Pages

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Hồ Thu Hồng - Ai là siêu lừa?

Hồ Thu Hồng

Bạn có tin, cả năm trời, CEO hay ông chủ của Vietinbank và hai nạn nhân Navibank (Đặng Thành Tâm) và ACB (Nguyễn Đức Kiên) không một lần chạm mặt nhau hay không một lần điện đàm không?
Bạn có tin, có một ngân hàng nào mà việc lưu thông của dòng tiền lên đến 4 ngàn tỷ mà lãnh đạo hòan tòan không biết không?
Nếu không tin thì hãy đọc tiếp entry này. Bởi nền móng cho lập luận bị lừa hay không bị lừa, phần lớn nằm ở câu trả lời.
Tóm tắt vụ án lừa đảo (tạm gọi theo tội danh tại tòa) như sau:
Huyền Như - do vay nóng với lãi xuất cực cao của tín dụng đen để chơi chứng khóan, đã đổ nợ và tìm cách lừa đảo bằng cách rất thông dụng, sơ khai mà bạn thường gặp ở tín dụng đen: đem tiền của người sau trả lãi cho người trước, cho đến khi… cụt vốn và đi tù. Át chủ bài ở đây là đánh vào long tham cố hữu của con người.

Cái khác duy nhất của Như với tín dụng đen là: Ở tín dụng đen, người bị hại do dốt nát mà đem trứng gửi cho ác. Còn 12 nạn nhân (tính theo cáo trạng) đang đứng trước tòa kia, không là bậc thầy của Như về nghiệp vụ chuyên môn thì cũng là sư phụ Như trong lĩnh vực kinh doanh. Nói cách khác, chẳng lừa thiên hạ thì thôi, ở đấy mà bị lừa.
Có một chi tiết cần nói ra để bạn phân biệt. Tiền gửi vào ngân hàng của khách được phân ra làm 2 dòng: dòng gửi tiết kiệm, lãi suất được niêm yết công khai và tiền gửi được bảo hiểm (một phần) từ quỹ phòng rủi ro. Ngân hàng hưởng chênh lệch vay-cho vay.
Dòng thứ hai là ủy thác cho ngân hàng đem tiền của mình đi đầu tư. Ở dòng này, ngòai lãi suất thỏa thuận theo từng hợp đồng thì khách hàng còn buộc phải chịu những rủi ro, lời ăn lỗ chịu. Tất cả 12 nạn nhân nằm trong dòng tiền này.
Beo lại hỏi tiếp bạn câu thứ ba: bạn tin, vào thời điểm kinh tế suy thóai như những năm 2010,2011, những ông bà chủ có sạn có sỏi trong đầu trên thương trường, mà lại tin tưởng vào những phi vụ làm ăn siêu lợi nhuận của Vietinbank, để đến nỗi bị một con nhóc nó lừa? hay bạn tin vào giả thuyết của Beo, cố tình để bị lừa, kiếm lợi trong lúc làm ăn quá khó khăn?
* * *
Beo nói về khỏan tiền ủy thác từ các ngân hàng trước.
Việc “buôn tiền” lẫn nhau giữa các ngân hàng, cho đến giờ phút này chưa có bất cứ văn bản cấm chính thức nào của ngân hàng nhà nước.
Việc ôm tiền đến Vietinbank của các ngân hàng nạn nhân, không phải là việc mờ ám bí mật, tất cả đều thực thi theo nghị quyết của hội đồng quản trị ngân hàng ấy.
Tòan bộ số tiền ủy thác đều gửi chính xác vào tài khỏan chính thức của ngân hàng Vietinbank.
Tiền gửi đủ 24h là ngân hàng đã buộc phải trả lãi suất. Nói từ phía khác, trong 24h ấy ngân hàng phải kinh doanh, từng đồng một, khỏan tiền gửi, tạo ra lãi để hưởng chênh lệch. Và 4 ngàn tỷ kia, từng khỏan một, nằm bao lâu trong mục báo có (từ tài chính) của Vietinbank, trước khi nó được hô biến. (Beo chưa nói đến việc nó hô biến vào túi ai).
Bạn có tin rằng: Hội Đồng Quản Trị của Vietinbank suốt một thời gian dài không hề hay biết việc các ngân hàng (tầm cỡ từ lớn tới rất lớn) kia đang ăn chênh lệch tỉ giá từ nhà mình, đang kiếm ăn trên lưng mình?
Và đến đọan này, thì bạn có còn tin rằng Vietinbank, không hưởng lợi do lừa đảo mà có hay, vô can trước các nạn nhân hay không?
* * *
Giờ nói đến những nạn nhân không phải ngân hàng.
Bản chất quan hệ đối tác Vietinbank - nhóm nạn nhân này và nhóm ngân hàng là như nhau.
Việc phá vỡ hợp đồng, chuyển từ dòng tiền ủy thác sang dòng tiền tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng để rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng, chóng vánh đơn giản và chỉ cần một nhân viên cấp phó phòng thực hiện một sáng một chiều, nó bày ra một sự khủng khiếp theo hướng khác: với cung cách quản lí ngân hàng theo kiểu Vietinbank, việc rửa những khỏan tiền khổng lồ từ tham nhũng, từ buôn bán ma túy, buôn lậu… thành tiền sạch, là quá ư dễ dàng.

Không có nhận xét nào: