Cụ thể, báo chí trong nước được yêu cầu chấn chỉnh việc ‘đưa tin không phù hợp với lợi ích quốc gia và nhân dân’ và ‘nhận thức chính trị sai lệch’.
Ngoài ra, Cục báo chí cũng phê bình việc đưa tin ‘sai sự thật’ ở những chủ đề về chính sách của Nhà nước, chủ quyền quốc gia, lịch sử dân tộc, đời tư cá nhân và các vấn đề tiêu cực trong xã hội; việc đưa tin không kiểm chứng hay quy chụp, suy diễn các vụ việc đang điều tra.
Trong khi đó, báo chí điện tử bị đặc biệt nhắc nhở vì 'bản lĩnh chính trị của phóng viên, biên tập viên và cán bộ quản lý chưa tương xứng với nhu cầu công việc'.
Các nhà báo tham dự hội nghị được yêu cầu tự phê bình, tự nhận diện sai phạm, phân tích kỹ nguyên nhân và chia sẻ kinh nghiệm xử lý sai phạm, theo tường thuật của báo chí trong nước về hội nghị.
Hội nghị đã đề ra các giải pháp để tránh sai phạm trong thời gian tới, trong đó có tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát và định hướng thông tin, nâng cao nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và quy chế làm báo.
Tất cả báo chí ở Việt Nam hiện nay đều là ‘cơ quan ngôn luận’ của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể chính trị xã hội của Nhà nước.
Báo chí của các tỉnh, thành phố đều là tiếng nói của Đảng bộ và chính quyền địa phương vì vậy dẫn tới tình trạng đưa tin thường có xu hướng một chiều.
Nhiệm vụ chính yếu của báo chí tại Việt Nam là tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân.
Luật pháp Việt Nam hiện nay vẫn không cho phép có báo chí tư nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét