Đây là cuộc điều trần chung của các dân biểu có nhiệm vụ giám sát chính sách châu Á của Mỹ, cũng như vấn đề sử dụng sức mạnh trên biển. Các nhà lập pháp muốn xem xét phản ứng của Washington, trong bối cảnh lo ngại đã nẩy sinh về nguy cơ Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vì Mỹ có hiệp ước quốc phòng song phương với Nhật Bản và Philippines.
Tuyên bố gần đây của Trung Quốc về việc thiết lập một vùng phòng không trên quần đảo Seankaku/Điếu Ngư đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, và các quy định mới « cấm » tàu cá ngoại quốc tại một vùng rất rộng lớn trên Biển Đông, đã gia tăng mối quan ngại rằng sự vươn lên của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc khu vực có thể tạo ra xung đột.
Dân biểu Steve Chabot thuộc đảng Cộng hòa ở tiểu bang Ohio đã gọi Trung Quốc là một kẻ « hiếu chiến nguy hiểm », đang cố gắng cướp lãnh thổ tranh chấp bằng cách dần dần leo thang vũ lực với « hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ sẽ miễn cưỡng chấp nhận ».
Dân biểu Ami Bera thuộc đảng Dân chủ tại California thì kêu gọi cả hai chính đảng tại Mỹ đồng lòng tung ra một thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội Hoa Kỳ, lên án Trung Quốc về « các động thái đe dọa và khiêu khích nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển » và xem các hành động đó của Bắc Kinh là điều « không thể chấp nhận được ».
Theo Dân biểu Cộng hòa Randy Forbes bang Virginia, Mỹ phải có thái độ là « 100% không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và việc nước này tiếp tục dùng các hình thức cưỡng ép bằng quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực. »
Giới lập pháp Mỹ thường có một lập trường cứng rắn hơn hành pháp trong các vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, ý kiến của các nghị sĩ lại phản ánh mối quan ngại sâu rộng ở Washington về ý định của Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh lao vào thách thức ưu thế quân sự của Mỹ tồn tại trong hàng thập kỷ tại châu Á, cũng như về thái độ thiếu tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Philippines tại Washington vào hôm qua đã lên tiếng phản đối hành vi « xâm lược » của Trung Quốc tại Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam, một nước cũng bị Trung Quốc chèn ép ở Biển Đông, là nên theo gương Philippines trong việc kiện Bắc Kinh trước quốc tế về các yêu sách chủ quyền quá đáng.
Tuyên bố gần đây của Trung Quốc về việc thiết lập một vùng phòng không trên quần đảo Seankaku/Điếu Ngư đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, và các quy định mới « cấm » tàu cá ngoại quốc tại một vùng rất rộng lớn trên Biển Đông, đã gia tăng mối quan ngại rằng sự vươn lên của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc khu vực có thể tạo ra xung đột.
Dân biểu Steve Chabot thuộc đảng Cộng hòa ở tiểu bang Ohio đã gọi Trung Quốc là một kẻ « hiếu chiến nguy hiểm », đang cố gắng cướp lãnh thổ tranh chấp bằng cách dần dần leo thang vũ lực với « hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ sẽ miễn cưỡng chấp nhận ».
Dân biểu Ami Bera thuộc đảng Dân chủ tại California thì kêu gọi cả hai chính đảng tại Mỹ đồng lòng tung ra một thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội Hoa Kỳ, lên án Trung Quốc về « các động thái đe dọa và khiêu khích nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển » và xem các hành động đó của Bắc Kinh là điều « không thể chấp nhận được ».
Theo Dân biểu Cộng hòa Randy Forbes bang Virginia, Mỹ phải có thái độ là « 100% không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và việc nước này tiếp tục dùng các hình thức cưỡng ép bằng quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực. »
Giới lập pháp Mỹ thường có một lập trường cứng rắn hơn hành pháp trong các vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, ý kiến của các nghị sĩ lại phản ánh mối quan ngại sâu rộng ở Washington về ý định của Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh lao vào thách thức ưu thế quân sự của Mỹ tồn tại trong hàng thập kỷ tại châu Á, cũng như về thái độ thiếu tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Philippines tại Washington vào hôm qua đã lên tiếng phản đối hành vi « xâm lược » của Trung Quốc tại Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam, một nước cũng bị Trung Quốc chèn ép ở Biển Đông, là nên theo gương Philippines trong việc kiện Bắc Kinh trước quốc tế về các yêu sách chủ quyền quá đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét