Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Bộ máy hành pháp và tư pháp của Việt Nam thật khốn nạn


image07
DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT VÀ NHỮNG BẠN CÒN BĂN KHOĂN “XỬ NHƯ THẾ CÓ ĐÚNG KHÔNG”
Hôm nay, 24/11/2015, TAND huyện Thạnh Hóa (Long An) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây thương tích”, do hành vi “dùng ca đựng axit tạt vào ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng Công an xã Thạnh An”.

Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền đã đến dự phiên tòa để thực hiện quyền giám sát quá trình xét xử, nhưng không được cho vào mà chỉ “được” đứng ngoài nghe xử qua loa và “được” công an chụp ảnh, quay phim kỹ lưỡng.
Nạn nhân Nguyễn Văn Thuỷ trước toà. Ảnh báo Long An.
Bản án 4 năm 6 tháng tù dành cho Tuấn bị cả luật sư lẫn các nhà hoạt động nhân quyền cho là quá nặng đối với trẻ vị thành niên (Tuấn mới 15 tuổi), và đông đảo những người quan tâm, theo dõi qua mạng Facebook đều phản đối.
Có thể có bạn còn băn khoăn: Tại sao phải bảo vệ, bênh vực một đứa trẻ đã cả gan tạt axit vào người khác? Mới 15 tuổi nó đã có xu hướng bạo lực như thế, lớn lên nó còn tới mức nào?
Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy dựa vào những tiêu chuẩn phổ quát của thế giới về nhân quyền, cụ thể là quyền trẻ em. Lưu ý rằng Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới ký kết, phê chuẩn Công ước Quyền Trẻ em vào năm 1990. (Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề “quyền giám sát phiên tòa” và “quyền được xét xử công bằng”, “thế nào là vi phạm trong tố tụng” trong những bài khác).
* * *
Theo những chuẩn mực nhân quyền quốc tế về quyền trẻ em:
– Nhà nước có nghĩa vụ cải thiện các biện pháp đối xử với trẻ em có xung đột với pháp luật, mà không phải sử dụng đến tố tụng.
– Bất cứ khi nào thích hợp, nhà nước phải ưu tiên các giải pháp thay thế cho việc truy tố hình sự, đi kèm với những cơ chế phù hợp để bảo vệ lợi ích của trẻ em.
– Pháp luật hình sự phải nhấn mạnh vào lợi ích của người vị thành niên và phải bảo đảm rằng, bất kỳ phản ứng nào đối với tội phạm vị thành niên cũng luôn luôn phải cân xứng với hoàn cảnh của người phạm tội và tình huống xảy ra hành vi phạm tội.
– Quyền của mọi trẻ em khi bị cáo buộc vi phạm hình sự là đều được đối xử theo hướng khuyến khích đứa trẻ cảm nhận về nhân phẩm và giá trị, có tính đến yếu tố tuổi của đứa trẻ, mong muốn thúc đẩy sự tái hòa nhập của đứa trẻ, và mặc định rằng đứa trẻ sẽ đóng góp vai trò xây dựng xã hội.
– Hệ thống pháp luật vị thành niên phải ủng hộ quyền và sự an toàn, cũng như thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tinh thần của vị thành niên, có tính đến mong muốn cải tạo đứa trẻ.
– Các chính sách đều phải xét đến một thực tế, là “hành vi hoặc cách ứng xử của tuổi trẻ không phù hợp với quy chuẩn chung và các giá trị của xã hội thường là một phần của quá trình trưởng thành và có xu hướng tự động biến mất ở hầu hết các cá nhân trong giai đoạn chuyển thành người lớn”.
* * *
Đối chiếu với những điều ấy, bạn sẽ thấy công an, tòa án, tóm lại là bộ máy hành pháp và tư pháp của Việt Nam, thật khốn nạn.
Họ khốn nạn vì họ nhanh nhảu ký kết các loại công ước quốc tế rồi họ thản nhiên nhổ toẹt vào nó, đã đành.
Họ khốn nạn còn vì với những bản án như cái án 4 năm rưỡi tù dành cho Nguyễn Mai Trung Tuấn, họ tiếp tục nuôi dưỡng bất công và thù hận.
Có đứa trẻ nào vào tù mà khi ra lại được “cải tạo”, “tái hòa nhập” với xã hội, trở thành công dân tốt không? Với hệ thống nhà tù Việt Nam, điều đó là bất khả.
Đừng quên rằng cả nhà Tuấn cũng đã bị bắt hết và đang ngồi tù, chỉ còn em gái 13 tuổi, Thảo Vy, là “tự do”. Ai sẽ thăm nuôi Tuấn? Ai sẽ lao động để trả số tiền hơn 40 triệu đồng mà gia đình Tuấn bị buộc phải nộp? Ai sẽ bảo vệ đứa em gái nhỏ của Tuấn bên ngoài nhà tù?
“Ở ngoài, chúng chưa đến nỗi hư lắm đâu, nhưng khi vào tù rồi, lại là thứ tù không biết ngày về, chúng không còn trông đợi ở cái gì nữa, chúng hư thật lực, hư cho bõ, đứa nọ truyền cái hư cho đứa kia, càng hư thêm. Nhà tù là một trường đại học đào tạo những công dân mất dạy” (Vũ Thư Hiên).
[*] Tựa đề do Dân Luận đặt.

Không có nhận xét nào: