Việc Trung Quốc theo đuổi ngày càng quyết đoán các yêu sách biển của họ, điều đã dẫn đến những đụng độ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông Trung và Philippines ở Biển Đông, cũng đang ảnh hưởng đến quan hệ của nước này với Việt Nam.
Căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh tập trung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông ở một khu vực có thể có trữ lượng lớn hydrocarbon. Bằng trận hải chiến năm 1974, Trung Quốc đã chiếm bất hợp pháp quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, trong khi hai bên cũng xung đột trên một rạn san hô ở quần đảo Trường Sa vào năm 1988, mà Trung Quốc một lần nữa lại thành công.
Tháng 7/2012, Bắc Kinh tuyên bố thành lập thành phố cấp quận Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).
Hà Nội phản ứng kịp thời bằng cách thông qua một luật một lần nữa khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.
Việt Nam đã phát triển một liên minh vững chắc và tăng cường quan hệ quân sự, ngoại giao và kinh tế với Ấn Độ, nước dang có các dự án hợp tác thăm dò dầu khí chung ngoài khơi bờ biển Việt Nam. New Delhi cũng cảm thấy mối đe dọa xâm lấn của Trung Quốc trong khu vực và quan tâm đến việc đảm bảo cán cân sức mạnh không thay đổi quá nhiều có lợi cho Bắc Kinh.
Có lẽ thú vị hơn là việc tất cả những tiến triển này đã đưa cựu thù Mỹ và Việt Nam lại vớinhau , với quan hệ ngoại giao và tiềm năng là cả hợp tác quân sự ngày càng tăng. Tàu chiến Mỹ đã thường xuyên ghé vào các cảng Việt Nam trong 10 năm qua, và vào năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Leon Panetta đã đến thăm Việt Nam tìm kiếm khả năng tiếp cận lớn hơn cho tàu chiến Mỹ.
Tháng trước, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Việt Nam để thảo luận về các mối quan hệ thương mại và an ninh ngày càng gia tăng. Ông cũng thực hiện cái mà các phương tiện truyền thông gọi là một chuyến đi mang tính biểu tượng đến đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông từng tuần tra chống lại du kích Việt Cộng trên một chiếc tàu cao tốc trong chiến tranh Việt Nam.
Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam trong tháng 11/2013 cho biết rằng, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ được dự báo sẽ tăng 16,7% trong năm nay đến 23,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ dự kiến sẽ tăng 8,7% lên đến 5 tỷ USD.
Việt Nam cũng là một trong 12 nước đàm phán để tham gia thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu. Tất cả những điều này phù hợp với kế hoạch địa-chính trị của Hà Nội nhằm tạo lập các liên minh ở bất cứ nơi nào họ có thể, bất cứ nơi nào phải có. Tiến sĩ Zha Daojiong, một giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh gần đây nói răng, Việt Nam đang củng cố vị trí của mình trên thế giới bằng cách hình thành các liên minh với Mỹ, Nga và “bất cứ ai khác được xem là đấu thủ quan trọng trong trò chơi địa-chính trị này”.
Tuần trước, báo chí đưa tin tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam do Nga đóng mới đây đã được đưa tới cảng phía Nam vịnh Cam Ranh và có thể được sử dụng để đối đầu với tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đến nay, đây đã là thành tố tốt của sự thành công trong vận động địa-chính trị của Việt Nam. Với lịch sử của chiến tranh, bị chinh phục và khó khăn, Việt Nam có ít sự lựa chọn ngoài việc đi theo con đường này.
Theo VIETNAMDEFENCE.COM / WANT CHINA TIMES
Tháng 7/2012, Bắc Kinh tuyên bố thành lập thành phố cấp quận Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).
Hà Nội phản ứng kịp thời bằng cách thông qua một luật một lần nữa khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.
Việt Nam đã phát triển một liên minh vững chắc và tăng cường quan hệ quân sự, ngoại giao và kinh tế với Ấn Độ, nước dang có các dự án hợp tác thăm dò dầu khí chung ngoài khơi bờ biển Việt Nam. New Delhi cũng cảm thấy mối đe dọa xâm lấn của Trung Quốc trong khu vực và quan tâm đến việc đảm bảo cán cân sức mạnh không thay đổi quá nhiều có lợi cho Bắc Kinh.
Có lẽ thú vị hơn là việc tất cả những tiến triển này đã đưa cựu thù Mỹ và Việt Nam lại với
Tháng trước, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Việt Nam để thảo luận về các mối quan hệ thương mại và an ninh ngày càng gia tăng. Ông cũng thực hiện cái mà các phương tiện truyền thông gọi là một chuyến đi mang tính biểu tượng đến đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông từng tuần tra chống lại du kích Việt Cộng trên một chiếc tàu cao tốc trong chiến tranh Việt Nam.
Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam trong tháng 11/2013 cho biết rằng, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ được dự báo sẽ tăng 16,7% trong năm nay đến 23,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ dự kiến sẽ tăng 8,7% lên đến 5 tỷ USD.
Việt Nam cũng là một trong 12 nước đàm phán để tham gia thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu. Tất cả những điều này phù hợp với kế hoạch địa-chính trị của Hà Nội nhằm tạo lập các liên minh ở bất cứ nơi nào họ có thể, bất cứ nơi nào phải có. Tiến sĩ Zha Daojiong, một giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh gần đây nói răng, Việt Nam đang củng cố vị trí của mình trên thế giới bằng cách hình thành các liên minh với Mỹ, Nga và “bất cứ ai khác được xem là đấu thủ quan trọng trong trò chơi địa-chính trị này”.
Tuần trước, báo chí đưa tin tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam do Nga đóng mới đây đã được đưa tới cảng phía Nam vịnh Cam Ranh và có thể được sử dụng để đối đầu với tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đến nay, đây đã là thành tố tốt của sự thành công trong vận động địa-chính trị của Việt Nam. Với lịch sử của chiến tranh, bị chinh phục và khó khăn, Việt Nam có ít sự lựa chọn ngoài việc đi theo con đường này.
Theo VIETNAMDEFENCE.COM / WANT CHINA TIMES
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét