Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Chính quyền Khánh Hòa công khai chống lệnh của Thủ tướng Dũng: Ai ‘chống lưng’?

Khi chỉ còn khoảng một tháng nữa là diễn ra đại hội 12 của đảng cầm quyền, một hiện tượng hiếm hoi vừa xảy ra, khi giới lãnh đạo chính quyền tỉnh Khánh Hòa công khai đi ngược lại chỉ đạo của nhân vật được coi là quyền lực – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Lê Thanh Quang – “nguyên thủ”Khánh Hòa. Hình Internet
Bí thư Tỉnh ủy kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa - ông Lê Thanh Quang – vừa công khai trả lời báo giới về “Ban thường vụ Tỉnh ủy vừa thống nhất vẫn tiếp tục chuẩn bị đầu tư xây dựng khu trung tâm hành chính mới của tỉnh”.
Trước đó vào giữa tháng 11-2015, trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, Thủ tướng Dũng đã phải yêu cầu tạm dừng xây dựng các khu trung tâm hành chính tập trung.
Trước đó nữa, vào tháng 10-2015, Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa đã công bố lấy ý kiến quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa tại xã Vĩnh Thái với tổng mức đầu tư toàn dự án là 4,280 tỉ đồng, trong đó khu trung tâm hành chính hình tổ yến là 2,787 tỉ đồng.
Trong khi đó, lại có thông tin trên trang Danlambao cho biết vào tháng 10 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận cho Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn FLC đầu tư xây dựng Khu đô thị hành chính mới. Toàn bộ kinh phí 8,322 tỷ đồng do 2 tập đoàn này bỏ vốn đầu tư. Đổi lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giao cho 2 tập đoàn này toàn bộ khu đất vàng tại Sân bay Nha Trang dọc theo đường Trần Phú, con đường giáp mặt biển đẹp nhất nước Việt Nam.
Cũng theo thông tin trên, phía chính phủ đã yêu cầu Khánh Hòa phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng. Nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa lại không tổ chức đầu thầu dự án, cũng không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, mà tự ý chỉ định thầu cho hai nhà thầu là Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn FLC.
Kết quả đến nay là mặc dù cả hai nhà thầu này chưa hề triển khai thực hiện bất cứ một hạng mục công trình nào của dự án, nhưng Tập đoàn Phúc Sơn vẫn được giao 240 ha đất Sân bay Nha Trang và khu vực mặt biển dọc theo đường Trần Phú. Tập đoàn này đã phân lô bán nền. đã bán trên 400 lô đất, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng…
Hiển nhiên thời mạt vận đang được chứng quả bằng hành động vơ vét cú chót của giới quan chức.
Nhưng một câu hỏi đặt ra là nếu thông tin về hai tập đoàn trên là đúng, ai đã “chống lưng” cho hai tập đoàn này?
Hiện tượng chính quyền Khánh Hòa “vượt mặt” chính Thủ tướng Dũng cũng đặt thêm một dấu hỏi về vị thế chính trị của Thủ tướng Dũng hiện nay là ra sao. Nó phản ánh tình trạng hỗn quân hỗn quan trong hệ thống chính quyền CSVN hiện thời. Một xu hướng “cát cứ địa phương” rất có thể tràn lan trong những năm tới. 
Lê Dung / SBTN

1 nhận xét:

Hồng Hà nói...

Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức đầu tư BT, không sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện dự án Khu đô thị hành chính tỉnh Khánh Hòa. Thưa nhà viết báo đáng kính, cái tình trạng hỗn loạn ấy ở đâu ra và cát cứ là cái gì mà bạn trẻ nói hùng hổ như vậy.