Pages

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Starbucks sẽ gặp khó khăn ở Việt Nam?



Những cửa hàng Starbucks đầu tiên sẽ khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng tới.
Starbucks sẽ phải thuyết phục người Việt Nam chuyển sang sản phẩm của tập đoàn này, thay vì loại cà phê mạnh và rẻ hơn đang hiện hữu tại thị trường này, theo nhận xét của Bloomberg trong bài đăng ngày 14/1/2013.
Theo hãng tin tài chính của Mỹ, Việt Nam, nơi Starbucks có kế hoạch khai trương thương hiệu vào tháng sau, là nơi với lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê tăng 65% trong giai đoạn từ 2008 - 2011.

"Tôi thích loại cà phê đen và mạnh," ông Trần Cao Thọ, một kiến trúc sư làm việc tại Hà Nội nói.
Tuy nhiên, theo nhận xét của Bloomberg, khó khăn lớn nhất của Starbucks sẽ là việc phải đối mặt với thị trường nơi vị cà phê truyền thống, các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài khác tràn ngập khắp các đường phố.

"Có thể thỉnh thoảng tôi sẽ đến Starbucks để cho có không khí, nhưng không phải để thưởng ngoạn cà phê."
"Vị cà phê Starbucks quá nhẹ."
Starbucks đang tìm cách mở rộng thị phần sang thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính của Việt Nam, vào tháng tới nhằm thu hút nhu cầu đang tăng mạnh tại đây.
Cùng chiến lược hướng về đất nước Châu Á với mức tăng trưởng kinh tế 5% trong năm ngoái này, còn có các tập đoàn lớn khác như Burger King, KFC.
Dân số Việt Nam hiện tại là 90 triệu, và ba trong số năm người Việt Nam ở dưới tuổi 35.

'Sản phẩm cao cấp'

"Những người trẻ tuổi thích kiểu văn hóa hiện đại, sành điệu," Matthaes nói. "Đây là thương hiệu nổi tiếng và người ta muốn được thấy ở những nơi nổi tiếng. Một điều rất Việt Nam"
Ralf Matthaes, giám đốc điều hành khu vực Châu Á của hãng nghiên cứu NTS
Starbucks có kế hoạch "đưa vào khái niệm 'sản phẩm cao cấp' chưa tồn tại ở thị trường," theo ông John Culver, chủ tịch Starbuck tại Trung Quốc và Châu Á-Thái Bình Dương trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg.
Ông Culver cho biết hệ thống Starbucks tại Việt Nam sẽ được "thiết kế riêng" để phù hợp với khẩu vị của người Việt bên cạnh các loại nước uống truyền thống.
Cũng theo ông Culver, tập đoàn này cũng có kế hoạch mở rộng "quyết liệt" vào thị trường Hà Nội và các thành phố khác.
Cổ phiếu của Starbucks chốt giá cao hơn 0,9%, ở mức 55,01 đôla/ cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York ngày 11/1.
Theo Ralf Matthaes, một giám đốc điều hành khu vực của hãng nghiên cứu thị trường TNS, người tiêu dùng trong khu vực sẽ bị thu hút chỉ bởi thương hiệu Starbucks.
"Những người trẻ tuổi thích kiểu văn hóa hiện đại, sành điệu," Matthaes nói. "Đây là thương hiệu nổi tiếng và người ta muốn được thấy ở những nơi nổi tiếng. Một điều rất Việt Nam," ông này nói.
Văn hóa cà phê của Việt Nam bắt đầu từ cuối thập kỷ 19, sau khi người Pháp biến nơi đây thành thuộc địa.
Tính hết năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 1,73 triệu tấn cà phê, theo số liệu của Tổng cục thống kê.

'Phong cách Tây'

Người sáng lập cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói Starbucks "không đáng để lo ngại"
Chuỗi cửa hàng cà phê sẽ thu hút những người Việt trẻ tuổi, "thích sự sành điệu, lối sống phương Tây và những thương hiệu lớn," Trần Đoàn Kim, giáo sư khoa kinh tế Đại học Quốc dân nói.
Việt Nam đạt tiêu chuẩn thu nhập trung bình của Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2009, với thu nhập bình quân trên đầu người tăng hơn 10 lần kể từ khi Đảng Cộng sản khởi đầu cho một nền kinh tế thị trường qua quá trình Đổi mới năm 1986.
Thu nhập bình quân trên đầu người của nước này trong năm 2011 là 1.270 đôla, theo thống kê của Ngân hàng thế giới.
Những thương hiệu cà phê trong khu vực, như Trung Nguyên và Highlands hiện tại có nhiều kinh nghiệm hơn với thị trường cà phê Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhà sáng lập và là Chủ tịch cà phê Trung Nguyên, nói ông không cảm thấy bị đe dọa bởi đối thủ mới.
"Starbucks không đáng để lo ngại," ông nói."Họ không bán cà phê. Những người thích tới Starbucks chỉ muốn chứng tỏ họ sành điệu và hiện đại. Nếu bạn là một người đam mê cà phê, bạn sẽ đến với chúng tôi," ông Vũ nói với Bloomberg.
Trung Nguyên, thương hiệu xuất khẩu cà phê đến 60 nước trên thế giới, sẽ mở rộng ra ít nhất 200 cửa hàng bán lẻ trong vòng hai năm tới, ông Vũ cho biết. Những cửa hàng của chuỗi thương hiệu Highlands, cũng đã xuất hiện ở nhiều địa điểm chiến lược, tại các thành phố lớn nhất của Việt Nam.

Giá cả

Starbucks sẽ đặt giá xứng tầm sản phẩm cao cấp, nhưng cũng đảm bảo tính cạnh tranh, ông Culver cho biết.
Giá Starbucks ở Việt Nam sẽ thấp hơn ở Mỹ vì chi phí hoạt động cũng như thu nhập thấp, theo nhận định của bà Sara Senatore, một chuyên gia phân tích ở New York.
Bà cho rằng giá Starbucks tại đây sẽ gần với mức giá ở Ấn Độ hơn là Trung Quốc. Một ly cappuccino nhỏ có giá 1,74 đôla ở Ấn Độ, trong khi đó tốn 4 đôla ở Trung Quốc.
"Starbucks không thực sự cạnh tranh với các thương hiệu cà phê trong khu vực, cũng giống như McDonald và KFC không cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng đồ ăn nhanh," bà Senatore nói.
"Người ta sẵn sàng trả tiền thêm để đổi lại một nơi sạch sẽ, sản phẩm và dịch vụ tốt."

Không có nhận xét nào: