Pages

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

TS. Nguyễn Quang A - 'Cảnh sát tư tưởng tác hại bội lần'


Việt Nam vẫn còn ở trong một chế độ toàn trị với một 'nhà nước cảnh sát', mà trong đó 'cảnh sát tư tưởng' có thể gây ra 'tác hại' gấp 'bội lần' so với 'cảnh sát thông thường' cho xã hội Việt Nam, theo một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 29/11/2015, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể) bình luận về các hiện tượng mà ông gọi là 'nhà nước cảnh sát' hóa này.

Ông nói: "Đất nước này (Việt Nam) ở trong một chế độ toàn trị và nó thực sự là một nhà nước cảnh 
sát. Nhà nước cảnh sát ấy có hai ý nghĩa, hay là có hai ý.

"Một ý là cảnh sát như là ông Chủ tịch Hà Nội sắp tới, tức là từ ông cảnh sát thực thụ sang làm chính quyền, nhưng có một loại cảnh sát nữa gọi là 'cảnh sát tư tưởng'.

'Tác hại gấp bội'
Cảnh sát tư tưởng này tôi nghĩ rằng còn tác hại gấp bội lần cảnh sát thường, bởi vì cảnh sát thường chí ít làm được một dịch vụ có thể chưa tốt lắm như là giữ trật tự cho mọi người dân. Nhưng còn cảnh sát tư tưởng thì thực sự hủy hoại đầu óc của con người - TS. Nguyễn Quang A
Và nhà quan sát nói thêm: "Thì cảnh sát tư tưởng này tôi nghĩ rằng còn tác hại gấp bội lần cảnh sát thường, bởi vì cảnh sát thường chí ít làm được một dịch vụ có thể chưa tốt lắm như là giữ trật tự cho mọi người dân."

"Nhưng còn cảnh sát tư tưởng thì thực sự hủy hoại đầu óc của con người. Và nếu chúng ta nhìn vào lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản này (ĐCSVN), thí dụ như ở trong Bộ Chính trị chẳng hạn,

"Nếu mà chúng ta đếm được những ai làm trong lĩnh vực cảnh sát tư tưởng, hay đã từng làm trong lĩnh vực cảnh sát tư tưởng, và những ai đã từng làm trong lĩnh vực cảnh sát bình thường hay là đương làm trong cảnh sát bình thường,

"Thì trước khi có việc bổ sung ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thì một nửa là cánh sát như thế, theo nghĩa rộng như tôi nói," ông Nguyễn Quang A nói với BBC.

TS. Nguyễn Quang A

Trong cuộc trao đổi với BBC, TS. Quang A cũng bình luận về ý nghĩa của các quá trình, diễn biến mà ông gọi là bộc lộ 'điểm yếu' đằng sau các khuynh hướng 'nhà nước cảnh sát' và trẻ hóa 'cấp tập' theo lối 'con ông cháu tra' và những tác động của các khuynh hướng này tới tính chính danh của chế độ và Đảng, cũng như những hệ lụy tới quá trình dân chủ hóa và xã hội dân sự ở Việt Nam.

(BBC)

Không có nhận xét nào: