Pages

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

HOA KỲ LẬP CĂN CỨ HẢI QUÂN TẠI CAM RANH, BỎ CẤM VẬN KỸ THUẬT CAO, BÁN TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ HẠNG TRUNG SILO VÀ MÁY BAY PHẢN LỰC TÀNG HÌNH CHO VIỆT NAM


Hạnh Dương.
VietPress USA - Trước đây lối 2 tháng tôi đã có các bài viết, và các buổi phát thanh quốc tế nói trước rằng chắc chắn  Mỹ sẽ trở lại Vịnh Cam Ranh và sẽ bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với Việt Nam.
Nay trong chuyến đi họp Hội Nghị Thượng Đĩnh An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Shangri-La tại Singapore từ ngày 02 đến 05-6-2012. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leone Panetta đã mở đầu bằng chuyến viếng thăm thị sát cảng Cam Ranh ngày 02-6 và kết thúc bằng buổi hội kiến với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tai Hà Nội ngày Thứ Hai 04-6-2012. Dịp nầy Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ cấm vận kỹ thuật cao để VN có thể mua vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.
Thực sự thì ván bài quốc tế đã được sắp đặt và sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ công bố bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với VN và sẽ bán cho VN lối 5 chiếc Tàu Ngầm Nguyên Tử hạng trung loại Silo; và bán lối 12 máy bay tàng hình F18 và có thê F22 nữa.
Chiến thuật chiến lược mới của HK là đưa 60% tổng lực lượng Hải Quân Mỹ qua phòng thủ vùng biển Châu Á Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020 và chắc chắn là nhắm vào việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng; nhất là trên Biển Đông.

Tứ ngày 21 đến 28-2-1972 khi TT Richard Nixon đến mật đàm với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng  Chu-Ân-Lai của Trung Quốc theo sự sắp xếp của Henry Kissinger nhằm chuyển giao VNCH cho Trung Cộng và Bắc Việt. Mỹ cam kết đầu tư vào TQ, mua hàng hóa của TQ. Đổi lại TQ cam kết cùng với CS Bắc Việt bảo đảm an ninh cho Mỹ rút quân khỏi chiến trường VN; và nhất là TQ để yên cho Mỹ phá sụp Liên Sô chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.
Mỹ làm ngơ cho 10,000 quân Bắc Việt và TQ tiến đánh chiếm Căn cứ Caroll ở Ái Tử vào ngày 03-3-1972 và tiến đánh chiếm Đông Hà, Cổ Thành Quảng Trị và hoàn toàn chiếm tỉnh Quảng Tri vào ngày  01-5-1972 để làm áp lực buộc VNCH ngồi vào bàn Hội Nghị Paris. Mỹ cúp hết viện trợ quân sự cho VNCH và buộc VNCH ký Hiệp Định Paris vào 27-01-1973 theo đó Mỹ sẽ rút quân khỏi VNCH; trong khi Bắc Việt được Liên Xô và TQ hỗ trợ đánh nhau với VNCH thi nay Mỹ và TQ công nhận rằng Mặt Trận GPMN được Bắc Việt yểm trợ đánh nhau với VNCH mà không đòi buộc Bắc Việt phải rút 260,000 Bộ Đội Chính Quy ra khỏi Miền Nam VN. Đó là tạo thuận lợi cho Bắc Việt tiến quân chiếm trọn VNCH vào ngày 30-4-1975.
Sau khi Mỹ bàn giao VNCH cho TQ và CS Bắc Việt thì Mỹ cho đầu tư ồ ạt vào TQ, mua 80% hàng hóa TQ sản xuất và TQ đã để yên cho Mỹ đánh sup Liên Xô (USSR) vào năm 1991 khi ông Gorbachev giải thể chế độ Cộng Sản Liên Xô và làmTổng Thống Nga theo chế độ tự do.
Mỹ đã sai lầm tạo cho TQ từ nghèo đói lạc hậu nay trở thành siêu cường kinh tế muốn lật đổ Mỹ. Mỹ đã triệt tiêu các ảnh hưởng của TQ tại Bắc Phi, Afghanistan, Pakistan, Trung Đông và nay Mỹ cũng sẽ dùng con bài Việt Nam để đánh sụp chế độ CS Trung Quốc trong những ngày sắp tới!
Thủ Tướng CSVN nay đã nói thẳng "Hoàng Sa Trường Sa là của VN". Trước đây Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng  Quốc Phòng CSVN qua họp ở TQ đã tuyên bố giải quyết tranh chấp Biển Đông trên căn bản "Song Phương"; nhưng nay tại Hội Nghị Shangri-La vừa qua, Tướng Vịnh đã nói ngược lại là phải giải quyết tranh chấp theo cách đa phương có các bên liên quan cùng họp trên căn bản Luật quốc tế Biển.
Hoa Kỳ đang tăng viện trợ quốc phòng gấp 4 lần cho Phi-Luật-Tân giữa lúc TQ đang cho 22 Tàu Chiến đến vây hãm một khu đảo đang tranh chấp sát thềm lục địa của Phi. Và nay HK sẽ bán vũ khí tối tân cho VN là nhằm đẩy TQ vào thế phải đối đầu.  Trước đây VN thường ca bài "con cá nó sống vì nước" nói răng TQ là đồng chí anh em và là đối tác hàng đầu của VN. Nay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của VN!
Một khi TQ lâm chiến với Phi-Luật-Tân và VN thì nội tình củaTQ sẽ bất ổn, nội loạn, suy sụp kinh tế và TQ có thể bị xé ra thành ít nhất là 5 nước nhỏ theo như kiểu Liên-Xô bị tan thành nhiều nước tự trị vậy! Hãy chờ xem bà con ui!
(http://www.vietpressusa.com/2012/06/hoa-ky-laap-can-cu-haiaquan-tai-cam.html)

Không có nhận xét nào: