Pages

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Trả lời những quy tắc mới của chính quyền tỉnh Hải Nam như thế nào?

Carlyle A. Thayer
Bản tiếng Việt BVN
Hỏi: Ông sẽ khuyên các chính phủ trong khu vực trả lời thế nào cho những quy tắc mới về đánh cá do nhà chức trách tỉnh Hải Nam ban hành?
Đáp: Những quy tắc mới do nhà chức trách tỉnh Hải Nam thực tế bao trùm lên 3 vùng biển riêng rẽ: (1) Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 km hợp pháp của TQ xung quanh Đảo Hải Nam; (2) Những vùng tranh chấp như vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa và những dạng đặc biệt khác trong Biển Đông; (3) Vùng biển quốc tế. Các chính phủ khu vực phải mạnh mẽ phản đối bất kỳ mưu toan nào của TQ nhằm thi hành những quy tắc ấy trong vùng biển quốc tế. Việc thi hành của TQ có thể bị coi như hành động ‘hải tặc nhà nước’.
Bất kỳ tàu thuyền nhà nước nào trong vùng biển quốc tế đều có quyền can thiệp để tự vệ chống lại hải tặc và can thiệp để ngăn ngừa hải tặc. Các chính phủ khu vực phải lập tức nêu lên vấn đề này với Bộ Ngoại giao TQ. Họ phải yêu cầu chính quyền trung ương xem xét lại các quy tắc của tỉnh Hải Nam và làm cho nó thống nhất với luật quốc tế. Các thành viên ASEAN phải phản đối rằng hành động đơn phương ấy vi phạm tinh thần của bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông – BVN] và đi ngược tinh thần hợp tác mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã ủng hộ trong những chuyến thăm của họ đến Đông Nam Á năm ngoái. Các nhà nước ASEAN phải có lý lẽ để khẳng định những quy tắc ấy phải được hủy bỏ đối với vùng biển quốc tế và những vùng biển đang tranh chấp.
Việt Nam phải nêu vấn đề này với TQ trong các cuộc họp song phương, với ngôn từ mạnh mẽ nhất. Hành động của nhà chức trách tỉnh Hải Nam phá hoại những thỏa thuận đạt được giữa các chủ tịch Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, giữa các thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường.
Việt Nam và Philippin phải tiến hành những cuộc thảo luận song phương để phối hợp phản ứng. Việt Nam phải xem xét việc hộ tống các đoàn thuyền đánh cá trong vùng biển xung quanh các đảo Hoàng Sa.
Bản gốc tiếng Anh: Thayer Consultancy Background Brief, 10 January, 2014
TQ nâng cao năng lực chiến đấu vùng ven biển
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về loại tàu di chuyển bằng nệm không khí Zubr mới đóng (và những công trình phụ). Liệu chúng có nâng cao năng lực chiến đấu ven biển của TQ?
Đáp: Tàu di chuyển bằng nệm không khí đổ bộ (LCAC) hạng Zubr [theo thiết kế của Liên Xô cũ –BVN] của TQ là tàu lớn nhất thế giới thuộc loại này. Sự đồ sộ làm nó lóng ngóng đối với việc tác chiến tấn công trong vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Nó cao 4 tầng và sẽ làm cho phần lớn những bãi đá, đảo nhỏ… mà TQ có thể tin là mình chiếm đóng được trở thành nhỏ bé. LCAC hạng Zuhr cũng là một mục tiêu cồng kềnh.
Nó cũng bị hạn chế trong việc tác chiến ở biển Nam Trung hoa, vì chỉ chạy được 300 hải lý mà không phải tiếp nhiên liệu. Thêm nữa, tàu xả khối thải lớn khiến cho các tàu hộ tống, tuần tra, khu trục nhỏ… rất khó chạy bên cạnh.
Năng lực vận tải xe thiết giáp và xe bọc thép trên tàu cũng không thể hình dung trong biển Nam Trung Hoa vì kích cỡ hạn chế của những bãi đá, đảo nhỏ… mà TQ muốn chiếm đóng.
Dẫu sao, bất kể những hạn chế ấy, loại tàu này có thể chuyên chở đến mục tiêu một binh lực đáng kể gồm hằng trăm lính thủy
Nguồn bản gốc: Thayer Consultancy Background Brief, January 7, 2014
(ảnh minh hoạ của Wikipedia về loại tàu LCAC hạng Zuhr)
clip_image002

Không có nhận xét nào: