Vào tháng 07 năm 2012, Bắc Kinh tuyên bố thành lập thành phố cấp quận Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội lập tức phản ứng lại hành động này của Trung Quốc bằng cách đưa ra một đạo luật tuyên bố cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh xoay quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở vùng Biển Đông khu vực được xem là có trữ lượng hydrocarbon lớn.
Sau một trận hải chiến diễn ra vào năm 1974, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Sau đó giữa hai quốc gia lại tiếp tục xảy ra xung đột tại một rạn san hô ở quần đảo Trường Sa vào năm 1988, một lần nữa Trung Quốc lại giành chiến thắng. Vào tháng 07 năm 2012, Bắc Kinh tuyên bố thành lập thành phố cấp quận Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội lập tức phản ứng lại hành động này của Trung Quốc bằng cách đưa ra một đạo luật tuyên bố cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẻ ra để chiếm biển đông. Photo Courtesy:Internet
Để chuẩn bị ứng phó với chính quyền Bắc Kinh, Việt Nam đã thiết lập cho mình một liên minh vững chắc và tăng cường quan hệ quân sự, ngoại giao và kinh doanh với Ấn Độ. Ấn Độ cũng là quốc gia hợp tác với Việt Nam tổ chức thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam. New Delhi cũng cảm thấy mối đe doạ của việc Trung Quốc xâm lấn chủ quyền các nước khác. Vì thế việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam được xem là nước cờ nhằm cân bằng quyền lực của khu vực, không để cán cân quyền lực nghiêng quá nhiều về phía Bắc Kinh.
Có lẽ thú vị hơn cả là việc những tranh chấp, những căng thẳng với Trung Quốc đã đưa những cựu thù địch đến gần nhau: Hoa Kỳ và Việt Nam, quan hệ giữa hai quốc gia này ngày càng được cải thiện hay nói đúng hơn là dần trở nên tốt đẹp và có khả năng sẽ có hợp tác quân sự giữa họ. Tàu chiến quân sự của Hoa Kỳ đã nhiều lần ghé thăm tại cảng Việt Nam trong suốt mười năm qua. Vào năm 2012, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Leon Pannetta đã đến thăm Việt Nam và đề cập đến việc Việt Nam cho phép tàu chiến của Mỹ tiếp cận sâu hơn vào lãnh thổ mình.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã đến thăm Việt Nam để thảo luận về phát triển quan hệ thương mại và an ninh giữa hai quốc gia. Ông cũng thực hiện những gì mà phương tiện truyền thông gọi là “một chuyến đi mang tính biểu tượng” đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà trước đây ông từng tuần tra trên một chiếc thuyền nhằm tìm kiếm du kích Việt Cộng trong thời gian ông tham gia chiến tranh Việt Nam.
Tháng 11 năm ngoái, phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Xuất cảng của hàng Việt Nam vào Mỹ được dự báo sẽ tăng 16.7% trong năm nay (tương đương 23.7 tỉ USD), trong khi đó lượng hàng hoá nhập cảng từ Hoa Kỳ vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng 8.7% (khoảng 5 tỉ USD).
Việt Nam cũng là một trong số 12 quốc gia đang đàm phán để tham gia vào Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP – Trans-Pacific Partnership free trade). Theo tiến sĩ Zha Daojiong, một giáo sư giảng dạy tại Trường Nghiên cứu quốc tế Đại học Bắc Kinh đưa ra nhận định: “Việt Nam đang cố xác định chỗ đứng của mình trên thế giới bằng cách hình thành các liên minh với Hoa Kỳ, Nga và ‘bất cứ quốc gia nào khác được xem là đối thủ quan trọng trong trận địa chính trị này’”.
Tuần trước, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam do Nga sản xuất đã xuất hiện tại cổng phía nam của vịnh Cam Ranh và có thể được sử dụng để đối đầu với tham vọng hàng hải ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Cho đến thời điểm này, những mục tiêu chính trị của Hà Nội đã phần nào thành công.
Kha Trần
Nguồn: Cali Today
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét