Tuy nhiên, tình thế hiện nay không như năm 1974 khi Hải Quân Trung Cộng đánh chiếm nhóm đảo Hoàng Sa của VNCH mà Hải Quân Mỹ đã không thể can thiệp ngăn chặn. Giữa hai nước Nhật-Mỹ đã có hiệp ước phòng thủ chung và nước Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ nước Nhật trong trường hợp bị một nước khác hoặc Trung Cộng tấn công.
Dr. Tristan Nguyễn
Cali Today News - Trong suốt thời gian Thế Chiến II, nước Nhật đã từng có năm sáu chiếc hàng không mâãu hạm lớn loại tốt và đã dùng để tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ, nhưng kể từ khi thua trận và bị chính hiến pháp của nước mình ngăn cấm nên người Nhật chỉ có thể chú trọng vào việc chế tạo phát triển những chiếc hàng không mâãu hạm chở trực thăng có mục đích sử dụng tự vệ quốc phòng. Trong khi Trung Cộng càng ngày càng gia tăng lực lượng tàu ngầm chiến đấu, và đây cũng là một trong số những nguyên nhân chính đáng đã khiến cho nước Nhật phải củng cố lực lượng chống tàu ngầm để phòng chống lại Trung Cộng một cách có hiệu quả.
Thời gian kể từ sau Thế Chiến II, một trong những nhiệm vụ chính của Lực Lượng Hải Quân Tự Vệ Nhật Bản (JMSDF) là hoạt động hợp tác với Hải Quân Mỹ trong những khu vực biển liên quan ở xung quanh nước Nhật để truy tìm, phát hiện, theo dõi và nếu xét thấy cần phải thi hành như vậy để tiêu diệt những chiếc tàu ngầm nguy hiểm của địch quân. Cho tới ngày hôm nay cái nhiệm vụ quan trọng này chẳng những không thay đổi, mà nó còn có phần quan trọng hơn nữa khi các nước láng giềng đối nghịch của nước Nhật đã đang càng ngày càng phát triển nhiều thêm những đội tàu ngầm hiện đại của họ.
Photo courtesy: WorldWideAircraftCarriers.com
Lực Lượng Hải Quân Tự Vệ Nhật Bản (JMSDF) đã đang có hai chiếc tàu khu trục tên là Hyuga 181 hoạt động từ năm 2009 trú đóng tại quân cảng chính của nó là Yokosuka gần Tokyo và Ise 182 hoạt động từ năm 2011 trú đóng tại quân cảng chính của nó là Kure. Cả hai chiếc đều có sân tàu mặt bằng phẳng được sử dụng như sân bay trực thăng. Những chiếc trực thăng được trang bị các khí cụ tối tân để truy tìm và phát hiện tàu ngầm luôn luôn có mặt ở trên hai chiếc tàu khu trục Hyuga 181 và Ise 182 này và chúng được vũ trang bằng những hỏa tiển và thuỷ lôi tiêu diệt tàu ngầm có hiệu quả rất cao.
Để tăng cường lực lượng hàng không mâãu hạm chở trực thăng chống tàu ngầm của các nước thù nghịch, trong ngày 6/8/2013 vừa qua JMSDF Nhật đâ làm lễ hạ thuỷ chiếc tàu khu trục Izumo 183 tại quân cảng Yokohama và nó sẽ hoạt động với đầy đủ chức năng của nó vào tháng 3/2015. Chiếc Izumo 183 có chiều dài 250 mét với trọng tải 19500 tấn là chiếc lớn nhất so với hai chiếc Hyuga 181 và Ise 182. Chiếc Izumo 183 có thể để cho 14 chiếc trực thăng các loại, kể cả chiếc trực thăng hiện đại V-22 Osprey, đáp xuống và bay lên cùng một lúc.
Trong cuộc tranh chấp nhóm hải đảo Điếu Ngư/Diaoyu/Senkaku ở Biển Hoa Đông nước Nhật có thể sử dụng chiếc tàu khu trục Izumo 183 như một Trung Tâm Chỉ Huy Hành Quân trong khu vực biển liên quan. Chiếc tàu khu trục Izumo 183 được sử dụng như một Trung Tâm Chỉ Huy Hành Quân bởi vì nó được trang bị bằng các khí cụ tối tân hiện đại để kết hợp hành quân giữa các Lực Lượng Hải-Lục-Không Quân Tự Vệ Nhật Bản với nhau ngoài mặt trận. Hơn nữa, chiếc Izumo 183 còn có khả năng của một bệnh viện dã chiến có những phòng giải phẩu với đầy đủ bác sĩ, y tá và dụng cụ y khoa phục vụ chiến trường. Và thêm một điều quan trọng hơn hết là chiếc Izumo 183 cũng còn có khả năng trở thành một chiếc hàng không mâãu hạm chính qui được trang bị đầy đủ của những phi đội chiến đấu cơ phản lực trực thăng F-35B, bởi vì những chiếc F-35B có thể cất cánh thẳng lên và đáp xuống thẳng như những chiếc trực thăng thông thường. Cũng chính vì cái khả năng này của chiếc Izumo 183 đã khiến cho Trung Cộng rất lo ngại, tuy nó nhỏ hơn chiếc hàng không mâãu hạm Liêu Ninh nhưng nó được trang bị bằng các kỹ thuật rất tối tân với một khả năng tác chiến cao hơn chiếc tàu của Trung Cộng.
Với tham vọng bành trướng một cách điên cuồng Trung Cộng muốn chiếm trọn hai vùng Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam trong Vòng Đai Thứ I của hoạt động Hải Quân Trung Cộng trong thời gian này. Và có thể trong tương lai năm năm hay mười năm tới, vào năm 2020 hay 2025, Hải Quân Trung Cộng sẽ mở rộng Vòng Đai Thứ II cho tới Đảo Guam của Mỹ và bao trùm cả hai nước Nhật và Phi Luật Tân (!!) Vì vậy nước Nhật và tất cả các nước tự do hãy cùng nhau ngăn chặn Giặc Cướp Biển Trung Cộng càng sớm càng tốt không nên để cho chúng lộng hành xem thường Công Pháp Quốc Tế và các nước láng giềng trong khu vực có liên quan.
Mặc dù chiếc Izumo 183 có kích thước nhỏ hơn so với chiếc Liêu Ninh dài 320 mét và có thể hoạt động với 50 chiếc chiến đấu cơ J-15, thì chiếc Izumo 183 dài 250 mét được trang bị bằng những hệ thống vũ khí hiện đại mới nhất của Mỹ để tăng sức mạnh tác chiến tối đa cho nó với những hệ thống hoả tiển Raytheon như ở các chiến hạm của Hải Quân Mỹ, và nó cũng có đầy đủ tiêu chuẩn của một chiếc hàng không mãu hạm chính qui hiện đại có thể hoạt động với 10 chiếc chiến đấu cơ F-35B là dư sức đánh gục chiếc Liêu Ninh.
Hải Quân Công Xưởng của nước Nhật cũng đang nhanh chóng đóng thêm một chiếc tàu khu trục nữa cùng loại với chiếc Izumo để cuối cùng là Hải Quân Nhật có 4 chiếc hàng không mâãu hạm tối tân hiện đại và đa năng, nhưng vẫn lưu giữ lại được cái hình thức của những chiếc tàu khu trục được sử dụng như hàng không mâãu hạm chở trực thăng mà có thể tránh không vi phạm hiến pháp của chính nước Nhật.
Người ta cũng căn cứ theo cuốn sách tham khảo “Jane’s Fighting Ships” được xuất bản hàng năm tại Luân Đôn, Anh Quốc chuyên nghiên cứu về các chiến hạm của các nước trên thế giới thì chiếc Izumo 183 chỉ là một chiếc tàu khu trục có sân tàu bằng phẳng được sử dụng làm hàng không mâãu hạm chở trực thăng.
Ở phía Tây Thái Bình Dương thì JMSDF Hải Quân Nhật có một vai trò và một nhiệm vụ rất cần thiết quan trọng vì khi Trung Cộng mở rộng Vòng Đai Thứ II của Hải Quân Trung Cộng thì nó sẽ bao trùm cả hai nước Nhật và nước Phi Luật Tân. Trong hiện tại nước Nhật tuy bị ràng buộc bởi chính hiến pháp của mình nhưng người Nhật vẫn có thể tìm ra những giải pháp thích hợp để ứng phó với các nước láng giềng đối nghịch như Trung Cộng và Bắc Hàn. Đặc biệt nhất là Trung Cộng với tham vọng bành trướng một cách điên cuồng và một chính sách Thực Dân Mới rất nguy hiểm khi thực hiện chiếm dần đất đai của các nước khác để di dân Hoa Lục và chiếm dần các vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á để độc quyền khai thác tài nguyên hải sản và khoáng sản ở sàn biển. Khi Trung Cộng thực hiện chính sách Thực Dân Mới như thế thì Trung Cộng đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và các quyền tự do của các nước láng giềng và Công Pháp Quốc Tế trong khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Những người cầm quyền Trung Cộng đều biết rất rõ là nước Nhật là một lực lượng chủ yếu quan trọng hùng mạnh sẽ ngăn chặn những Vòng Đai Thứ I và Vòng Đai Thứ II của Hải Quân Trung Cộng, nhất là những vòng đai này có ý đồ bao trùm cả chính nước Nhật ở phía Tây Thái Bình Dương. Trong khi ngược lại thì người Nhật cũng hiểu rất rõ Trung Cộng là một lực lượng bành trướng gian xảo biết lợi dụng “đánh cướp thời cơ để tạo ra những chuyện đã rồi” như một bằng chứng lịch sử đã làm nổi bật tính cách gian xảo đó của Trung Cộng đó là Trung Cộng biết rằng Hải Quân Mỹ đã bị ràng buộc bởi Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973 chấm dứt chiến tranh VN nên không thể can thiệp vào chuyện Hải Quân Trung Cộng đánh Hải Quân VNCH để cưỡng chiếm nhóm đảo Hoàng Sa của VNCH vào ngày 19/1/1974.
Tuy nhiên, tình thế hiện nay không như năm 1974 khi Hải Quân Trung Cộng đánh chiếm nhóm đảo Hoàng Sa của VNCH mà Hải Quân Mỹ đã không thể can thiệp ngăn chặn. Giữa hai nước Nhật-Mỹ đã có hiệp ước phòng thủ chung và nước Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ nước Nhật trong trường hợp bị một nước khác hoặc Trung Cộng tấn công.
Từ lâu nay nước Nhật đã tham gia chương trình chiến đấu cơ phản lực trực thăng F-35 của nước Mỹ, và đã có 42 chiếc F-35A loại thiết kế đặc biệt trên đất liền dành cho không quân sử dụng như Không Quân Mỹ hiện nay. Và loại F-35B được thiết kế đặc biệt dành cho hải quân sử dụng như Hải Quân Mỹ và Hải Quân Anh đã đang sử dụng. Dĩ nhiên những người cầm quyền Trung Cộng cũng biết rất rõ là những chiếc hàng không mâãu hạm chở trực thăng của Hải Quân Nhật có thể nhanh chóng trở thành những hàng không mâãu hạm chiến đấu cơ phản lực trực thăng F-35B với sức mạnh tác chiến của nó gấp mười lần hơn chiếc Liêu Ninh (!)
Tóm lại, những chiếc tàu khu trục hàng không mâãu hạm chở trực thăng của Lực Lượng Hải Quân Tự Vệ Nhật Bản (JMSDF) là những chiếc tàu được tránh không nói thẳng tên của chúng nó bởi vì tính cách giới hạn ràng buộc của hiến pháp nước Nhật. Tuy nhiên, với kỹ thuật tiến bộ vượt bậc và tính chất thiết kế toàn bộ chiếc tàu rất hoàn chỉnh để làm cho một chiếc tàu khu trục trong giây phút trở thành một chiếc hàng không mâãu hạm dành riêng cho những phi đội chiến đấu cơ F-35B bảo vệ nước Nhật trước sức tấn công của nước ngoài thù nghịch.
Dr. Tristan Nguyễn
San Francisco, 26/1/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét