Pages

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Thông điệp lãnh đạo ba nước khác nhau

Thông điệp năm mới của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên khác cả về nội dung và hình thức, phản ánh các thách thức đối với họ và hệ thống chính trị từng nước.
Ông Kim Jong-un nói về nhu cầu thanh trừng, loại trừ 'bè lũ phản Đảng' Chang Song-thaek nhưng cũng muốn cải thiện quan hệ với miền Nam và nói đến kinh tế nhiều hơn quân sự.
Ông Tập Cận Bình không hề dùng chữ vào về Đảng Cộng sản hay chủ nghĩa xã hội mà tập trung vào chủ đề yêu thích ' Giấc mơ Trung Hoa', nhu cầu cải cách, Quân Giải phóng và vị thế Trung Quốc trên thế giới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn dùng các cụm từ cũ như 'toàn Đảng, toàn dân, toàn quân' nhưng cũng đề cao dân chủ, cải cách doanh nghiệp nhà nước pháp quyền.

BBC Tiếng Việt tổng hợp những nét chính trong thông điệp của ba nhà lãnh đạo và các thách thức từ thực tế:
"Trong năm 2013, chúng ta đã có một kế hoạch chung để thúc đẩy cải cách toàn diện và đã đưa ra kịch bản cho phát triển trong tương lai.
Vào năm 2014, chúng ta được kỳ vọng sẽ đi những bước dài rộng trên lộ trình cải tổ.
Chúng ta đã đẩy được nhiều cải cách với mục tiêu cơ bản là làm quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng hơn. Chúng ta cũng có mục tiêu nâng cao mức độ bất thiên vị và công lý trong xã hội để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn...
Vũ trụ ngoài kia vô cùng rộng lớn và có vô vàn vì sao rạng rỡ.
Hơn 7 tỷ người đang sống trên Địa Cầu. Chúng ta cùng đi trong một con thuyền nên cần phải dựa vào nhau để cùng phát triển.
Người Trung Quốc chúng ta cần thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, làm khởi sắc dân tộc Trung Hoa, và cũng chúc người dân ở mọi nước biến giấc mơ của họ thành hiện thực."

Giằng co quyền lợi

Ông Tập không đứng trên lễ đài mà ngồi bên bàn làm việc đọc thông điệp năm mới nhằm tạo cảm giác gần dân.
Thế nhưng năm 2014 là năm ông Tập sẽ phải đối diện với những thách thức tăng lên.
Theo Russell Leigh Moses trên trang Blog của Wall Street Journal, năm nay, ông Tập Cận Bình có cơ hội dùng các bài học của 2013 nhằm 'hạn chế những hoạt động xã hội' mang tính chính trị, để chúng không lan rộng.
Cuộc trấn áp mạng xã hội cũng cho thấy ông Tập không muốn để những người tin vào các giá trị dân chủ Phương Tây có tiếng nói lớn hơn.
Dù muốn tỏ ra là một nhân vật khác các lãnh đạo tiền nhiệm nhưng thông điệp 'chấm dứt nền chính trị kiểu cũ' của ông không có nghĩa là 'chấm dứt quyền lực của Đảng', theo Russell Leigh Moses.
Chưa kể, ông Tập ban đầu tỏ ra muốn cải tổ cả các 'nhóm lợi ích khổng lồ' kể cả phe quân đội nhưng càng gần đây lại càng đổi chiều theo hướng dựa vào Quân Giải phóng.
Cải cách kinh tế cũng sẽ gặp nhiều thách thức.
Trang The Economist cho rằng năm 2014, Trung Quốc không còn nằm trong nhóm tăng trưởng hàng đầu mà đã chấp nhận mức tăng trưởng chậm lại, một phần để hạ nhiệt kinh tế, một phần để điều chỉnh cung cầu.
Nhu cầu cân bằng thu nhập nông thông và thành thị được xác định là rất quan trọng để tăng sức mua nội địa nhưng vì chênh lệch đã quá cao nên chưa dễ điều chỉnh.
Các nhóm lợi ích ở cấp tỉnh mà hiện tổng số nợ lên tới 2,9 nghìn tỷ USD cũng không dễ chấp nhận cải cách.

Không có nhận xét nào: