Pages

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Em gái Nguyễn Viết Dũng: “Bắt giam anh là trái pháp luật”

Huyền Trang
Nguyễn Viết Dũng. Nguồn ảnh: internet
Nguyễn Viết Dũng. Nguồn ảnh: internet
GNsP – “Việc anh tuần hành phản đối chặt cây xanh là đúng, không có gì là sai trái và đây là một việc làm tốt”, Ánh, 20 tuổi – em ruột của Nguyễn Viết Dũng, quả quyết.
“Việc làm của Dũng không có gì là sai trái cả”
Nếu được quyền lựa chọn đi tuần hành bảo vệ cây xanh như anh Nguyễn Viết Dũng thì Ánh sẽ hưởng ứng bởi cô khẳng định đây là việc làm chính đáng.
“Mong muốn anh sẽ trắng án, nếu chính quyền vẫn kết án thì quá vô lý, vì anh em có gây ra tội chi mô, anh em chỉ ngồi uống trà đá thôi mà, thì chính quyền bắt giam anh là trái pháp luật.” Ánh nhận xét.

Mẹ của Nguyễn Viết Dũng là bà Nguyễn Thị Diệu Hồng cũng khẳng định, việc con trai bà đi tuần hành bảo vệ cây xanh yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội ngưng chặt các cây cổ thụ là một việc làm có ý nghĩa. Bà Hồng nói: “Một người nông dân chân lấm tay bùn thì tôi có biết thông tin gì đâu, sau khi Dũng bị bắt được 20 ngày gia đình tôi mới nhận được giấy gửi về cho gia đình thông báo Dũng bị bắt. Nhưng tôi tin việc làm của Dũng không có gì sai trái cả. Đây là việc làm đúng.”
Thân nhân của Nguyễn Viết Dũng cũng cho hay, anh là một người trầm tính, ít nói, thông minh, học giỏi, hay phụ giúp gia đình và hàng xóm. “Đi học chưa có việc làm, tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội thì bị bắt. Bị bắt gần 8 tháng nay rồi.” Bà Hồng cũng cho biết thêm.
Những khoảng cách định tội mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự, cụ thể tội danh “gây rối trật tự công cộng”
Theo thông tin, anh Dũng bị nhà cầm quyền qui kết về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự: “Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng:
  1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
  3. a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm”.”
Cũng như bao tội danh khác, Bộ luật Hình sự đều mở ra khoảng cách định tội mơ hồ, dễ vận dụng, có tội cũng được, mà không cũng được. Cụ thể trong tội “gây rối…” có những “tình tiết” là yếu tố định tội (xác định có tội hay không), hay định khung hình phạt (xác định khung 1 hoặc 2 với các mức hình phạt cụ thể theo khung) như “gây hậu quả nghiêm trọng” hay “gây cản trở giao thông nghiêm trọng”. Vậy thế nào là nghiêm trọng?
Nguyễn Viết Dũng gây ra ảnh hưởng xấu và nghiêm trọng?
Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn “về các tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt” cụ thể cho tội danh “gây rối trật tự công cộng như sau: “5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
  1. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; d. Chết người; đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên; g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên; h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.
5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu)”.
Đã phải “hướng dẫn” Luật, nhưng Nghị quyết này vẫn dành hẳn một “hành lang” rộng rãi ngoài Luật, mơ hồ là: “hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…”. Và giao quyền “tùy tiện” cho các quan Tòa vận dụng: “tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không”. Căn cứ nào và ai có thẩm quyền xác định “ảnh hưởng xấu”. Căn cứ và “thang bậc”nào để “đánh giá mức độ”? Chưa kể “gây cản trở giao thông nghiêm trọng” đòi hỏi hậu quả phải “từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng”, thế nhưng “làm ách tắc giao thông trên diện rộng thì không phân biệt thời gian bao lâu. “Trên diện rộng” là như thế nào? Diện bao nhiêu là rộng?
Bằng chứng nào kết tội Nguyễn Viết Dũng?
Các thông tin Luật sư Võ An Đôn, một trong ba Luật sư tham gia bào chữa cho anh Dũng, nêu trên facebook cá nhân đều không có dẫn chứng (bằng chứng) cụ thể, Luật sư cũng chỉ mới đưa ra các ý kiến liên quan đến các “thủ tục” tố tụng, mà chưa đưa ra các nhận định về nội dung tội danh của anh Dũng. Lẽ vậy, để “rộng đường dư luận”, GNsP đã trực tiếp xin phỏng vấn Luật sư Đôn, nhưng rất tiếc không thể kết nối.
Cũng theo các thông tin về vụ án của Nguyễn Viết Dũng trên trang facebook cá nhân của Ls Võ An Đôn cho hay:
Nguyễn Viết Dũng “biệt danh mạng xã hội là Dũng Phi Hổ, bị bắt giam và khởi tố về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 245 Bộ luật hình sự từ ngày 12/4/2015 đến nay.” Dũng là anh cả trong một gia đình nông dân nghèo thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Anh Dũng “bị bắt sau khi tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội vào sáng ngày 12/4/2015. Ông được miêu tả “Mặc áo thun có in hình quốc huy Việt Nam Cộng Hòa” và đằng sau in dòng chữ tiếng Anh với nghĩa “Dân không sợ chính quyền, chỉ có chính quyền mới sợ dân”.”
Năm học lớp 12, anh Dũng đạt giải nhất cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia. Năm 2004, anh Dũng đậu Đại học Bách Khoa với số điểm 29/30. Năm thứ ba đại học, anh Dũng bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Hoa Lục.
Sau đó, Nguyễn Viết Dũng về nhà làm nông phụ giúp gia đình. Và, “tự tay làm lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên nóc nhà vào ngày 30/4/2014” đã “làm náo động của một vùng quê” và “lực lượng an ninh đến bao vây phong tỏa nhiều ngày liền”.
“Ngày 02/4/2015 Nguyễn Viết Dũng thành lập Đảng Cộng Hòa và Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hướng đến giá trị nhân bản, yêu nước, thương nòi…”
Sáng ngày 12/4/2015, nhóm của Dũng gồm 5 người cùng với đoàn người ở Hà Nội đi tuần hành bảo vệ cây xanh quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau đó, anh Dũng và một số người bạn bị bắt khi đang uống nước.
Hướng về phiên tòa Nguyễn Viết Dũng
Nghệ sĩ Kim Chi, từ Hà Nội, kêu gọi cộng đồng quan tâm và ủng hộ lời kêu gọi dự khán của gia đình Nguyễn Viết Dũng. Bà Kim Chi cho biết: “Kính thưa các bạn là những người nặng lòng với đất nước! Sáng mai vào lúc 8 giờ toà án nhân dân Hà Nội sẽ đưa chàng trai yêu nước Nguyễn Việt Dũng ra xử tội “phá rối trật tự”. Thực chất đó là việc khủng bố tinh thần những người yêu nước, dám tỏ bày chính kiến. Dũng và gia đình của Dũng cũng như các Ls bảo vệ Dũng rất cần sự có mặt của những người yêu công lý. Mong mọi người bớt chút thời gian đến tiếp thêm sức mạnh cho nạn nhân chế độ độc tài.”
Cựu TNLT Nguyễn Văn Trội, sống ở Hà Nội, ủng hộ: “Ngày mai Dũng Phi Hổ ra trước vành móng ngựa của chế độ cộng sản, tôi cũng đã từng đứng trước đó nên thấu hiểu tâm trạng của em! Anh tin là em sẽ chiến thắng sự sợ hãi mà hầu hết nhiều người rất lo sợ trước khi tuyên án. Dù đó là án oan 100%, nhưng giới tù nhân cho rằng, án của em chỉ là án “mắc màn” chưa quen đã về. Vì thế không có gì là sợ cả. Anh tin em sẽ chiến thắng chính mình trước và chiến thắng trước sự thật và công lý. Cá nhân tôi phản đối quyết liệt phiên toà bất công này, em vô tội. Mong mọi người quan tâm đến em ! Sự thật và công lý rồi sẽ chiến thắng.”

Không có nhận xét nào: