Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Báo động đỏ: Ô nhiễm ở Đông Á

Trong lúc dân cư ở Bắc Kinh đang hứng chịu cảnh khói mù vì ô nhiễm từ chất thải nhiệt điện, các nước Đông Á cũng đối diện ô nhiễm ở nhiều thành phố.

Hong Kong

Image copyrightepa
Hong Kong ở xa Bắc Kinh nhưng khi mùa đông đến, thành phố cũng có thể chìm trong khói mù vì gió đông bắc mang bụi từ đại lục. Chính phủ Hong Kong nói đang hợp tác với chính quyền đại lục để đối phó vấn đề.
Hong Kong đã yêu cầu các xe thương mại, như xe buýt và xe tải, phải cài đặt thiết bị ngăn xả khói. Taxi đang dùng nhiên liệu khí hóa lỏng LPG, được cho là sạch hơn. Hong Kong cũng đi đầu trong việc mua xe động cơ xăng-điện, hay xe điện. Xe máy nay bắt buộc phải tắt máy khi đứng chờ.

Image copyrightAFP
Nhưng những nhà vận động nói rằng vậy còn chưa đủ. Theo họ, Hong Kong vẫn chưa theo dõi mật độ hạt PM2,5 - loại hạt ô nhiễm nguy hiểm nhất. Trong khi đó, Trung Quốc đại lục đã báo cáo chất gây ô nhiễm trong không khí PM2.5 từ 2012.

Hà Nội

Việt Nam đã xuất hiện ô nhiễm môi trường không khí ở đô thị do các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, tuy nhiên do giám sát 'chưa chặt chẽ' nên chưa thể kết luận ở mức báo độ như thế nào, theo một nhà khoa học từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
Image copyrightAFP
Khi được hỏi liệu môi trường khí ở các đô thị của Việt Nam, trong đó có Hà Nội, hay TP. Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, có ở mức báo động hay chưa, PGS. TS. Nguyễn Thị Huệ, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường thuộc VAST nói.
“Do khả năng giám sát của mình (Việt Nam) chưa chặt chẽ cho nên cũng chưa thể kết luận rằng là môi trường không khí của Việt Nam ở mức báo động đến như thế nào.
“Thế nhưng thực chất do quá trình đô thị hóa của chúng ta quá nhanh và khả năng phát thải từ do phương tiện giao thông hoặc do hoạt động sản xuất của chúng ta mà chưa được quản l‎y’ chặt chẽ, chúng ta chưa ra được những chế tài để có thể xử phạt những doanh nghiệp mà có khả năng phát thải những khí thải ra môi trường.
"Cho nên là chúng ta cần phải siết chặt những tiêu chuẩn mà xả thải, để chúng ta có thể đưa ra được các chế tài xử phạt và chúng ta có thể có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm một cách tốt nhất.”
Image copyrightAFP
Nhà nghiên cứu môi trường cho biết thêm về ô nhiễm không khí ở đô thị Việt Nam.
Bà nói: "Theo quan điểm riêng của tôi môi trường không khí ở Việt Nam cũng bắt đầu có sự ô nhiễm bởi vì sự gia tăng của đô thị hóa, cũng như quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.
"Cho nên chúng ta đánh giá toàn diện về môi trường không khí thì bản thân chúng ta (Việt Nam) cũng thấy là các chỉ tiêu về bụi cũng như là một số các khí thải từ hoạt động của giao thông hoặc là sản xuất của các khu cụm công nghiệp cũng phát thải rất nhiều khí độc, kể cả những bụi kim loại như bụi chì, hay là các hơi acid hay là các dạng dung môi hữu cơ."
Khi được hỏi liệu tại Việt Nam, các thông tin đo đạc, quan trắc ô nhiễm môi trường khí đô thị có được truyền thông tới công chúng hay không và ra sao, nhà khoa học nữ đáp:
“Có, thí dụ như ở Việt Nam, ngay Hà Nội chúng ta có một trạm quan trắc tự động có thể báo cho từng giờ khả năng phát thải các loại khí thí dụ như khí CO2, hay là NOx chẳng hạn, hoặc là bụi, bụi kim loại v.v…, thì chúng ta (Việt Nam) vẫn có số liệu ngay tức thì.”
Về các công nghệ, tiêu chuẩn sử dụng trong quan trắc, xử l‎ý ô nhiễm môi trường khí đô thị, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết:
“Thực ra Việt Nam đã có các quy chuẩn, gọi là Quy chuẩn Việt Nam, đối với việc giám sát khí thải công nghiệp hoặc các bụi thải hoặc là các dạng khí lò đốt, thì chúng ta (VN) đã có rồi và cũng đã ngày càng update (cập nhật) theo các thông tin và cũng đã siết chặt các tiêu chuẩn rồi.
“Tuy nhiên tôi thấy rằng để làm toàn diện hơn nữa, chúng ta cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chẳng hạn như các nước phát triển với lại việc hỗ trợ các công cụ, chẳng hạn để chúng ta có thể quan trắc, giám sát một cách chặt chẽ hơn về khả năng biến đổi, về chất lượng của môi trường không khí."

Jakarta

Tại thủ đô của Indonesia, người đi làm phải tự vệ bằng khẩu trang hoặc che mũi khi sang đường.
Image copyrightGetty
Thống kê của cơ quan môi trường cho hay 70% ô nhiễm không khí là do xe máy.
Jakarta là thành phố lớn nhất thế giới không có tàu điện ngầm, trong khi giới trung lưu lại thích mua ô tô. Chính phủ hiện đang xây đường tàu điện ngầm nhờ vốn của Nhật, hứa hẹn sẽ xong trong ba năm nữa.
Nghiên cứu của Đại học Indonesia cho thấy gần 60% bệnh tật của dân cư Jakarta là vì ô nhiễm.

Bangkok

Image copyrightBBC Thai
Ô nhiễm là vấn đề nghiêm trọng ở Bangkok, nổi tiếng vì nạn kẹt xe. Tuy vậy, dường như tình hình đang cải thiện.
Mới đây, thống đốc Bangkok đăng trên Facebook tin nói chất lượng không khí Bangkok nay tốt hơn London và Tokyo, theo báo cáo của Airport Parking and Hotels Company, đặt ở Anh.
Image copyrightBBC Thai
Theo World Bank, Bangkok nay đã áp dụng tiêu chuẩn xả khí thải cao hơn, giảm xe lam ô nhiễm trên phố.
Tuy vậy, dân cư Bangkok vẫn thích đi xe ô tô hơn xe buýt. Nay có tới 8 triệu xe ô tô ở Bangkok.

Không có nhận xét nào: