Pages

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Vì sao Dương Chí Dũng tấn công lãnh đạo Bộ Công an?



Tuy nhiên, bất kỳ thành quả nào, chiến công nào mà không có cái giá của nó? Việc Dương Chí Dũng “thành khẩn” khai các thông tin gây chấn động cũng là cái giá, khó khăn, thách thức mà các lực lượng chức năng phải giải quyết, đặc biệt là lực lượng công an trực tiếp đấu tranh với đối tượng này từ những ngày đầu.


Dương Chí Dũng khai thật hay bịa chuyện? Lúc này chưa thể đưa ra kết luận được. Nhưng những gì Dương Chí Dũng nói trước tòa hoàn toàn có thể coi là một trong những căn cứ theo luật định để khởi tố điều tra vụ án làm lộ bí mật của nhà nước. Nên các cơ quan chức năng cần phải làm sáng tỏ. Nhìn xa một chút, chuyện khai không hề chỉ đơn giản như vậy mà còn có những nguyên nhân sâu xa của nó nữa.

Câu hỏi lớn đặt ra vì sao Dương Chí Dũng lại “thành khẩn” khai như thể tấn công ngược lãnh đạo Bộ Công an vậy? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn lại vấn đề, mục tiêu, động cơ tấn công mà đối tượng hướng đến.

Mục tiêu tấn công của Dương Chí Dũng đã rõ đó chính là lực lượng công an và đặc biệt là lãnh đạo Bộ Công an. Vậy tại sao công an lại là mục tiêu? Chúng ta cần xem lại vai trò, nhiệm vụ của lực lượng này ra sao!

Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 của lực lượng công an nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Lực lượng Công an là một công cụ chuyên chính, sắc bén của Đảng, chiến đấu trực diện hằng ngày, hằng giờ với kẻ thù rất gian ác và xảo quyệt.

Còn nhớ, ngày 3/8/2011, đồng chí Trần Đại Quang chính thức nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an sau khi Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm với đa số phiếu tán thành. Đảm nhiệm vị trí, nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức của lực lượng chuyên chính này, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã đưa ngay ra hàng loạt các chỉ đạo mang tính đột phá. Đưa ra khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” với chữ kỷ cương đứng đầu nhằm nhất mạnh việc lập lại trật tự, kỷ cương trong toàn lực lượng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Bộ Công an gần như đã thay đổi theo hướng mạnh mẽ hơn, kỷ cương hơn và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng quyết liệt, đem lại nhiều thành công, phá được rất nhiều vụ án đầy khó khăn và thách thức. Năm 2014, khẩu hiệu hành động là: “Chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, đã đưa chữ “Chủ động” lên đầu để nhấn mạnh tinh thần chủ động trong mọi tình huống. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì an ninh của Tổ quốc vì sự bình an của nhân dân.

Và thực tế khách quan cho thấy, lực lượng công an đã luôn đấu tranh trực diện hằng ngày, hằng giờ với đủ mọi loại tội phạm gian ác và xảo quyệt. Đã có nhiều cán bộ chiến sĩ không đứng vững được, nhưng cũng có rất nhiều gương mặt tiêu biểu điển hình vì nước quên thân vì dân phục vụ, phá được rất nhiều án lớn.

Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình đấu tranh, truy đuổi không ít lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ ngành công an phải gánh chịu những mất mát mà các thủ đoạn tấn công ngược của những kẻ tội phạm gây ra. Có người bị hy sinh, có người bị thương tật, có người bị oan ức, có người thì bị tổn hại danh dự rất lớn. Trong vụ Dương Chí Dũng cũng không phải là ngoại lệ.

Bộ Công an vào cuộc quyết liệt

Trong nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XIII (tháng 6-2012), Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã nêu rõ: “Về vụ việc này, khi phát hiện Dương Chí Dũng bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra đã động viên gia đình vận động Dương Chí Dũng ra đầu thú làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không có kết quả. Ngay sau đó cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với các tổ chức Cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt. Đồng thời chúng tôi cũng đã chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật”.

Khi Chuyên án được thành lập, Tướng Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, đã đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Nhìn vào những thành phần đàn em thân tín của Dương Tự Trọng trong vụ đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài cũng đủ biết các biện pháp được lực lượng công an triển khai quyết liệt như thế nào. Chính Tướng Ngọ là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt gắt gao nhất.

Dương Chí Dũng đủ khôn để biết điều xấu sẽ đến với mình qua đủ các loại kênh nên hắn chạy chọt hết chỗ này, chỗ kia để hòng thoát tội, nhưng Bộ Công an, Ban Chuyên án cương quyết xử lý vụ án này tới nơi tới chốn. Bị từ chối giúp đỡ sinh ra thù ghét, chẳng cần phải ai báo tin, hắn đủ thông minh để nhận biết tình hình và linh cảm mình sẽ bị bắt và xử lý là điều không thể tránh khỏi rồi quyết định bỏ trốn.

Ngày 17-5-2012, biết anh trai mình là Dương Chí Dũng sẽ bị khởi tố để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, Dương Tự Trọng đã liên lạc với Vũ Tiến Sơn và Hoàng Văn Thắng để tìm cách đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Các đối tượng đã thay đổi kế hoạch liên tục, sử dụng sim rác tránh bị theo dõi. Trong thời gian ở nước ngoài Dương Chí Dũng nhiều lần thay đổi chỗ ở và thay đổi sim điện thoại nhằm gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Ngày 22/8/2012, các thành viên chủ chốt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đến dự cuộc họp của Ban này. Trong cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy nã, bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng.

Thủ tướng: "Xử lý tới nơi, tới chốn những kết luận của thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu của tham nhũng, tiêu cực".

Đối với các vụ án tham nhũng, do người phạm tội có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt ở những vụ án lớn như Vinalines, việc phát hiện, điều tra, chứng minh hành vi phạm pháp của các đối tượng rất phức tạp, đòi hỏi cơ quan điều tra vừa phải nỗ lực, tập trung trí tuệ, sức lực, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ làm rõ, vừa phải luôn tỉnh táo, giữ vững phẩm chất trước các cám dỗ rình rập. Trong vụ án này, việc bị can chủ chốt trong vụ án bỏ trốn đã gây khó khăn lớn cho hoạt động điều tra, đồng thời tạo dư luận không tốt.

Với các biện pháp quyết liệt, sự tham gia của nhiều lực lượng trong công an nhân dân dưới sự chỉ đạo rốt ráo của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và sự giúp đỡ của nước bạn, đến ngày 4-9-2012, Dương Chí Dũng bị bắt giữ. Từ lời khai ngay sau đó của Dương Chí Dũng và các chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra đã khám phá ra đường dây tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, và bắt các đối tượng còn lại. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kêu gọi những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.

Sau đó Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng bày tỏ, việc bắt được Dương Chí Dũng là sự cố gắng của các cơ quan chức năng. “Tôi cho rằng đây là một dấu hiệu tích cực trong việc thực thi pháp luật của chúng ta và nhiều người cũng sẽ thấy yên tâm hơn trước sự vận hành của các cơ quan chức năng nói riêng và của hệ thống thực thi pháp luật nói chung của nước ta… Tôi nghĩ rằng, việc bắt ông Dương Chí Dũng và các xử lý tiếp theo của các cơ quan chức năng cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề mà đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã nói”

Không ít ý kiến dư luận tiêu cực, cho rằng có sự can thiệp của người này, người kia, những nghi ngờ ảnh hưởng đến uy tín, vai trò của cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan Công an. Do đó, việc bắt bằng được Dương Chí Dũng vừa là yêu cầu trong công tác điều tra, vừa là yêu cầu chính trị, để giải đáp, gỡ bỏ những dư luận tiêu cực.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã tổ chức các cuộc họp nghiệp vụ và đôn đốc việc truy bắt bị can Dương Chí Dũng với sự tham gia của nhiều lực lượng trong CAND, sự phối hợp của Bộ Quốc phòng, cơ quan chức năng nước bạn. Với sự rốt ráo, quyết liệt và nghiệp vụ sắc bén của cơ quan Công an, Dương Chí Dũng đã sa lưới, thể hiện năng lực và quyết tâm chính trị rất cao.

Động cơ của Dương Chí Dũng

Từ thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, có không ít những lời khai có ý nghĩa quan trọng, đưa ra tình tiết mới, giúp cơ quan tiến hành tố tụng mở rộng làm rõ vụ án. Nhưng cũng rất nhiều lời khai bị can, bị cáo khai báo gian dối vì các động cơ nào đó, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cán bộ lãnh đạo. Và vụ án này không phải là ngoại lệ, cần được điều tra, làm rõ một cách khách quan, thận trọng.

Cuối đường cùng, Dương Chí Dũng tấn công lại lãnh đạo Bộ Công an và Ban chuyên án?

Động cơ nào Dương Chí Dũng lại tấn công ngược nhắm vào Bộ Công an bằng cách lật lại lời khai so với hồ sơ vụ án mà y đã khai trước đó? Thực ra, dù Dương Chí Dũng không khai như vậy thì mọi người cũng đều đã biết thông tin xử lý vụ tham nhũng ở Vinalines đã khá công khai ngay từ đầu.

Có 2 động cơ thúc đẩy Dương Chí Dũng khai báo gian dối

1. Sự thù ghét lãnh đạo Bộ Công an và Ban chuyên án

Vì lãnh đạo Bộ Công an và Ban chuyên án đã vào cuộc quyết liệt, truy lùng hắn gắt gao, không cho ông ta một cơ hội thoát thân, người mà ông ta thù ghét nhất đó chính là Tướng Ngọ và các đồng chí lãnh đạo khác có quyết tâm bắt giữ hắn. Nên Dương Chí Dũng đã khai theo kiểu “trâu bẩn vấy bùn”, tung hỏa mù, hạ uy tín Bộ Công an để trả thù.

2. Việc “ra chiêu” với lời khai chấn động như thế sẽ rất có lợi cho hắn để đánh lạc hướng dư luận, đồng thời nuôi chí lật lại thế cờ, thoát án tử.

Nhưng hắn đã sai lầm.

Vụ án Dương Chí Dũng là “đại án”, số tiền tham ô lớn, thiệt hại gây ra là quá lớn. Không đơn giản chỉ là mười tỷ, mà còn là bị cáo đã cố tình làm trái các quy định của nhà nước gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Hắn đã bất chấp tất cả chỉ để được hưởng lợi.

Dương Chí Dũng vẫn còn một cơ hội để được sống: tình tiết trả lại tiền tham ô là yếu tố “có thể” xem xét giảm án. Với tình hình đấu tranh chống tham nhũng như hiện nay, sự quan tâm của dư luận đến vụ án, những thiệt hại to lớn mà bị cáo Dương Chí Dũng gây ra thì khó mà có thể xem xét giảm nhẹ. Nhưng vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm b, điểm p khoản 1 điều 46 nếu bị cáo bồi thường và “khai báo thành khẩn” thì tòa phúc thẩm tới đây cũng không giảm án, nhưng lại là điều kiện cho Chủ tịch nước với quyền đặc biệt mà luật pháp cho phép để ân giảm án tử hình nếu bị cáo có yêu cầu.

Và đây chính là lý do và là động cơ vì sao Dương Chí Dũng lại tỏ ra khai báo “thành khẩn” đến thế. Câu hỏi đặt ra là ai đã “khuyến khích” cho Dương Chí Dũng khai như thế?

Giá trị pháp lý của lời khai

Không thể chỉ dựa vào một lời khai của Dương Chí Dũng để cho rằng “ông anh” ở một cơ quan tố tụng đã báo tin. Việc này cần được xác minh theo trình tự, kết hợp lời khai với các thông tin khác, xem xét, đối chiếu, thấy phù hợp với các chứng cứ liên quan khác thì lúc đó mới có giá trị chứng cứ. Trong trường hợp lời khai của Dương Chí Dũng được xác minh là không có căn cứ, cơ sở, thì cần xử lý về hành vi khai báo gian dối.

Vụ việc này được Trung tướng Hoàng Kông Tư khẳng định: “Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận”. Tuy nhiên, việc bị cáo khai trước tòa gây sự chú ý rất lớn từ dư luận.

Dương Chí Dũng là ai không còn là điều quan trọng, nhưng rõ ràng ông ta là một cán bộ hư hỏng và có thể là một đối tượng bị lạm dụng để chống phá nhà nước khi nhận nhiệm vụ quan trọng ở Vinalines. Chỉ có ông ta mới biết mình muốn làm gì để đạp đổ cơ đồ của một đất nước, tạo scandal tham nhũng, thực chất là hạ uy tín lãnh đạo của những vị có quyết tâm chống lại hắn. Đôi mắt của Dương Chí Dũng hướng sang trời Đông nhưng thực chất có thể là đầu óc đều ở phương Bắc. Nghi binh là binh pháp. Cù Huy Hà Vũ là mặt nổi từ bên ngoài, Dương Chí Dũng là nội ứng bên trong. Thiển ý đều thấy được cái chủ tâm của họ…Đúng hay sai ta cũng cần thận trọng

Một thông tin đáng chú ý, ông Trần Đình Triển, luật sư của Dương Chí Dũng trong vụ xét xử này đã trả lời rằng chính ông khuyên thân chủ của mình không nói ra vụ việc này trong phiên xử Vinalines mà nói trong phiên xử Dương Tự Trọng. Nếu đây là sự thật thì mục đích của họ là gì ? Phải chăng chính ông Dũng đã biết dù mình bị án tử đi chăng nữa thì đã có ai đó sẽ giúp mình thoát án tử này. Vậy những người đó là ai? Các cơ quan chức năng cần làm rõ.

Vụ việc này đang được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin tràn ngập, trắng đen, phân tích, bình luận đủ kiểu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này, xuyên tạc tình hình, làm cho lòng dân bất ổn. Chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin đang hùa nhau một chiều đó. Phải chăng đây là kế sách của “ai đó” đã tính toán trước bước đi này?

Dư luận đang có lời bàn tán rằng, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng lật lại lời khai tại tòa và hứa có thể kéo dài, giảm nhẹ hình phạt cho y, nhưng tôi tuyệt đối không tin đó là sự thật.

Đỗ Toàn 

(Nguyễn Tấn Dũng)

Không có nhận xét nào: