Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

BẢN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM (CÁO TRẠNG SỐ 4)


LÃO MÓC

Không biết quyển “Bản án chế độ thực dân Pháp” mà ông Hồ Chí Minh “thuổng” của ai đó làm của mình, lại bị nhà phê bình Thụy Khuê ở Paris phát hiện – cũng giống như nhiều năm trước, “Bác” Hồ bị học giảLê Hữu Mục phát hiện “Bác” cũng đã “thuổng” Ngục Trung Nhật Ký của một tù nhân người Tàu chết trong tù làm của mình – dày bao nhiêu trang. Nhưng khi Lão Móc tập trung tài liệu để viết “Bản án chế độ xã hội chủ nghĩa Cộng Sản Việt Nam” thì có thể nói: trúc Nam Sơn không ghi hết tội – như đã kể trong các cáo trạng 1,2, 3.
Bản cáo trạng số 4 gồm các tội ác của chủ nghĩa CSVN như sau:

1- Tàn ác với đồng bào:

“… Năm 1952, cuộc chỉnh đảng, chỉnh huấn cán bộ, tôi đã nghe loáng thoáng về đợt cải cách ruộng đất thí điểm ở Thái Nguyên, xử tử điạ chủ Nguyễn Thị Năm. Lúc đó tôi đang phục vụ chỉnh đảng, chỉnh huấn ở một tỉnh miền núi. Hai khóa đầu chỉnh đảng, nội dung chủ yếu “chống tư tưởng tiểu tư sản”. Cụ thể chống hủ hoá tham ô. Tham ô lúc đó chưa có của cải gì, cuối cùng là truy nhau về hủ hóa: bản tổng kiểm thảo nào cũng buộc phải có vài sự việc về “lăng nhăng”. Nếu không nhận thì phải truy cho tới cùng, bao giờ có nhận mới là “gục”. Cố nhiên nhiều anh đã tự bịa ra những tình huống hủ hóa khá hấp dẫn. Các cô cán bộ trẻ thực sự chưa có hủ hoá thì phải nhận là “có tư tưởng”. Thế rồi cũng khóc lóc sướt mướt, căm thù…
… Mẫn đẻ, bảy tháng sau tôi mới có dịp về quê thăm con. Quê tôi đã làm xong giảm tô giảm tức, sắp bước sang cải cách ruộng đất. Tôi chỉ ở nhà vài ngày. Ít lâu sau nghe tin sét đánh: bố vợ tôi: thầy Lê Đôn, đang làm bí thư huyện – đã bị lôi về bắn bỏ. Thê1 là tôi không dám về thăm vợ con nữa”.
Chờ tới hai mươi tháng sau tình hình tạm yên, người chồng đảng viên mới dám lần mò về thăm vợ, lúc đầu bị vợ không dám nhìn vì sợ chồng bị án “liên quan”, anh chồng phải cắt nghĩa mãi mới được vợ cho ở nhà… mình (vì nhà vợ, tức nhà địa chủ đã bị tịch thu), rồi mới nghe người vợ kể về việc:
“… Gọi là “tòa án nhân dân đặc biệt” xử đầu sỏ để trấn áp địch, phát động nông dân, người ta cần bắn ngay trước mặt mọi người kia mà. Một tên đội phó trong đội cải cách ra chỉ huy hành hình bố. Ba du kích vác súng đứng hàng ngang.
“Không tưởng tượng được, ba người ấy đều là học trò cũ của thầy! Thằng Hưng, thằng Thẩm, thằng Huấn, đều đi bộ đội về. Tên chỉ huy hô: “Số một ngắm bắn, bắn!”. Súng nổ, bố nẩy vai trái lên! Tưởng đạn đã vào người, nhưng chưa. Nẩy vai lên hình như bố hô khẩu hiệu. “Số hai ngắm bắn, bắn!”. Bố lại nẩy vai lần nữa, đạn vẫn không vào người. Trong quần chúng lúcnày đã ồn ào! “Bắn oan người ta, thần linh cản đạn không cho trúng người!. “Số ba: Bắn!” Bố lại nẩy vai lên. Người vẫn đứng trơ trơ, mắt giương trừng. Cột chân đã lung lay, giẻ nhét ở miệng tuột ra lòng thòng (ghi chú: nhét giẻ để ngăn tử tội đừng tung hô “Hồ Chí Minh muôn năm” trước khi chết). Hết phát thứ ba không trúng, mừng quá, cả ba chúng em lao lên. Nhiều người cũng xúm xít lại.  Ba du kích bắn không trúng bỏ súng trốn. Em hô hào mọi người cứu bố em! Lúc đó nhộn nhạo như vỡ chợ. Tên đội phó mặt tái nhợt, mím chặt môi xông lên. Em đã kịp níu tay nó. Nó hất tay em ra, rút phựt con dao nhọn từ trong bọc xuyên phập qua cổ bố từ trái sang phải. Bố chao qua cái cọc lao đầu xuống cái hố đã đào sẵn, máu phun phì phì. Thằng Vang, con Vọng lăn đùng ra đất, em cũng ngất xỉu luôn. Anh em họ nhà anh xúm đến khiên em về nhà này”.  
2 -Tàn nhẫn với đồng chí:
Sống dưới chủ nghĩa cộng sản, con người bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần, từ thường dân cho đến đảng viên kỳ cựu. Bằng chứng sau đây cho thấy rằng, trong khi bị giam, đảng viên cộng sản là những người người đau khổ nhất. Ngô Đức Mậu (cháu nhà cách mạng Ngô Đức Kế), một đảng viên  cộng sản kỳ cựu đã từng nhiều năm sống trong ngục Lao Bảo hồi Pháp thuộc, đã tả nỗi đau khổ trong ngục thất cộng sản:
“… Những lúc bị giam giữ trong buồng riêng cô quạnh, rét mướt, đau khổ, những anh em thường an ủi nhau: củng cố lòng tin để chịu đựng ngược đãi, củng cố lòng tin để sống… vì ở tù đế quốc và ở tù hiện nay (cộng sản) nó khác nhau xa. Ở tù đế quốc bị hành bằng thể xác nhưng tin thần lành mạnh được an ủi, khoan khoái… Còn ở đây (tù cộng sản) thì sao? Chúng tôi bị dày xéo cả thể chất lẫn tinh thần. Chung quanh chúng tôi, ai nấy đều cho chúng tôi là địch, là kẻ bán nước hại dân, thì bảo họ đồng tình với chúng tôi sao được…
Cũng trong bài báo được đăng tải trên tờ Nhân Dân ngày 30-10-1956, ông Ngô Đức Mậu còn than vãn là bị chính các đồng chí cộng sản của ông tra tấn, không cho ông tự bào chữa:
“Những việc mà số anh em cán bộ ở Hà Tĩnh dựng đứng lên, hoặc lật ngược lại những thành tích đã qua của tôi (từ thời Đông Dương Cộng Sản Đảng) để truy bức tôi suốt ngày đêm, để buộc tội phải nhận những việc tôi chưa hề làm, mà cũng chưa bao giờ nghĩ tới… Cuộc truy bức càng ngày càng nặng, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc đấu tranh về nguyên tắc. Tôi ỳ ra mãi cũng không được. Nhiều ý nghĩ khác (tự tử chẳng hạn) lại nẩy nở ra  và xoay quanh trong đầu óc tôi như chong chóng.”
3-Tàn bạo với đối phương:
Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh đem về áp đặt cho đất nước Việt Nam mà người dân miền Bắc đã phải gánh chịu qua Cải Cách Ruộng Đất với chủ trương “trí, phú,địa, hào đào tận gốc, bóc tận rễ” đã gây ra biết bao nhiêu đau thương, oan trái.
Sau đó, “Bác” Hồ đã khóc lóc, sửa sai.
Vậy mà sau chiến thắng  30 tháng 4 năm 1975, “một cuộc tắm máu trắng” lại xảy ra cho người dân miền Nam với việc đổi tiền, đánh tư sản mại bản, đẩy dân đi vùng “kinh tế mới”. Và hàng trăm ngàn quân, công, cán chính của chế độ miền Nam  lại cũng bị tiếp tục truy bức suốt ngày đêm, theo kiểu mà những người CSVN đã áp dụng đối với “đông chí” của họ – như ông Ngô Đức Mậu đã kể bên trên – bằng cách khai lý lịch và tờ thú tội.
Và hiện nay, 87 triệu công dân Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều “được” sống trong chế độ kiểm soát bằng lý lịch như dưới thời “Bác” Hồ.
4-Hèn nhát với ngoại bang:
Trong khi đó thì CSVN lại vô cùng hèn nhát khi đem dâng hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng của chế độ chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh lập tức gửi văn thư cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, trích y như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…”
Và những hậu duệ của “Bác”ngày nay lại còn dâng thêm ải Nam Quan, thác Bản Giốc và “bán” luôn vùng Tây Nguyên cho “đàn anh phương Bắc”.
*
Bertrand de Jouvenel (1903-1987) có câu nói vô cùng chí lý: “Một xã hội loài cừu đồng thời phải sinh ra một nhà nước của loài sói”.
Hơn 60 năm qua, ông Hồ Chí Minh và những người thừa kế đã đem chủ nghĩa cộng sản áp đặt cho đất nước, gieo tang thương cho đất nước; đau thương, tang tóc cho con người – tàn ác hơn cả chế độ thực dân Pháp mà chính những người cộng sản thuộc loại “công thần” như các ông Ngô Đức Mậu, Trần Độ… cũng đã phải lên tiếng.
Đã đến lúc không sao còn chịu đựng được nữa. Hỡi toàn dân hãy đứng lên giật sập chế độ xã hội chủ nghĩa bạo tàn để giành lại quyền làm người và tự do, dân chủ cho 87 triệu người dân đã và đang phải sống kiếp ngựa trâu trong 70 năm qua và đất nước Việt Nam đang có nguy cơ lệ thuộc “giặc phương Bắc” một lần nữa!
LÃO MÓC
http://nguyenthieunhan.wordpress.com

Không có nhận xét nào: