Pages

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

VNTB - Việt Nam sẵn sàng gây bất ổn tâm lý cho Trung Quốc trong trường hợp Biển Đông nóng lên?

Thạch Lam Trần (VNTB) Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là ngăn chặn người hàng xóm phương bắc trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang gia tăng căng thẳng, một sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cho biêt, theo Reuters.

Chiến lược của Việt Nam đã vượt qua kế hoạch dự phòng. Đơn vị chủ chốt luôn trong tinh thần "sẵn sàng chiến đấu cao độ" - một tư thế cảnh giác để chống lại một cuộc tấn công bất ngờ, ngay c ở Sư đoàn thiện chiến 308 –vốn đang đóng quân tại vùng núi phía Bắc.

Sư đoàn 308 trong cuộc diễn tập quân sự
Trung – Việt từng đụng độ đẫm máu vào năm 1979. Và điểm nóng tiềm năng lần này là ở Biển Đông, nơi mà cả hai tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

"Chúng tôi không muốn có một cuộc xung đột với Trung Quốc và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao", một quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam giấu tên, nói với Reuters. "Nhưng chúng tôi biết mình phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất."

Hà Nội – tiếp tục tăng cường sức mạnh hải quân với việc mua sáu tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến từ Nga.

Trong những tháng gần đây, tàu ngầm lớp Kilo đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và nước ngoài xác nhận.

Sư đoàn 308

Về mặt quân sự, những căng thẳng đang hiện diện tại trụ sở của Sư đoàn 308
phía Tây bắc Việt Nam, đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Việt Nam, nơi các sĩ quan cấp cao đề cập nhiều lần cụm từ "sẵn sàng chiến đấu".

Cụm từ xuất hiện ngay bên dưới hình ảnh của tên lửa và bức chân dung của người sáng lập cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh, và huyền thoại quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nằm giữa vùng núi phía Bắc hiểm trở của Việt Nam và những cánh đồng lúa của đồng bằng sông Hồng, Sư đoàn 308 là lực lượng vũ trang có hiệu quả của Việt Nam trong bảo vệ vùng ranh Hà Nội.

Sự nhạy cảm khi đề cập đến vấn đề Trung Quốc đã khiến một sĩ quan cao cấp, Đại tá Lê Văn Hải, cho biết ông không thể nói về Trung Quốc. Nhưng Việt Nam sẵn sàng để đẩy lùi lực lượng nước ngoài, ông nói với Reuters trong một chuyến viếng thăm hiếm hoi từ một phóng viên nước ngoài.

"Sẵn sàng chiến đấu là những ưu tiên hàng đầu của các bộ phận, của Bộ Quốc phòng và cả nước. Chúng tôi sẽ đối phó với mọi tình huống bất ngờ..." ông nói.

"Sẵn sàng chiến đấu cao", cùng với các tài liệu tham khảo "tình hình mới", đã nằm trong những bài giảng của cán bộ cấp cao khi thực hiện chuyến thăm tới các quân khu và trong các ấn phẩm của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụm từ này cũng nổi lên trong các cuộc hội đàm giữa Việt Nam với đoàn đại biểu quân sự nước ngoài, các nhà ngoại giao cho biết.

"Khi Việt Nam đề cập đến 'tình hình mới", họ đang sử dụng ngôn ngữ mã hóa để chỉ khả năng của một cuộc đối đầu vũ trang hoặc đụng độ với Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông ", ông Carl Thayer, một giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết.

Mua sắm trong im lặng

Trong khi tinh thần chiến đấu vẫn đang ở trạng thái sẵn sàng thì Hà Nội đang tiệm cận với các đối tác chiến lược. Nga và Ấn Độ là những nguồn vũ khí chính, cũng như trong đào tạo và hợp tác tình báo. Hà Nội cũng đang xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản, Úc, Philiphines, cũng như châu Âu và Israel.

Sự tiếp cận này gồm mua sắm vũ khí, thực hiện các chuyến viếng thăm hải quân và chia sẻ thông tin tình báo, nhưng sẽ có giới hạn của nó. Hà Nội vẫn trung thành theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập và luôn nhấn mạnh sẽ không có liên minh quân sự nào cả.

Việt Nam đang tìm kiếm thêm máy bay phản lực, máy bay ném bom của Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí của châu Âu và Mỹ để mua máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra hàng hải cũng như máy bay do thám không người lái, các nguồn tin đã nói với Reuters. Hà Nội cũng nâng cấp và mở rộng hệ thống phòng không, bao gồm cả radar giám sát cảnh báo sớm từ Israel và hệ thống S-300 từ Nga.

Đội hình cán bộ thủy thủ tàu HQ-183 TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NLĐ
Sự gia tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam đã vượt xa các nước láng giềng Đông Nam Á trong thập kỷ qua, theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

"Việt Nam không làm điều này cho những cuộc diễu hành trong các ngày lễ... họ đang xây dựng khả năng quân sự thực tế", Tim Huxley, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược tại Singapore cho biết.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng hiện đại hóa quân đội là quy trình chuẩn cho tất cả các quốc gia.

"Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là duy trì xu hướng phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực quốc phòng," tuyên bố nói.

Trong khi đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ niềm tin chính trị, hai nước có một lịch sử xung đột vũ trang và ngờ vực. Từ cuộc chiến 1979, đến cuộc xung đột năm 1980, và 8 năm sau là đụng độ trên biển khi Trung Quốc thực hiện chiếm đóng các đảo ở quần đảo Trường Sa – đến nay, Hà Nội vẫn cảm nhận điều này một cách sâu sắc. 

Trung Quốc cũng đã kiểm soát toàn bộ chuỗi đảo ở quần đảo Hoàng Sa, sau lần chiếm đảo vào năm 1974. Đến nay, Hà Nội vẫn phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc.

Gần đây hơn, vị trí của một giàn khoan dầu ở vùng biển tranh chấp trong 10 tuần vào năm ngoái đã gây ra cuộc bạo loạn chống Trung Quốc trên toàn Việt Nam.

Vị trí của giàn khoan nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, cách 80 hải lý tính từ bờ biển nước này đã thay đổi nhiều quan điểm, các quan chức tại Hà Nội cho biết, dẫn đến sự mất niềm tin đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự.

Hà Nội đã cử hàng chục tàu dân sự để đối đầu với 70 tàu bảo vệ bờ biển và tàu chiến của hải quân Trung Quốc vào giữa năm 2014.

"Đó là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta về mối nguy hiểm ở Biển Đông – đã hiện diện", một sĩ quan hải quân Mỹ đã nghỉ hưu cho hay.

Về phần mình, các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc cũng thất vọng khi các tiền đồn quân sự trên quần đảo Trường Sa đã bị Hà Nội tăng cường kể từ khi nước này mất quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Và vì thế, Trung Quốc tang tốc xây dựng ba đường băng trên hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Một tuyên bố với Reuters từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết quân đội hai nước có quan hệ gần gũi, hữu nghị và Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực làm việc với Việt Nam vì hòa bình khu vực.

"Cả hai bên đã trao đổi thẳng thắn quan điểm về Biển Đông ... cả hai bên cần tìm kiếm một giải pháp lâu dài và cơ bản mà hai bên đều có thể chấp nhận", tuyên bố cho biết.

'Đe dọa tâm lý'

Trung Quốc đang bảo vệ căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam - nơi có hẳn một hạm đội vũ trang hạt nhân trong tương lai – và đây có thể là một điểm nóng khác. Bắc Kinh còn sở hữu hàng tá máy bay chiến đấu phản lực và nhiều tàu chiến xung quanh đảo Hải Nam. 

Vấn đề là, Hạm đội Nam Hải lại nằm gần bờ biển phía bắc của Việt Nam và là vùng nước sâu quan trọng để Bắc Kinh bao quát Biển Đông.

Trong hơn hai thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng Trung Quốc liên tục tăng, đặc biệt là cho lực lượng hải – không quân. 

Về phía mình, Hà Nội vẫn kín đáo trong chi tiêu quân sự của mình, dù phái viên quân sự nước ngoài nói đang tìm cách đánh giá khả năng thực tế của Việt Nam. 

Tàu chở hàng trên biển Đông sẽ là mục tiêu của Việt Nam khi xung đột xảy ra?
Chỉ biết, các chiến lược gia quân sự Việt Nam đề cập đến việc tạo ra một " phòng thủ tối thiểu đáng tin cậy", cho dù đó là một cuộc đối đầu hải quân hoặc một cuộc tấn công ở vùng biên giới phía Bắc kéo dài 1.400 km.

Nếu xung đột đã nổ ra, Hà Nội có thể nhắm đến những con tàu chở dầu, thương mại của Trung Quốc ở Biển Đông, Thayer nói rằng ông đang nhắc lại những gì mà các nhà chiến lược Việt Nam từng nhận định.

Mục đích không phải là nhằm đánh bại lực lượng quân sự của Trung Quốc mà là nhằm "để gây đủ thiệt hại và bất ổn tâm lý tăng vọt đối với thị trường bảo hiểm Lloyd's và cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc", ông Thayer cho biết trong một tham luận trình bày tại một hội nghị Singapore hồi tháng trước.

Không có nhận xét nào: