Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu nhân một hội nghị của Hải quân Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear nhắc lại sự cố xẩy ra ngày 05/12 vừa qua, khi chiếc tàu tuần dương Mỹ được trang bị tên lửa dẫn đường, khi đang ở trong vùng hải phận quốc tế để theo dõi hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các nguồn tin quốc phòng Mỹ từng xác định rằng chiếc Cowpens đã phải cấp kỳ bẻ lái để tránh một tàu chiến Trung Quốc ở phía trước, cách mũi chiến hạm Cowpens chỉ khoảng 500 mét.
Trả lời một câu hỏi của cử tọa, Đô đốc Locklear thẩm định : « Tôi tin rằng có vấn đề... thiếu kinh nghiệm trên một số tàu loại nhỏ của Trung Quốc, và chúng ta ngay từ bây giờ phải hiểu thực tế đó ».
Đối với vị Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Châu Á-Thái Bình Dương, các sĩ quan chỉ huy chiến hạm Mỹ đều đã hoạt động khắp nơi nên có đầy đủ kinh nghiệm : « Họ biết làm thế nào để xử lý tình hình thông qua rất nhiều kịch bản khác nhau... Trong lúc đó thì Quân đội Trung Quốc, đống nghiệp của chúng ta, chỉ mới bắt đầu công việc này mà thôi ».
Đô đốc Locklear còn nêu lên một nguyên do thứ hai đẫn đến sự cố : đó là bất đồng về ngôn ngữ giữa hai bên. Khi thấy khả năng xẩy ra sự cố, các thủy thủ Mỹ đã liên lạc với tàu Trung Quốc bằng tiếng Anh, trong lúc phía Trung Quốc lại trả lời phía Mỹ bằng tiếng Hoa, và đôi khi bằng tiếng Anh bập bẹ.
Các nhận định của Đô đốc Locklear không có gì mới, vì cũng trùng hợp với thái độ quan ngại của các chuyên gia phân tích quân sự vào năm ngoái khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Do việc vùng này không được Mỹ và các nước láng giềng công nhận, hoàn toàn có khả năng phi cơ quân sự các nước này chạm trán với phi cơ Trung Quốc, và do tình trạng thiếu « tay nghề » của các phi công Trung Quốc, một sự cố đáng tiếc hoàn toàn có thể xẩy ra.
Các nguồn tin quốc phòng Mỹ từng xác định rằng chiếc Cowpens đã phải cấp kỳ bẻ lái để tránh một tàu chiến Trung Quốc ở phía trước, cách mũi chiến hạm Cowpens chỉ khoảng 500 mét.
Trả lời một câu hỏi của cử tọa, Đô đốc Locklear thẩm định : « Tôi tin rằng có vấn đề... thiếu kinh nghiệm trên một số tàu loại nhỏ của Trung Quốc, và chúng ta ngay từ bây giờ phải hiểu thực tế đó ».
Đối với vị Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Châu Á-Thái Bình Dương, các sĩ quan chỉ huy chiến hạm Mỹ đều đã hoạt động khắp nơi nên có đầy đủ kinh nghiệm : « Họ biết làm thế nào để xử lý tình hình thông qua rất nhiều kịch bản khác nhau... Trong lúc đó thì Quân đội Trung Quốc, đống nghiệp của chúng ta, chỉ mới bắt đầu công việc này mà thôi ».
Đô đốc Locklear còn nêu lên một nguyên do thứ hai đẫn đến sự cố : đó là bất đồng về ngôn ngữ giữa hai bên. Khi thấy khả năng xẩy ra sự cố, các thủy thủ Mỹ đã liên lạc với tàu Trung Quốc bằng tiếng Anh, trong lúc phía Trung Quốc lại trả lời phía Mỹ bằng tiếng Hoa, và đôi khi bằng tiếng Anh bập bẹ.
Các nhận định của Đô đốc Locklear không có gì mới, vì cũng trùng hợp với thái độ quan ngại của các chuyên gia phân tích quân sự vào năm ngoái khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Do việc vùng này không được Mỹ và các nước láng giềng công nhận, hoàn toàn có khả năng phi cơ quân sự các nước này chạm trán với phi cơ Trung Quốc, và do tình trạng thiếu « tay nghề » của các phi công Trung Quốc, một sự cố đáng tiếc hoàn toàn có thể xẩy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét