Ninh Hiệp ở Gia Lâm, Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên nổ ra phong trào học sinh biểu tình phản đối chính sách nhà nước.
Đã hơn một năm nay, người dân, tiểu thương ở xã Ninh Hiệp chống đối chính quyền xã Ninh Hiệp và huyện Gia Lâm lấy đất xây dựng Trung tâm thương mại ngay gần chợ Ninh Hiệp, trên diện tích bãi đỗ xe của chợ.
Bà con cho rằng, tại khu vực này đã có hai Trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động nhưng thường xuyên vắng khách. Nếu xây dựng thêm Trung tâm thương mại mới để đưa bà con vào kinh doanh tại đây, bà con sẽ chịu chi phí thuê chỗ cao mà lại khó kinh doanh.
Trong khi đó, ông Trần Xuân Hà - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lại bao biện rằng việc xây Trung tâm thương mại xã Ninh Hiệp được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Trên mặt công luận về về vụ việc Ninh Hiệp, một số tờ báo đã phản ánh khách quan như Dân trí, Lao động, vnexpress, phunutoday, Tin tức....
Tuy nhiên, sau sự việc học sinh tràn vào chiếm trụ sở ủy ban ngày 22/12/2015, báo Thanh niên đã cho đăng bài “Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại” ký tên “cụm tác giả" Tuệ Nguyễn - Anh Đan - Hải Long
Bài báo đưa tin: Ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND H.Gia Lâm cho biết: “Có nhận được thông tin mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại được các đối tượng lôi kéo xúi giục cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000 - 300.000 đồng/ngày”.
Bài viết trên Thanh Niên lập tức gây bức xúc và phản ứng lớn trong dư luận.
Nguyễn Thiện Nhân, Hội Nhà báo độc lập Việt nam bức xúc viết trên trang facebook của anh rằng:
“Sự đốn mạt của báo chí độc quyền nhà nước
Tờ Báo thanh Niên đăng bài "Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại"
Tờ báo này căn cứ vào lời của một quan chức huyện Gia Lâm, viết trong nội dung bài: "Đại diện huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết, mỗi học sinh tham gia phản đối xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp được cho tiền từ 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, thậm chí cả vài ba trăm nghìn đồng mỗi ngày."
Miệng quan trôn trẻ. Các tờ báo do nhà nước độc quyền truyền thông lại căn cứ vào lời quan chức mà không đến nơi tìm hiểu, xác minh sự việc.
Những bài báo kiểu như thế này đang làm "nhiệm vụ chính trị" để bảo vệ chế độ vốn đã thối nát, bất chấp đạo đức nghề nghiệp.
Hiện nay toàn bộ báo đài đều là của nhà nước, chịu sự kiểm duyệt của chính quyền, có một "bàn tay thối" nào đó khống chế và chỉ đạo những tờ báo, rất có thể là "Ban tuyên giáo".
Chúng ta cần đấu tranh cho tự do báo chí, phải có báo tư nhân thì xã hội mới phát triển được”.
Như vậy, năm 2015 đã ghi nhận hàng loạt phong trào xã hội phản đối chính sách nhà nước như phong trào chống chặt hạ cây xanh ở Hà Nội, phong trào chống lấn sông Đồng Nai, phong trào đình công của công nhân về chính sách nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, phong trào giáo dân Đông Yên chống cưỡng chế ở Nghệ An…, và nay là phong trào học sinh chống xây trung tâm thương mại.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét