranh quần chúng bất bạo động có nhất thiết phái là cuộc đấu tranh phi võ trang không? Những diễn biến hôm nay tại Lybya đang giúp ta tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn mới mẻ đó.
Trước hết, người ta cần xác định ý nghĩa của bạo động và bất bạo động. Bạo động không đuợc định giá bằng vũ khí sử dụng, mà cốt yếu bằng ý đồ và bản chất hành động của người sử dụng vủ khí. Thật vậy, nguyên tử có thể là vũ khí xây dựng hòa bình, chứ không thiết yếu phải là vũ khí tàn sát. Còn ôm bom cảm tử giết chết hàng trăm dân lành thì rõ ràng là khủng bố và bạo động. Cũng thế, nã trọng pháo vào nhà thương trường học, bắn hỏa tiễn vào phố phường, chợ búa, dùng dao găm mã tấu thủ tiêu người dân vô tội, thì dù có tuyên truyền, thanh minh thanh nga cách mấy cũng không thể chối bỏ bản chất bạo động. Như thế, bạo động phải được định giá bằng ý hướng tàn sát con người, chống lại quyền sống và quyền xây dựng hạnh phúc của con người. Lịch sử nhân loại đã bị nhuộm đen với những đầu óc đã thú và bàn tay tàn ác đầy bạo động của những Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Milosovich, mới đây như Sadam Hussein, Bin Laden và hiện nay là Gadhafi..
Còn đấu tranh bất bạo động thì đã được thể hiện qua hình ảnh của một Gandhi tại Ấn, Luther King tại Mỹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Ngoài ra, những biến cố tại Đông Âu trước kia cũng như tại một số quốc gia Trung Đông như Tunisia,Ai Cập và Syria hôm nay với hàng triệu người xuống đường biểu tình đòi dân chủ, bất chấp bạo lực đàn áp, cũng thể hiện phần nào ý nghĩa của đấu tranh bất bạo động.
Riêng tại Việt Nam, người ta cũng đang nói tới những cuộc biểu tình bất bạo động của dân oan, những cuộc tập trung thắp nến cầu nguyện của giáo dân Thái Hà, Tam Tòa Đồng Chiêm, Cồn Dầu, và nhất là những cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa hiện nay của dân Việt trong nuớc, chống lại mộng bành trướng và chủ trương xâm lăng của Trung Quốc..
Câu hỏi căn bản là trước chính sách đàn áp da man bằng bạọ lực của cộng sản Việt Nam, với dùi cui, roi điện, tra tấn, thậm chí còn vung chân đạp thẳng vào mặt, liệu công cuộc đấu tranh hoàn toàn bất bạo động của quần chúng hiện nay có hy vọng đạt được thắng lợi không? Thật khó mà tìm thấy câu trả lời khẳng quyết. Nhưng theo nhận xét của một số người, cuộc cách mạng Hoa Lài có thể thành công tại Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng áp dụng vào Việt Nam, cuộc cách mạng Hoa Lài đó rất khó bừng khởi do những lý do khách quan cũng như chủ quan. Lý do khách quan thì phải kể tới bản chất sắt máu của cộng sản Việt Nam với một bộ máy đàn áp khổng lồ gồm cả triệu công an và quân đội, mang danh là công an nhân dân, quân đội nhân dân, mà thưc chất chỉ là công cụ của chế độ chống lại nhân dân. Đó là chưa kể tới bàn tay quan thầy Trung Quốc, luôn luôn lèo lái cộng sản Việt Nam vào con đuờng phản lại dân tộc bằng những thủ đoạn sắt máu, tiêu biểu như cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, tiêu diệt tư sản mại bản..
Còn chủ quan thì phải nói tới thái độ cầu an của nhiếu thành phần, chỉ muốn đuợc an thân với bát cơm không còn trộn khoai sắn như trước đây! Nhất là những hành động đàn áp dã man không chút nuơng tay của bọn công an côn đồ, tiêu biểu như tại Cồn Dầu, đã làm cho nhiều người khiếp sợ, không dám xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước. Những cuộc xuống đuờng trong những ngày qua tại Hà Nội và Sài Gòn còn qúa ít ỏi, chưa đủ tầm mức đế làm cho thế giới chú ý và cho cộng sản Việt Nam phải chùn tay đàn áp. Thế thì thử hỏi, còn con đường nào khác để mở ngỏ dân chủ nữa không? Cụ Huỳnh Văn Lang, một nhà chính trị lão thành có nhiều kinh nghiêm với cộng sản đã khẳng định: “ Chỉ có con đường đấu tranh võ trang mới thắng được cộng sản, vì tay không thì thật khó mà chiến thắng bạo lực sắt máu.” Quan điểm của Huỳnh Văn Lang có thể không được nhiều người chia sẻ, nhưng đang được chứng nghiệm một cách hung hồn tại Lybya. Thật vậy, khác với Tunisia, ai cập và Syria, Lybya không có những cuộc xuống đường rầm rộ của dân chúng, mà chính yếu là kháng chiến quân gồm nhiều giáo phái và sắc tộc phối họp với nhau trong nỗ lực loại bỏ độc tài quân phiệt đã từng ngư trị trong suốt 42 năm qua! Quân kháng chiến không có quân phục, mũ sắt đỡ đạn, cũng không có xe tăng thiết giáp, không đuợc huấn luyện quân sự, mà chỉ có ý chi chiến đấu với những vũ khí thô sơ, và thân xác làm bia đỡ đạn. Nhưng họ đã thắng, đã đẩy lui được bạo lực, đã chặt đứt đuợc cánh tay đao phủ đang gieo tai hoạ trên đất nước và đe dọa nền an ninh thế giới.
Nhìn về Việt Nam, cũng đã có một thời quần chúng võ trang tạo được những chiến thắng oanh liệt. Những cọc ngầm quần chúng cắm xuống lòng Bạch Đằng Giang đã giúp Ngô Quyền thắng quân Hán và Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên. Cũng thế, giáo mác, gậy gộc cũng như những cây tre vót nhọn dân chúng cắm trên các bãi đất trống để ngăn máy bay Pháp, cũng đã giúp dân Việt chiến thắng thực dân trong ý nghĩa “toàn dân kháng chiến”. Thế thì hôm nay, tại sao dân Việt lại không áp dụng phong trào quần chúng võ trang đó để chống ngoại xâm và nội thù? Các lực lượng Hòa Hảo phải tái võ trang. Các chiến sĩ thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũ cũng phải tái võ trang. Các lực lượng Fulro cũng phải được tái võ trang. Tại sao Cộng Giáo không tái lập những khu tự trị như Khu Tự Trị Phát Diệm ngày xưa thời Đức Giám Mục Lê Hữu Từ và Linh Mục Hoàng Quỳnh?
Tóm lại, sức mạnh quần chúng không những cần biểu tỏ bằng số đông, bằng những cuộc xuống đuờng ồ át, mà còn cần có sự hỗ trợ của sức mạnh võ trang, thì cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài hôm nay mới chóng đạt được kết qủa. Ngoài nỗ lực tự võ trang, dân Việt phải vận động chính những lực lượng đàn áp hôm nay, sớm thức tỉnh trước tình trạng Tổ Quốc lâm nguy, trước đại họa thù trong giặc ngoài, quay gót trở về với đại khối dân tộc. Có như thế thì sức mạnh quần chúng võ trang đã có sẵn, chỉ chờ cơn bão lửa châm ngòi là toàn dân Việt sẽ đứng lên quật khởi. Xin chấp tay khấn nguyện Trời Phật độ trì cho những ước nguyện chân thành và đơn sơ này!
Nguồn Đối Thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét