Pages

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Tinh Thần Quốc Gia Trong Chế Độ CS và Tự Do


Tác giả : Vi Anh
Có người nói Cộng sản là quốc tế vô sản, vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo, nên làm gì có tinh thần quốc gia dân tộc. Nhưng sau khi Liên xô cầm đầu quốc tế CS sụp đổ, các nước CS Đông Âu tan rã, người ta thấy tinh thần quốc gia dân tộc vươn lên mạnh hơn, còn hơn thời tiền CS nữa, ngay trong chế độ TC là một nước đông dân nhứt hành tinh còn nằm trong gọng kềm CS. Tinh thần quốc gia dân tộc tuy là một nhưng không giống nhau trong thể chế chánh trị tự do dân chủ và độc tài cộng sản. Chánh tri gia tự do, dân chủ phát huy tinh thần quốc gia dân tộc ấy để làm cho nước giàu dân mạnh, độc lập tự do. Còn chánh trị gia CS lợi dụng tinh thần quốc gia dân tộc ấy để động viên quần chúng nhân dân phục vụ cho chế độ CS của họ, cho quyền lợi đảng CS của họ. Khác biệt này có thể thấy rõ qua phân tích: tinh thần quốc gia dân tộc trong chế độ độc tài và tự do mà Thủ Tướng Nhựt Sihinzo Abe và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và đã dùng để phục vụ cho ai, cho Đảng CS hay cho quốc gia dân tộc.

Một, chánh quyền ảnh hưởng rất lớn đến con người. Nói xa không qua nói gần, nước Mễ tây cơ và Hoa kỳ khí hậu, đất đai gần giống nhau, nhưng chánh quyền Mỹ tự do, dân chủ nhiều hơn nên kinh tế, chánh trị, xã hội phát triễn nhiều hơn Mễ nhiều.
Còn Trung Cộng và Nhựt, chánh quyền TC là CS độc tài đảng trị toàn diện, trong khi Nhựt tự do, dân chủ lập hiến. Sau khi thất bại Thế Chiến 2, Nhựt đầu hàng, đất nước bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ, chánh trị, quân sự bị Mỹ kềm kẹp không còn quân đội, bộ quốc phòng, đến đổi Nhựt Hoàng khuyên thần dân cố gắng chịu đựng điều không thể chịu đựng được. Nhựt là một quốc gia ngoài đảo, giữa biển, chưa bị xâm lăng, gắn bó sâu sắc với nhau, nên tinh thần quốc gia dân tộc rất cao. Chính nhờ tinh thần quốc gia, nhờ nội lực dân tộc đó mà Nhựt đã vươn lên từ nỗi khổ nhục thất trận và tàn phá của chiến tranh. Chỉ chưa đầy một thế hệ xã hội học 30 năm, nước Nhựt trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới. Và chính thể chế tự do là cơ sở chánh trị, điều kiện căn bản để tinh thần quốc gia dân tộc phát huy, phát triển kinh tế thành đệ nhị siêu cường kinh tế.
Trong khi đó, CS giành được chánh quyền ở Trung Hoa, biến Trung Hoa thành Trung Quốc của CS, thì vươn lên không nổi. Độc tài CS đã làm hơn 30 triệu người Hoa chết đói trong quyết định độc đóan, “duy ý chí” của Chủ Tich Mao Trạch Đông của Đảng Nhà Nước TC bắt dân Trung Hoa thực hiện chính sách kỹ nghệ hoá gọi là Bước Đại Nhảy Vọt. Chưa đủ, để củng cố độc quyền cá nhân của Ông, Mao còn giết hàng chục ngàn đồng chí đảng viên CS bất đồng chánh kiến với Ông và cho đi lao động khổ sai nơi rừng sâu nước độc gọi là đi lao động cải tạo, không bản án, không có ngày về, trong cái gọi là Cách Mạng Văn Hoá” do Mao Trạch Đông tung ra để diệt đối thủ và địch thủ.
Nhờ Đặng tiểu Bình biết uốn mình qua ngõ hẹp nên còn sống sót qua hai đại quốc nạn do độc tài CS theo kiểu Mao gây ra. Sau khi Mao chết, Ô. Đạng tiểu Bình chuyển hệ tư duy, mèo đen mèo trắng gì bắt chuột được cũng tốt, Ông chuyển sang kinh tế thị trường, mở rộng cho dân tự do làm ăn và cho ngoại quốc vào đầu tư. Nhờ tự do của kinh tế thị trường mà TC trổi dậy trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế như ngày nay.
Hai, ảnh hưởng tinh thần quốc gia đối với con người trong chế độ chánh trị CS và tự do. Hai Ông Tập Cận Bình, Chủ Tịch Đảng Nhà Nước của TC và Shinzo Abe, Thủ Tướng Chánh Phủ của nước Nhựt tự do gần như là hai người đồng thế hệ (Ô Bình 60 tuổi, Abe 59). Hai Ông cùng lên nắm chánh quyền gần đồng thời nhau trong năm 2012. Hai Ông đều là hậu duệ con dòng cháu giống của gia đình vọng tộc từng lãnh đạo đất nước. Thân phụ Ô. Bình là Ông Tập Trọng Huân, đồng chí chiến đấu sát cánh với Mao Trạch Đông, sau bị Mao đày đi tù cải tạo lao động trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976) nhưng sau được phục hồi danh dự.
Con Ô. Abe, là cháu nội của một bộ trưởng trong chính phủ Nhựt, một chánh phủ đã quyết định tấn công Mỹ ở Trân Châu cảng năm 1941. Khi Nhựt đầu hàng sau hai trái bom nguyên tử đầu tiên Mỹ dội xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Ông bị Mỹ coi là tội phạm chiến tranh, bị bắt nhưng được thả ra không xét xử. Thời gian sau Ông được dân chúng Nhựt bầu làm Thủ tướng Nhật vào cuối thập niên 50. Còn thân phụ Ô. Abe từng làm Ngoại trưởng Nhựt.
Hai Ông sống trong hai chế độ khác nhau, Ô Bình trong chề độ độc tài CS; còn Ô Abe trong chế độ tự do. Nhưng cả hai đều dùng tinh thần quốc gia dân tộc trên con đường chánh trị. Ô Abe được dân chúng cử tri Nhựt đưa lên qua hai cuộc bầu cử Thượng và Hạ Viện đảng ông được đa số phiếu áp đảo.
Ô Abe được dân Nhựt đưa lên trong thời kỳ TC giành giựt biển đảo của Nhựt. Lá phiếu của người Nhựt là một uỷ nhiệm của dân chúng giao cho Ông bảo quốc với bất cứ giá nào, một tấc đất không nhường cho ngoại bang. Ông vận động cho đến năm 2020 sửa đổi Hiến pháp Nhựt gọi là “hòa bình” nhưng thực tế vì thua Mỹ nên bị Mỹ ép Nhựt không quân đội, không bộ quốc phòng, không được đưa quân ra ngoại quốc. Ông kính ngưỡng tinh thần võ sĩ đạo của tiền nhân, công khai đi viếng đền anh hùng liệt nữ Nhựt đã hy sinh vì Tổ Quốc, trong đó có những vị bị một số nước như TQ và Đại Hàn lên án là tội phạm chiến tranh khi Nhựt mở cuộc trường chinh Đại Đông Á.
Còn Ô. Bình thì do Đảng CS, độc đảng duy nhứt đưa lên. Ô. Bình dựa vào lòng hoài cỗ. Về Đảng CS Ông vọng tưởng Mao; về Trung Quốc hoài niệm Trung Hoa với lời tuyên bố là sẽ “thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Về phía Tây hết nước nhỏ yếu để TQ tây tiến, đồng hoá, thôn tính và sáp nhập. Ô Bình tiếp nối người tiền nhiệm đông tiến, quậy đục nước Biển Đông tử bắc xuống nam, cố chiếm biển đảo của các nước láng giềng Á châu Thái Bình Dương.
Nhưng kết quả của việc dùng tinh thần quốc gia dân tộc của hai Ông tại nước Nhựt và TQ khác nhau. Ở TC, vì độc tài, Đảng Nhà Nước rất giàu mạnh, con xã hội thì phân hoá, chia rẽ, đạo lý suy đồi, tham nhũng tràn lan, hố sâu ngăn cách nghèo giàu vô cùng sâu rộng. Trong cộng đồng thế giới hình ảnh Trung Hoa bị hoen ố, bị coi như một nước trổi dậy thiếu trách nhiệm với Nhân Loại, thiều văn minh.
Còn Nhựt thì kinh tế trong thời Ô Abe bắt đầu vươn lên, chấm dứt 22 năm kinh tế liên tục suy trầm. Tiến bộ đó các kinh tế gia thế giới ngưỡng mộ nên lấy tên TT Abe ghép vào gọi là “abeconomic”.

Không có nhận xét nào: