Pages

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Môi trường và sức khỏe người dân

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
07072013-prots-polu-caus-projc.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Nhà máy sản xuất Pro Niken được đầu tư chui trên địa bàn thôn Châu Xá Nhà máy sản xuất Pro Niken được đầu tư chui trên địa bàn thôn Châu Xá Nguồn Pháp luật-Xã hội
Người dân ở nhiều nơi của Việt Nam trong thời gian gần đây phản ứng mạnh mẽ và công khai đối với những dự án gây ô nhiễm môi trường vì những công trình như thế gây tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ.
Có một số dự án gây ô nhiễm như thế đang bị dân chúng địa phương quyết liệt phản đối trong những ngày này.

Dự án gây ô nhiễm- bức hại người dân
Báo mạng Tài Nguyên- Môi trường mà cơ quan chủ quan là bộ cùng tên đang theo dõi vấn đề duy trì một môi trường trong lành ở Việt Nam, vào ngày đầu tháng 7 vừa qua có bài nói về nhà máy của Công ty TNHH Trường Khánh bị người dân chặn đường suốt nửa tháng trời không cho sản xuất.
Theo bài báo nhà máy của công ty này nằm tại khu vực Núi Công, thôn Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Công ty được cấp phép sản xuất lò vôi công nghiệp và trồng cây lâu năm. Thế nhưng theo người dân địa phương thì từ cuối tháng tư năm nay, công ty đưa nhà máy sản xuất Pro niken đi vào hoạt động.
Hoạt động sản xuất Pro niken như thế đã thải vào môi trường loại khí màu xanh, có mùi hôi, khét. Người dân địa phương hít phải thấy tức ngực, khó thở.
Pro niken là hợp chất làm từ vôi kết hợp với 1% than cốc, 25% bột niken, 10% đá thạch anh được nung chảy tạo ra chất sơ chế. Chất này được xuất khẩu để tinh chế thành mạ crom sử dụng trong công nghiệp mạ xe máy, ô tô.
Hoạt động sản xuất Pro niken như thế đã thải vào môi trường loại khí màu xanh, có mùi hôi, khét. Người dân địa phương hít phải thấy tức ngực, khó thở
Chủ tịch xã Duy Tân, ông Lê Văn Kha cho biết vào tháng 10 năm 2011, UBND xã ký hợp đồng cho công ty Trường Khánh thuê gần 12 ngàn mét vuông để làm nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể là vôi và lập khu vui chơi giải trí, trồng cây lâu năm. Đến tháng 2, UBND xã Duy Tân mới phát hiện nhà máy này sản xuất không đúng theo hợp đồng, nên có yêu cầu tháo dỡ nhà máy. Sang tháng 5 và tháng 6 UBND huyện Kinh Môn có yêu cầu cho công ty này phải ngưng sản xuất; nhưng rồi nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động.
Đó là dự án đang sản xuất và gây hại cho môi trường sống của người dân.
Con đường vào nhà máy bị người dân rải đá làm chướng ngại vật

Con đường vào nhà máy bị người dân rải đá làm chướng ngại vật. Nguồn Pháp luật- Xã hội


Trong những ngày này, người quan tâm cũng chú ý đến dự án xử lý nước thải dự kiến sẽ xây dựng tại cánh đồng Lỗ Vó và Dạ Cá , khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trong cuộc họp báo hồi ngày 27 tháng 6, Ủy ban Nhân dân thị xã Từ Sơn, do ông Nguyễn Văn Quỹ chủ trì, nói rằng dự án này là công trình phúc lợi xã hội, giúp góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ủy ban Nhân dân thị xã Từ Sơn thông báo là dự án được thủ tướng chính phủ đồng ý cho đầu tư theo văn bản đã ký hồi năm 2009. Sang năm sau, ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi gần 22 ngàn mét vuông đất giao cho Trung tâm Phát triển Quĩ đất của thị xã tổ chức bồi thường để tiến hành xây dựng nhà máy. Nhà máy xử lý nước thải này được xây dựng theo hình thức xây dựng- chuyển giao, BT.
Dân phản đối-công luận đồng tình
Người dân tại khu phố Trịnh Nguyễn đồng ý với chủ trương của chính quyền địa phương cho tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải để giải quyết tình trạng ô nhiễm, nâng cao cuộc sống cho người dân.
Tuy nhiên chỉ có một yêu cầu của dân chúng là nên dời địa điểm xây dựng nhà máy xử lý xuống cuối cánh đồng xa nơi dân cư sinh sống. Ngoài ra đất mà chính quyền địa phương thu hồi là đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ mà lâu nay được chia cho những gia đình chính sách, thương binh- liệt sĩ nên cần giữ lại cho họ có kế sinh nhai.
Người dân kiên quyết cho rằng dự án xử lý nước thải phải làm xa khu dân cư để không gây hại cho con người, và đất ruộng cần phải được giữ lại để sản xuất mưu sinh
Một cựu chiến binh tại địa phương cho biết về yêu cầu đó nhưng không được đáp ứng như sau:
Mấy ngày nay nhân dân rất bức xúc vì chính quyền thị xã, chính quyền địa phương o ép nhân dân làm nhà máy nước thải sinh hoạt ở khu đồng Lỗ Vó. Nhân dân ở đây cũng nhất trí làm nhà máy xử lý nước thải thế nhưng chỉ đề nghị chuyển xuống khu vực khác xa khu dân cư, thế thôi! Mà ruộng đó là ruộng cuả gia đình thương binh- liệt sỹ thời chống Nỹ- chống Pháp, thời chiến tranh biên giới, và của những hộ cô đơn, những hộ khó khăn, Ruộng đó là tấm lòng của nhân dân Trịnh- Nguyễn chia cho họ chỗ tốt nhất, gần nhất, năng suất cao nhất, tiện canh tác nhất; thế mà trên cứ o ép.Nhiều ý kiến gửi lên đến tận trung ương rồi; nhưng thẩm quyền giải quyết vẫn ở thị xã. Đơn của nhân dân lê rồi lại xuống, trên đổ dưới, dưới đổ trên…
Lều bạt của người dân ngang nhiên phong tỏa doanh nghiệp. (baoxaydung.com)
Lều bạt của người dân ngang nhiên phong tỏa doanh nghiệp. (baoxaydung.com)

Đối với nhà máy sản xuất Pro niken bất hợp pháp của Công ty TNHH Thương Mại Trường Khánh ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương gây ô nhiễm, người dân địa phương khi không chịu được tình trạng khói thải gây hại cho sức khỏe từ trung tuần tháng 6 đã phải kéo nhau đến dựng lều không cho xe cộ nhà máy ra vào. Họ mang biểu ngữ kêu gọi bảo vệ môi trường và yêu cầu nhà máy
Người dân tại Khu phố Trịnh Nguyễn ở phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh từ đầu tháng 6 đến nay cũng dựng lều, thay phiên nhau giữ đồng Lỗ Vó và Dạ Cá không cho cơ quan chức năng đến cưỡng chế.
Người dân kiên quyết cho rằng dự án xử lý nước thải phải làm xa khu dân cư để không gây hại cho con người, và đất ruộng cần phải được giữ lại để sản xuất mưu sinh.
Côn đồ tấn công- chính quyền hậu thuẫn?
Tuy vậy, người dân phản đối dự án gây ô nhiễm ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và dân chúng khu phố Trịnh- Nguyễn ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh lại bị những lực lượng côn đồ ra mặt đe dọa và hành hung vì sự phản đối của họ.
Tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương vào đêm 25 tháng 6 nhiều đối tượng bịt mặt sử dụng gậy gộc tấn công vào người dân đang ở trong lều bạt nhằm ngăn xe của Công ty Trường Khánh.
Những đối tượng đó còn ném bom xăng vào lều bạt của người dân, rồi đẩy xe máy của người dân xuống mương nước.
Dù có những yêu cầu của UBND xã và huyện, nhưng Công ty Trường Khánh vào ngày 27 tháng 6 cho xe đến ủi những đất đá mà dân để trên đường làm chướng ngại vật không cho xe ra vào công ty.
Người dân địa phương cho rằng công văn của UBND huyện ghi ‘Công ty Trường Khánh chỉ được phép tổ chức sản xuất khi đã hoàn thiện đủ các thủ tục pháp lý theo qui định của pháp luật’ là giúp cho công ty này có thời gian để hợp thức hóa hoạt động sản xuất gây hại môi trường của công ty mà thôi.
Tại xã Duy Tân, Kinh Môn, tỉnh Hải Dương vào đêm 25/06 nhiều đối tượng bịt mặt sử dụng gậy gộc tấn công vào người dân đang ở trong lều bạt nhằm ngăn xe của Cty Trường Khánh. Những đối tượng đó còn ném bom xăng vào lều bạt của người dân, rồi đẩy xe máy của người dân xuống mương nước
Chính chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, ông Tiêu Văn Hồng, phát biểu là việc dân chặn không cho công ty Trường Khánh sản xuất gây thiệt hại cho công ty này 20 tỷ đồng.
Đối với người dân khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hồi ngày 18 tháng 6 một lực lượng gồm cả công an và những đối tượng bị cho là xã hội đen đã tiến hành đánh đập những đối tượng ra giữ đất phản đối dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Số người bị đánh gồm những cụ già, phụ nữ, kể cả người mang thai, và các trẻ em. Mới hôm ngày 4 tháng 4, bà Đỗ Thị Thiêm, người tích cực trong việc giữ đất bị tạt acid vào người.
Họ vào nhà bà mấy hôm nay rồi. Họ nói con bà đi làm mái ngã, bị tàn tật không đi được. Họ từ Hội Chữ Thập Đỏ muốn giúp bà đưa con vào cơ sở ở bên Đông Anh, Hà Nội để sống cho khỏi cô đơn vì bệnh tật. Họ nói họ không liên quan gì đến Dự án nước thải cả. Họ cũng nói nếu muốn đưa vào Đông Anh thì bà phải sang nói chuyện với Giám Đốc. Con bà cũng muốn đi. Thế là chúng lừa được bà đi sang và tạt acid vào bà.
Như đã nói ở trên UBND thị xã Từ Sơn tiến hành họp báo hồi ngày 27 tháng 6 với khẳng định sẽ cho tiến hành cưỡng chế trong tháng 7 này nhằm có thể xây dựng dự án xử lý nước thải mà dân chúng cho là sẽ lại gây ô nhiễm cho người dân.
Đài Truyền hình VTV1 sau đó có phóng sự nói về dự án đó với những thông tin được UNBD thị xã cung cấp và phát biểu của một số người đồng tình. Tuy nhiên, những người không đồng ý với dự án không được hỏi ý kiến để đưa vào phóng sự.
…Người dân tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng lại phải sử dụng biện pháp đặt chướng ngại vật để chặn không cho xe Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển qua địa phận của phường vì để bụi bẩn và mùi hôi gây ô nhiễm đến mức không chấp nhận được.
Một người ký tên Thanh Trần, trong bài viết trên trang mạng Dân Luận’ có đoạn nói với phóng viên VTV1 làm phóng sự về dự án nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn, “Những dẫn chứng của anh chị đưa ra trong phóng sự không liên quan gì đến sự kiện thời sự nóng bỏng tại Trịnh Nguyễn, Từ Sơn, Bắc Ninh trong những ngày qua, bởi vì anh chị đã lẩn tránh sự thật, sự thật về câu chuyện người dân Trịnh Nguyễn ủy quyền cho ông Đỗ Văn Hào viết đơn tố cáo những sai phạm của tỉnh Bắc Ninh khi thực hiện chủ trương của thủ tướng về xây dựng nhà máy nước thải Từ Sơn trong mấy năm qua.
Hôm ngày 6 tháng 7, trên mạng xuất hiện thư ngỏ gửi các vị nhân sĩ trí thức do hai giới các cụ và nhân dân Trịnh Nguyễn ký thư. Trong đó người dân địa phương nêu lại năm lý do khiến họ phải kiên quyết giữ đất không để cơ quan chức năng địa phương tiến hành triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu đồng Lỗ Vó và dạ Cá. Năm lý do đó lâu nay vẫn chưa được cơ quan chức năng địa phương giải đáp thỏa đáng. Nay những người dân khu phố Trịnh Nguyễn nhờ các vị nhân sĩ trí thức mà họ cho là có trình độ hiểu biết giúp cho họ hiểu rõ các vấn đề liên quan thông qua điều tra, phân tích.
Hai câu chuyện một đang gây ô nhiễm khiến dân chúng bức xúc và một sẽ được xây dựng mà người dân đang mang cả sinh mệnh ra để phản đối hiện là đề tài thời sự như vừa nêu không phải là cá biệt tại Việt Nam.
Hiện nay vẫn còn những nhà máy xử lý rác như ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh… lại là nguồn gây ô nhiễm khiến dân chúng sống quanh đó không thể nào chịu đựng được.
Mới hồi tháng 6 vừa qua, người dân tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng lại phải sử dụng biện pháp đặt chướng ngại vật để chặn không cho xe Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển qua địa phận của phường vì để bụi bẩn và mùi hôi gây ô nhiễm đến mức không chấp nhận được.
Chuyện dân chặn xe chở rác của các công ty môi trường đô thị còn diễn ra ở những địa phương khác như ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, Phú Yên và nhiều địa phương khác
Ở Nghệ An, hồi cuối năm 2011, gần cả ngàn người dân xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An buộc phải vào trại lợn giống của Công ty TNHH Thái Dương và mở chuồng thả lợn chạy đi với cáo buộc công ty nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm khiến dân không chịu nổi …
Những vụ việc tương tự như thế là câu chuyện dài vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trên cả nước.
Vấn đề làm thế nào để có thể kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả vẫn là bài toán khó cho cơ quan môi trường các cấp từ trung ương đến địa phương của Việt Nam.
Trong khi đó tình trạng lạm dụng danh nghĩa làm dự án công ích về môi trường để lấy đất kiếm lời vẫn còn khiến người dân mất tin tưởng vào thực tâm của cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường được hô hào hằng ngày như hiện nay.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

http://dantri4.vcmedia.vn/y4ICFcccccccccccccLa/Image/2012/10/RL.141112-59fe5.jpg

http://dantri4.vcmedia.vn/y4ICFcccccccccccccLa/Image/2012/10/TKR.141112-59fe5.jpg

http://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/linhgiang/resized/so50/nguoiduatin-1310459055-nguoidankhonkhokhiphaisonggannhungnoionhiem.jpg

Không có nhận xét nào: