Pages

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

'Viếng cứ viếng, phá cứ phá'

Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết (phải)

Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết (phải) hiện diện tại đám tang ông Lê Hiếu Đằng.
Một số quan chức lãnh đạo cấp cao của trung ương và địa phương hoặc đại diện đã tới dự lễ viếng, lễ tang của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên đám ma của ông vẫn bị 'chọc phá', 'gây rối'.
Giới quan sát nói với BBC, trong ba ngày tang lễ cố luật gia, nhiều người thuộc cả hai phía là chính quyền và các nhóm bất đồng chính kiến, các tổ chức dân sự ngoài nhà nước đều tới dự tang lễ.

"
Bên phía nhà nước, cựu Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã tới viếng và ghi sổ tang.

Cuộc đời này còn lắm gian truân. Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát"
Ông Nguyễn Minh Triết ghi sổ tang
Phu nhân của đương kim Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, bà Mai Thị Hạnh, cũng tới viếng và chia buồn cùng tang quyến.
Trước đó, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy và ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã đến viếng và chia buồn với gia đình ông Đằng.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp đã lựa chọn phương thức tới viếng đám mà không mang theo vòng hoa và không ghi sổ tang, ngoại trừ cựu Chủ tich Triết.
Ông Triết đã ghi vào sổ tang dòng chữ: "Cuộc đời này còn lắm gian truân. Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát."

'Làm ra vẻ giúp đỡ'


Nghe Bài Này
Mặc dù đã có sự hiện diện của một số quan chức cao cấp của chính quyền, trong mấy ngày tang lễ ông Đằng, vẫn xảy ra các hiện tượng 'chọc phá', 'cản trở' và 'xâm phạm' đồ phúng viếng cố luật gia.
Hôm 26/1/2014, ngay bên lề đám tang, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cho BBC hay nhiều người mà ông chắc chắn là 'an ninh' đã thường xuyên hiện diện ở trong và xung quanh địa điểm quàn ông Đằng.
Những người này đã 'làm ra vẻ giúp đỡ người đến viếng', nhưng thực chất là 'kiểm tra' các vòng hoa, đồ phúng viếng, một số vòng hoa đã bị 'giật mất băng' đề tên người viếng đám, theo ông Chênh.
Hôm 24/1/2014, ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu Tổng Hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, nói với BBC những người lạ mặt thường xuyên hiện diện ở đám tang đã ít nhất hai lần xâm phạm các vòng hoa.
Phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ tang
Phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bà Mai Thị Hạnh (phải), chia buồn với tang quyến.
"Chúng tôi nghĩ họ là công an thôi, chứ không ai đi giựt những thứ đó làm gì," ông Nguyên nói với BBC hôm thứ Sáu, từ Sài Gòn.
Những người này đã giật một số băng trên các vòng hoa phúng điếu đề tên của các tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, trang mạng Bauxite Vietnam, vòng hoa của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc một hội đoàn công giáo, buộc một số thành viên Ban tang lễ và người nhà phải giành giật lại và cắt cử người canh giữ, cảnh giới qua đêm.

'Viếng cứ viếng, ngăn cứ ngăn'

Hôm Chủ Nhật, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét mặc dù các sự cố, đám tang của cố luật gia Lê Hiếu Đằng đã diễn ra trong vòng 'trang nghiêm' nhưng 'xúc động' và đặc biệt theo ông đã 'kết hợp được cả hai phía' là chính quyền và những người bất đồng.
Ông nói: "Một đám tang rất là cảm động, rất là trang nghiêm và có rất nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc...

"Cái lệnh đó tôi chẳng biết từ đâu ra, cái hệ thống nhà nước này nó không phải chỉ có một vua, mà có đến mười mấy ông vua, cho nên có thể lệnh từ cấp này, từ cấp khác, có khi nó không được biết tới hết"
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
"Một cái đám tang kết hợp được cả hai phía, tạm gọi như vậy, kể cả bên chính quyền. Chính quyền thì kể cả những người cao nhất, lẫn những người đương chức đang còn làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp thấp hơn, là bạn bè của anh Đằng thăm dự,
"Và đồng thời cũng có sự tham dự của các anh em khác, mà có thể nói là lề trái, đó là những anh em bloggers, những anh em ở trong nhóm 'No-U', những anh em của một số phong trào dân sự, hay là có các trang (mạng) mà được đánh giá v.v..."
Về nguyên nhân có một số thế lực 'phá đám', cản trở đám tang ông Đăng, blogger Hùynh Ngọc Chênh nhận xét:
"Cái lệnh đó tôi chẳng biết từ đâu ra, cái hệ thống nhà nước này nó không phải chỉ có một vua, mà có đến mười mấy ông vua, cho nên có thể lệnh từ cấp này, từ cấp khác, có khi nó không được biết tới hết,
"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản," ông Chênh nói với BBC.

Không có nhận xét nào: