Chiến lược của Nhật Bản được cho là đi theo hai hướng : Tăng cường khả năng giám sát, ngăn chặn và đẩy lùi đe dọa đến từ Trung Quốc, đồng thời tích cực hơn trong việc hợp tác quân sự chặt chẽ với đồng minh Hoa Kỳ.
Một thông tin trên tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shinbum ngày 01/01/2014 như đã tóm gọn hai hướng chủ đạo trong chiến lược Quốc phòng mới của Tokyo : Ngay từ tháng Tư tới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu cho triển khai ba chiếc máy bay không người lái giám sát đầu tiên của mình trên đảo Honshu, hòn đảo chính của xứ Phù tang.
Global Hawk là loại drone trinh sát hiện đại của Mỹ, có khả năng bay hơn 30 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ và năng lực phát hiện sự chuyển động của tàu thuyền, phi cơ và tên lửa trong vòng bán kính 500 km từ độ cao 18.000 thước.
Yếu tố đáng chú ý là các chiếc Global Hawk của Nhật sẽ đặt bản doanh tại căn cứ không quân ở Misawa, tiếp giáp với một căn cứ không quân Mỹ, nơi cùng một loại máy bay sẽ được bố trí vào cuối năm. Bộ Quốc phòng Nhật Bản và lực lượng không quân Mỹ sẽ cùng nhau duy trì máy bay để đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông tin do các chiếc Global Hawk thu thập sẽ được chia sẻ để hai bên cùng nhau phân tích..
Quyết định triển khai phi cơ trinh sát không người lái nói trên nằm trong một loạt các biện pháp nhằm giúp Nhật Bản khôi phục ưu thế trên không và trên biển trong vùng, vào lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh hải quân và không quân của họ. Đề cương chính sách quốc phòng mới của Tokyo ghi rõ là Nhật Bản « sẽ tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay, tàu hải quân, và tên lửa » để « đảm bảo ưu thế trên biển và trên không. »
Việc bố trí các trinh sát cơ không người lái Global Hawk ở miền Tây Nam Nhật Bản gần Trung Quốc rõ ràng là nhằm theo dõi hoạt động của tàu và máy bay Trung Quốc ở Biển Hoa Đông Trung Quốc.
Không chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ, chiến lược mới của Nhật Bản còn hàm chứa tính tấn công, với phương án thiết lập một lực lượng đổ bộ theo mô hình Thủy quân lục chiến Mỹ, với nhiệm vụ cấp tốc đổ bộ, tái chiếm và giữ vững bất kỳ hòn đảo xa xôi nào trong trường hợp bị xâm lược.
Tính cơ động của quân đội Nhật Bản cũng sẽ được tăng cường với việc mua thêm 17 phi cơ vận tải Osprey của Mỹ, có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Đó là chưa kể đến việc gia tăng đáng kể số lượng khu trục hạm, tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Kế hoạch tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc trong trường hợp bị tấn công như nêu bật ở trên, rõ ràng là nằm trong khuôn khổ một sự hợp tác cực kỳ chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Tăng cường đáng kể hợp tác quân sự quốc phòng với Mỹ được cho là một về quan trọng khác trong chiến lược an ninh mới của Nhật Bản, nhằm đáp ứng yêu cầu của Washington, muốn các đồng minh và đối tác của mình đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực « xoay trục » của Hoa Kỳ qua vùng châu Á -Thái Bình Dương.
Trong đề cương quốc phòng mới của mình, Tokyo đã xác định rằng cần phải « tăng cường liên minh Nhật-Mỹ theo chiều hướng cân bằng và hiệu quả hơn ». Nếu trước đây Nhật nhường hẳn cho Hoa Kỳ trách nhiệm về an ninh, thì kể từ nay, Nhật chủ trương đóng một vai trò tích cực và chủ động hơn.
Đối với giới phân tích, thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông đã góp phần đẩy Nhật Bản vào vòng tay Mỹ. Nhưng các nỗ lực của Tokyo về mặt quốc phòng cũng nhằm duy trì vị trí đồng minh số một của Washington tại châu Á.
Theo một số chuyên gia phân tích, trong chiến lược xoay trục qua chấu A-Thái Bình Dương của mình, Hoa Kỳ từng xác định là sẵn sàng tăng cường quan hệ an ninh với một số tác nhân khác trong khu vực. Quan điểm đó đã làm dấy lên một vài mối ưu tư tại Nhật Bản, sợ rằng Tokyo có thể bị mất ưu thế của mình trong liên minh của Mỹ với khu vực trong trường hợp Washington đa dạng hóa các quan hệ an ninh.
Trong một bài viết công bố vào hôm qua, nhà nghiên cứu Shamshad A Khan thuộc trung tâm nghiên cứu Ấn Độ Council of World Affairs tại New Delhi nhận định : « Bằng cách nêu bật ý muốn sẵn sàng gánh vác thêm trách nhiệm trong hồ sơ an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã tránh được nguy cơ bị Mỹ ‘bỏ rơi’ trong tư cách đồng minh ».
Một thông tin trên tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shinbum ngày 01/01/2014 như đã tóm gọn hai hướng chủ đạo trong chiến lược Quốc phòng mới của Tokyo : Ngay từ tháng Tư tới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu cho triển khai ba chiếc máy bay không người lái giám sát đầu tiên của mình trên đảo Honshu, hòn đảo chính của xứ Phù tang.
Global Hawk là loại drone trinh sát hiện đại của Mỹ, có khả năng bay hơn 30 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ và năng lực phát hiện sự chuyển động của tàu thuyền, phi cơ và tên lửa trong vòng bán kính 500 km từ độ cao 18.000 thước.
Yếu tố đáng chú ý là các chiếc Global Hawk của Nhật sẽ đặt bản doanh tại căn cứ không quân ở Misawa, tiếp giáp với một căn cứ không quân Mỹ, nơi cùng một loại máy bay sẽ được bố trí vào cuối năm. Bộ Quốc phòng Nhật Bản và lực lượng không quân Mỹ sẽ cùng nhau duy trì máy bay để đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông tin do các chiếc Global Hawk thu thập sẽ được chia sẻ để hai bên cùng nhau phân tích..
Quyết định triển khai phi cơ trinh sát không người lái nói trên nằm trong một loạt các biện pháp nhằm giúp Nhật Bản khôi phục ưu thế trên không và trên biển trong vùng, vào lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh hải quân và không quân của họ. Đề cương chính sách quốc phòng mới của Tokyo ghi rõ là Nhật Bản « sẽ tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay, tàu hải quân, và tên lửa » để « đảm bảo ưu thế trên biển và trên không. »
Việc bố trí các trinh sát cơ không người lái Global Hawk ở miền Tây Nam Nhật Bản gần Trung Quốc rõ ràng là nhằm theo dõi hoạt động của tàu và máy bay Trung Quốc ở Biển Hoa Đông Trung Quốc.
Không chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ, chiến lược mới của Nhật Bản còn hàm chứa tính tấn công, với phương án thiết lập một lực lượng đổ bộ theo mô hình Thủy quân lục chiến Mỹ, với nhiệm vụ cấp tốc đổ bộ, tái chiếm và giữ vững bất kỳ hòn đảo xa xôi nào trong trường hợp bị xâm lược.
Tính cơ động của quân đội Nhật Bản cũng sẽ được tăng cường với việc mua thêm 17 phi cơ vận tải Osprey của Mỹ, có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Đó là chưa kể đến việc gia tăng đáng kể số lượng khu trục hạm, tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Kế hoạch tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc trong trường hợp bị tấn công như nêu bật ở trên, rõ ràng là nằm trong khuôn khổ một sự hợp tác cực kỳ chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Tăng cường đáng kể hợp tác quân sự quốc phòng với Mỹ được cho là một về quan trọng khác trong chiến lược an ninh mới của Nhật Bản, nhằm đáp ứng yêu cầu của Washington, muốn các đồng minh và đối tác của mình đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực « xoay trục » của Hoa Kỳ qua vùng châu Á -Thái Bình Dương.
Trong đề cương quốc phòng mới của mình, Tokyo đã xác định rằng cần phải « tăng cường liên minh Nhật-Mỹ theo chiều hướng cân bằng và hiệu quả hơn ». Nếu trước đây Nhật nhường hẳn cho Hoa Kỳ trách nhiệm về an ninh, thì kể từ nay, Nhật chủ trương đóng một vai trò tích cực và chủ động hơn.
Đối với giới phân tích, thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông đã góp phần đẩy Nhật Bản vào vòng tay Mỹ. Nhưng các nỗ lực của Tokyo về mặt quốc phòng cũng nhằm duy trì vị trí đồng minh số một của Washington tại châu Á.
Theo một số chuyên gia phân tích, trong chiến lược xoay trục qua chấu A-Thái Bình Dương của mình, Hoa Kỳ từng xác định là sẵn sàng tăng cường quan hệ an ninh với một số tác nhân khác trong khu vực. Quan điểm đó đã làm dấy lên một vài mối ưu tư tại Nhật Bản, sợ rằng Tokyo có thể bị mất ưu thế của mình trong liên minh của Mỹ với khu vực trong trường hợp Washington đa dạng hóa các quan hệ an ninh.
Trong một bài viết công bố vào hôm qua, nhà nghiên cứu Shamshad A Khan thuộc trung tâm nghiên cứu Ấn Độ Council of World Affairs tại New Delhi nhận định : « Bằng cách nêu bật ý muốn sẵn sàng gánh vác thêm trách nhiệm trong hồ sơ an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã tránh được nguy cơ bị Mỹ ‘bỏ rơi’ trong tư cách đồng minh ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét