Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Bản án Nguyễn Mai Trung Tuấn: Đạo trời ở đâu, công lý ở đâu?


images
Lã Yên – Người ta vẫn thường nói: Tư pháp là thành trì bảo vệ tự do, tức là bảo vệ con người với những quyền của họ; chính xác hơn, tư pháp – tòa án chính là thành trì để bảo vệ công lý. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã nói: “Tòa án phải đem lại công lý cho mọi người, không phải quan thì nhẹ tay còn dân thì lại làm triệt để. Tòa án phải là nơi mang lại công lý cho mọi người, cho bất cứ thành phần nào. Tòa án không xử oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm, không phụ thuộc vào anh Hai, anh Ba, anh Tư nào hết”.

Nếu tòa án ở Việt Nam xử được như lời ngài Chủ tịch nước nói thì công lý đã được thực thi, quyền con người được bảo vệ. Đất nước đã không có có nhiều án oan, dân oan đến vậy.
Một cô gái lãnh 9 tháng tù chỉ vì bốn cái tát vào mặt Công an, một Công an chỉ bị kiểm điểm khi đánh một Công nhân nhập viện. Trung tá Công an đánh chết Dân lãnh 4 năm tù (vụ Trung tá Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trần Xuân Tùng ở Hà Nội), một thiếu niên 15 tuổi gây thương tích cho một Trung tá Công an 35% (kết quả giám định bị nghi ngờ không đúng) bị phạt 4 năm 6 tháng tù. Mạng Dân, mạng Quan giá trị khác nhau hay sao mà xử vậy? Không lẽ pháp luật được đặt ra chỉ là để bảo vệ những người thực thi công vụ, còn dân thì xử bằng luật rừng?
Hơn 2h sáng tôi không tài nào ngủ được khi trong đầu cứ suy nghĩ mãi về bản án của em Nguyễn Mai Trung Tuấn. Vẫn biết trước người ta đã định sẵn cho em một mức án, việc đưa ra tòa xử chỉ là để diễn nốt vở kịch nhằm che mắt thiên hạ, nhưng tôi vẫn bị sốc. Không ngờ họ lại dùng các mưu hèn, kế bẩn để ngăn cản mọi người tới dự phiên tòa. Chính quyền sợ điều gì mà không dám xử công khai ?, đóng kín cửa rồi dùng hai cái loa phát oang oang. Một phiên tòa xử án mà như một cuộc đấu tố, người bị buộc tội không được tự biện hộ, lời tranh luận của luật sư bào chữa bị gạt bỏ. Thử hỏi ở thời đại văn minh này có nước nào xử án kiểu vậy không? Có chăng chỉ ở Triều Tiên và Trung Quốc mà thôi.
Có nhất thiết phải tìm mọi cách để buộc tội cho bằng được một đứa trẻ, để rồi hủy hoại tương lai của một con người. Sự việc của ngày hôm nay bắt nguồi từ nguyên nhân sâu xa là sự cưỡng đọat đất bất công. Cái sai đầu tiên thuộc về chính quyền sao lại tìm mọi cách để đổ lên đầu Dân đen? Đạo trời ở đâu, công lý ở đâu?
Công an lập tội, Viện kiểm sát buộc tội, Tòa án khẳng định tội. Sự kết hợp hoàn hảo bộ ba này dưới sự chỉ đạo của Đảng đã đứng trên pháp luật, coi thường dư luận, bất chấp công ước quốc tế về quyền trẻ em. Một bản án dành cho một đứa trẻ nhưng lại mang đầy màu sắc chính trị. Nhằm mục đích gì? răn đe chăng?
Truyền thông trong nước cũng im lặng đến đáng sợ, các trang báo lề phải chỉ đưa thông tin kết quả xét xử vụ án. Để điều chỉnh dư luận, chính quyền đã bưng biết, đưa thông tin sai lệch để người dân cả nước hiểu sai về bản chất vụ việc. Nhưng đây không phải là cách làm không ngoan, nó càng làm lộ rỏ hơn về bản chất của một chế độ độc tài.
Trên một số trang mạng xã hội bọn dư luận viên đưa ra luận điệu nhằm định hướng dưa luận. Rằng, Tuấn là nạn nhân của bọn dân chủ, chúng lợi dụng em để phục vụ cho mục đích đen tối. Rằng, gia đình Tuấn ý thức về pháp luật còn thấp để kẻ xấu lợi dụng kích động. Rằng, pháp luật Việt Nam luôn tuân theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, giàu tính nhân văn, nhân đạo, luôn xử đúng người đúng tội… Và còn khôi hài hơn nữa khi một số kẻ còn cho nghi ngờ, một cậu bé 15 tuổi nếu không có sự dẫn dắt của người lớn thì không thể trả lời trơn tru như vậy trước tòa.
Khi công lý chỉ là một anh hề đang còn mải mê đóng hài thì đất nước còn nhiều án oan. Chúng ta không thể thay đổi một xã hội bằng sự chờ đợi, công lý không phải là chờ người ta ban phát mà phải đòi hỏi, đấu tranh. Biết là con đường đấu tranh sẽ rất khó khăn, nhưng chân lý không thuộc về số đông hay kẻ mạnh, mà nó luôn thuộc về lẽ phải.

Không có nhận xét nào: