Pages

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Rác thải điện tử con dao hai lưỡi

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Một bãi rác điện tử ở Trung Quốc
Một bãi rác điện tử ở Trung Quốc
AFP

Nghe Bài Này
Vật dụng điện- điện tử đang giúp con người có được cuộc sống thuận tiện hơn nhiều so với cha ông họ. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, chúng trở thành lọai rác thải mà nếu không có cách xử lý thích hợp, chúng sẽ gây hại cho con người.
Ngày càng nhiều
Chất thải điện tử hay thiết bị điện- điện tử là các sản phẩm dân dụng và công nghiệp không đáp ứng đuợc mục đích sử dụng thiết kế, các sản phẩm đã đến điểm cuối của vòng đời sử dụng, có hàm chứa chất độc nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người”. Đây là định nghĩa rác thải điện tử mà bà Cythia Indirani thuộc Trung tâm vùng Đông Nam Á về Công ước Basel nêu ra tại hội thảo ở Hà Nội hồi đầu tháng 12 năm ngóai với chủ đề ‘Bổ sung lệnh cấm xuất khẩu các chất thải độc hại theo công ước Basel- Kinh nghiệm một số nước’.
Công ước Basel năm 1995 của Liên hiệp quốc đưa ra những qui định về Kiểm sóat việc vận chuyển những chất độc hại qua biên giới.
Cụ thể hơn rác thải điện tử bao gồm bất kỳ sản phẩm nào có dùng pin và dây dẫn điện.
Một hình ảnh được nêu ra để dễ hình dung là luợng rác thải điện tử vào năm 2017 sẽ tương đương chừng 200 tòa nhà State Empire ở New York hay tương đương 11 Kim tự tháp Giza ở Ai Cập
Có thể mọi người đều dễ dàng nhận thấy các lọai vật dụng điện và điện tử được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Cá nhân nào cũng sử dụng ít nhất một điện thọai di động, một máy tính; bên cạnh đó còn có Ipad, máy tính xách tay… Trong mỗi gia đình đều có TV, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, các vật dụng điện và điện tử khác nữa. Những vật dụng này không phải có thể sử dụng suốt cả đời mà thường người ta phải thay thế khi hư hỏng, thậm chí không còn hợp thời nữa thỉ bỏ đi để mua cái mới…
Lượng rác thải điện tử đó được cho biết ngày càng gia tăng dữ dội. Chương trình Liên hiệp quốc về môi trường - UNEP vừa đây đưa ra dự báo đến năm 2017 khối lượng rác thải điện tử trên tòan cầu sẽ tăng mỗi năm 33%. Con số được đưa ra là hơn 65 triệu tấn mổi năm trên khắp thế giới.
Các linh kiện điện tử từ máy computer
Các linh kiện điện tử từ máy computer được tháo rời tận dụng trước khi thải. Báo TQ
Một hình ảnh được nêu ra để dễ hình dung là luợng rác thải điện tử vào năm 2017 sẽ tương đương chừng 200 tòa nhà State Empire ở New York hay tương đương 11 Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Riêng một nước với dân số chừng 90 triệu người như Việt Nam thì mỗi năm cũng có chừng từ hơn 60 ngàn đến 113 ngàn tấn rác điện tử thải ra. Trong số 64 tỉnh thành phố thì Sài Gòn mỗi năm có chừng 6 ngàn tấn rác thải điện tử và đến năm 2020 con số này có thể lên đến mức 10 ngàn tấn.
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có hơn 500 nhà máy, công ty điện tử. Hai phần ba trong số này là những công ty nhà máy có vốn đầu tư nước ngòai. Một đánh giá nói rằng số lượng các sản phẩm điện tử bị hư hay lỗ thời bị lọai bỏ ra như rác đang tăng với tốc độ gấp ba lần so với các lọai rác thải khác.
Hồi năm 2000, kim ngạch nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam là gần 900 triệu đô; đến gần một thập niên sau vào năm 2009 con số này tăng lên 3 tỷ 900 triệu đô la.
Việt Nam còn là nơi thu nhập các sản phẩm điện- điện tử đã qua sử dụng từ những quốc gia khác. Hẳn không ai tại Việt Nam mà không nhớ thời điểm các tàu viễn dương chở đầy những đầu máy video và tivi màu từ Nhật Bản đưa về bán lại cho ngưòi tiêu dùng ít tiền tại Việt Nam.
Theo Cành sát Quốc tế Interpol thì có từ 250 ngàn đến 1 triệu 300 ngàn tấn đồ điện tử đã qua sử dụng từ Châu Âu được đưa đến các quốc gia Phi châu và Á Châu
Nhiều cơ sở sửa chữa hàng điện, điện tử đã qua sử dụng mọc lên và mọi thứ đều được tận dụng chứ không thải bỏ.
Theo Cành sát Quốc tế Interpol thì có từ 250 ngàn đến 1 triệu 300 ngàn tấn đồ điện tử đã qua sử dụng từ Châu Âu được đưa đến các quốc gia Phi châu và Á Châu.
Vừa độc vừa có giá trị
Trong các đồ dùng điện- điện tử có hơn 1000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là các thành phần kim lọai nặng, kim lọai quí, các chất hữu cơ cao phân tử khác…Những hóa chất độc hại từ rác thải điện tử như chì, thủy ngân, cadmium, arsenic… sẽ gây ra những chứng bệnh cho con người như ung thư, suy thuận …
Tuy vậy nếu có cách xử lý tái chế phù hợp, nguời ta có thể thu hồi lại những kim lọai quí trong các sản phẩm điện tử cao cấp không còn sử dụng được nữa như vàng, bạc, palladium và đồng. Đơn cử, từ 1 triệu chiếc điện thọai di động, người ta có thể thu hồi 24 kg vàng, 250 kg bạc, 9 kg palladium và hơn 9 tấn đồng.
Tập đòan tái chế tòan cầu Umicore tiết lộ cứ một tấn bo mạch máy tính họ thu hồi được 250 gram vàng. Theo các công ty như Umicore thì việc thu hồi kim lọai quí từ các thiết bị điện tử bỏ đi sẽ có lợi hơn việc đi khai thác mỏ để lọc ra những lọai kim lọai quí như thế. Người ta so sánh để khai thác được 5 gram vàng tại một mỏ có hàm lượng cao như mỏ Kalgold ở Nam Phi, cần phải đào bới, vận chuyển cả một tấn đất, đá mới có thể có được từng ấy vàng mà thôi.
Tái chế rác thải công nghệ được coi là nghề truyền thống
Tái chế rác thải công nghệ được coi là nghề truyền thống của nhiều gia đình (zing.news)
Số lượng vàng, bạc và đồng chứa trong rác thải điện tử tại quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc hồi năm 2010 được ước tính là 4 tấn vàng, 28 tấn bạc và 6 ngàn tấn đồng.
Số lượng vàng, bạc và đồng chứa trong rác thải điện tử tại quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc hồi năm 2010 được ước tính là 4 tấn vàng, 28 tấn bạc và 6 ngàn tấn đồng
Thống kê cho thấy trong khỏang thời gian một năm từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009, hai ngành sản xuất máy tính và điện thọai di động tiêu thụ 15% sản lượng cobalt, 13% sản lượng palladium và 3% sản lượng vàng khai thác trên tòan thế giới vào thời điểm đó.
Hồi tháng 2 năm 2010, hãng điện thọai Nokia tặng cho Công ty Môi truờng đô thị thành phố Hồ Chí Minh 290 thùng rác đuợc sản xuất từ nguyên liệu tái chế hơn 7300 điện thọai di động và hơn 9200 linh kiện bị hư hỏng.
Cách thức xử lý
Để xử lý thu hồi các kim lọai quí, cũng như các chất có thể tận dụng từ các thiết bị điện tử bỏ đi cần có công nghệ thích hợp mà đến nay đầu tư cho những lọai công nghệ cao như thế bị cho là đắt hơn cứ tuồn các rác thải điện tử sang nơi khác, nhất là các nước kém hay đang phát triển như Việt Nam.
Chỉ tại những quốc gia công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ mới có các tập đòan, công ty chuyên đầu tư vào công nghệ tái chế, xử lý, tận dụng các chất liệu trong rác thải điện tử.
Những tên tuổi được nhắc đến như Umicore vừa nêu, Xstrata ở Canada và Supreme Asset Management & Recovery ở Mỹ. Tuy vậy hãng này cũng bị tai tiếng tuồn rác thải điện tử là màn hình cấm xuất khẩu sang nơi khác tại Châu Á.
Những rác thải điện tử đang đi theo hướng tái sử dụng, nếu không sử dụng được nữa mới đưa ra bãi chôn lấp. Tái sử dụng là sửa sang lại, lấy gì còn xài được thì gỡ ra. Máy ‘cũ người mới ta mà', ví dụ như một tivi thải ra thì có ngưòi tân trang lại chứ không vứt đi đâu
Ông Lê Văn Khoa
Còn đối với Việt Nam thì sao?
Ông Lê Văn Khoa, nguyên giám đốc Quỹ tái chế thành phố Hồ chí Minh và hiện là giảng viên khoa môi trường tại Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh có nhận xét về họat động này như sau:
Có lẽ họ chưa đặt nặng vấn đề rác điện tử. Theo tôi rác điện tử chưa phải là vấn đề có nghĩa họ chưa đặt nó thành vấn đề để thu gom.
Những rác thải điện tử đang đi theo hướng tái sử dụng, nếu không sử dụng được nữa mới đưa ra bãi chôn lấp. Tái sử dụng là sửa sang lại, lấy gì còn xài được thì gỡ ra. Máy ‘cũ người mới ta mà’, ví dụ như một tivi thải ra thì có ngưòi tân trang lại chứ không vứt đi đâu.
Hồi tháng 12 năm ngóai, Viện Khoa học- Môi trường thuộc Đại học Kỹ thuật Hà Nội cho biết có hơn 92% những đơn vị thu gom rác thải điện tử là không có giấy phép, trong số này có đến 97% là những đơn vị tư nhân làm ăn nhỏ lẻ, và đương nhiên phương pháp xử lý các phế liệu thu gom được như thế mang tính thủ công rất nguy hại cho người trực tiếp làm công việc nấu chảy các kim lọai hay nhựa…
Một thanh niên Hà Nội nói về công tác xử lý rác thải điện tử tại đó như sau:
Ở Việt Nam thì thường những người gọi là ‘ve chai’ đi thu gom các rác thải điện tử đó- những đồ điện, điện tử gia dụng không dùng đến thì người ta mua rồi bán lại cho các đầu nậu buôn bán đồng nát rồi từ đó sẽ giao cho các khu tái chế. Còn tái chế như thế nào thì không ai nắm rõ qui trình ra làm sao nhưng đại lọai rất độc hại kể cả đối với người thực hiện công việc đó cũng như môi trường xã hội. Không ai biết được họ làm như thế nào và ảnh hưởng ra sao! Chưa ai để ý đến những vấn đề mà tôi vừa nói.
Đồ dùng điện tử mọi người chỉ biết trên các bao bì có dấu khi bỏ phải bỏ thế nào nhưng ít ai để ý. Khi ngừơi ta không dùng nữa thì người ta bán đi. Người ta không quan tâm đến qui trình cuối cùng của đời sãn phẩm điện tử đó phải đi đến đâu. Người ta chỉ quan tâm nó rời khỏi nhà người ta thế nào thôi.
Hồi tháng 8 năm nay, thủ tướng Việt Nam ban hành quyết định số 50 về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó từ đầu năm 2015, các sản phẩm thải bỏ như ắc quy và pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thuốc sử dụng cho người, dấu nhớt, mỡ bôi trơn … sẽ bị thu hồi và xử lý.
Sang đầu năm 2016, những lọai như máy photocopy, TV, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt, săm lốp các lọai thải bỏ phải bị thu hồi. Đến đầu năm 2018 đến các lọai như xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô lọai thải sẽ bị thu hồi và xử lý bởi cơ quan chức năng.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới
.

Không có nhận xét nào: