Pages

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đòi hỏi chính quyền phải công bố thủ phạm bắn giết ngư dân

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam - vừa ra tuyên bố đòi hỏi chính quyền phải công bố thủ phạm bắn giết ngư dân Trương Đình Bảy vào ngày 28/11/2015, tuyệt đối không để vụ việc này bị ém nhẹm dù ở cấp địa phương hay trung ương.
Đoàn người tiễn đưa ngư dân xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại thời điểm của Tuyên bố này, gần 2 tuần sau cái chết trên, các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn nín lặng đến mức không công bố được bất kỳ manh mối nào về kẻ thủ ác.

Cái chết đầy oan khuất ấy đang có nguy cơ bị “chìm xuồng”. Khi nước mắt người thân và ngư dân phải nuốt ngược vào lòng, lại một lần nữa hải quân và cảnh sát biển Việt Nam như buông xuôi tất cả.
Nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về “tàu lạ’’, hẳn tuyệt đại đa số những người không nhắm mắt với dân tộc sẽ mặc định cái tên Trung Cộng.
Cách đây ít ngày, chính quyền Đà Nẵng đã phát hiện ra bằng chứng đầu tiên: “tàu lạ” bắn giết ngư dân Việt treo cờ Trung cộng.
Bản tuyên bố của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam nhận định: Thất bại trong ý đồ củng cố phái “thân Trung” ở Việt Nam sau chuyến đến Hà Nội đầu tháng 11/2015, Tập Cận Bình và Bắc Kinh đang nhanh chóng quay lại chiến thuật gây hấn và giết người. Với thi hài mới nhất mang tên Trương Đình Bảy, lại thêm một nỗi ô nhục không thể diễn tả dành cho những lãnh đạo “ôm hôn thắm thiết đồng chí Tập Cận Bình”.
Cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy cũng có thể bồi tiếp một lời tố cáo đẫm máu đối với những kẻ đã ra lệnh cho các lực lượng công an và thanh niên xung phong đánh đập, đàn áp dã man các công dân biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Sài Gòn.
Sau 4 năm, kể từ ngày tàu Trung Cộng cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam, và sau quá nhiều lần ngư dân Việt Nam bị những người “đồng chí tốt” bức hại, sự thể đến nay đã lộ hình. Một quân chủng luôn cổ vũ ngư dân “bám biển” như hải quân hay cảnh sát biển CSVN, lại luôn “bám bờ” như một tư thế phủ phục nhất. Còn một “Quảng Trị anh hùng” lại đã làm nên công trạng bảo vệ ngư dân bằng hành vi tuần tra biển khống để rút ruột ngân sách hàng tỷ đồng.
Trong lúc đó, giới công an CSVNđã như quên hẳn liêm sỉ và đạo lý cuối cùng để thẳng tay tấn công những đồng bào không chịu khuất phục trước Trung Cộng.
Giờ đây, cứ mỗi 24 giờ người thân bị Trung Cộng tấn công và giết chóc, nỗi đau đớn của các gia đình ngư dân nghèo bị xâm hại cùng hàng triệu trái tim người Việt lại nhân lên gấp đôi. Ánh mắt thất thần hướng biển trong những dự cảm bị cướp bóc, tra tấn và bắn giết của những ngư dân từng được nhà nước khuyến khích bám biển; cùng sự thất vọng cùng cực về thái độ không thể mô tả khác hơn là ô nhục của những người vẫn tuyên bố về “tình hữu nghị viển vông” hay “không để mất chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Nhưng sau Hội nghị Thành đô năm 1990, với mất mát quá lớn của Việt Nam trước Trung Cộng, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc không thể là đầu môi chót lưỡi. Nó phải được hiểu một cách thống thiết vào lúc mỗi công dân phải chịu cảnh nhược tiểu hèn kém và hổ nhục từ ngày giàn khoan HD 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội - một cái gai nhức nhối cứ mỗi ngày lại đâm chọc sâu hơn vào 90 triệu cặp mắt người dân Việt.
Song bất chấp nước mắt chảy ngược của đồng bào, tuyệt đại đa số các cơ quan quản lý, tổ chức chính trị và các hội đoàn nhà nước vẫn chìm trong cơn á khẩu khó phương chữa trị. Còn tất cả những gì cho tới nay mà chính quyền Việt Nam hé môi vẫn chỉ là bộ mặt thản nhiên kêu gọi “sẽ bảo vệ ngư dân mưu sinh”, mà không có nổi một lời lên án Bắc Kinh tấn công và bắn giết đồng bào mình.
Chính quyền CSVN vẫn không có nổi một nghị quyết, dù chỉ là ám chỉ về mối “xung đột Biển Đông” sau các hội nghị trung ương và các kỳ họp quốc hội năm ngoái và năm nay. Cũng chưa từng biểu hiện manh mối nào để chứng tỏ cho 90 triệu đồng bào là “sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế” như dân tộc Philippines đã dũng cảm hành động.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cũng đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải thực thi ngay kế hoạch bảo vệ ngư dân trước sức ép đe dọa tấn công ngày càng lồng lộn và lộ liễu của các tàu Trung Quốc.
Lê Dung / SBTN

Không có nhận xét nào: