Pages

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội được thông qua

Đầu buổi làm việc sáng 20/11/2015 (giờ Hà Nội), Quốc hội CSVN đã biểu quyết thông qua Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, với 83,2% tổng số đại biểu có mặt tán thành.
Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội và các bộ phận trực thuộc; Hội đồng nhân dân các loại…
Ngoài việc biểu quyết toàn văn dự luật, Quốc hội CSVN còn biểu quyết thông qua ba vấn đề riêng về các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, quy định việc giải trình của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, và về các hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong dự luật này với tỷ lệ trên 83%.

Trên thực tế, các hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân không hiệu quả và chỉ mang tính hình thức. Các vị đại biểu làm công việc gần giống nhân viên đưa thư. Họ nhận và chuyển kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của người dân đến cơ quan hành chính. Còn cơ quan hành chính giải quyết ra sao thì báo lại cho đại biểu biết, chứ không thể can thiệp gì sâu hơn.
Gần nhất là 2.5 ngày chất vấn của đại biểu quốc hội với 16 bộ trưởng và thủ tướng – một trong các hoạt động thực hiện quyền giám sát của Quốc hội. Các bộ trưởng đã khiến cả nghị trường “cười ra nước mắt”, nghiêng ngả vì những phát biểu ngô nghê, vô trách nhiệm. Ví dụ như câu: “Chúng tôi xin nhận trách nhiệm, trách nhiệm này xin được để lại cho nhiệm kỳ sau…!” của ông Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Việt Nam chưa cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm các quan chức hành chính vô trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, mọi quy định về giám sát cũng chỉ là vô nghĩa.
Nhật Nam / SBTN

Không có nhận xét nào: