Tại buổi họp báo sáng 2/12, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng cho biết TPP được kỳ vọng mang lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam, và doanh nghiệp tư nhân đủ sức đáp ứng TPP nều trường kinh doanh được cải thiện, thông thoáng.
Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đánh giá kinh tế Việt Nam đã đối phó khá tốt trước những biến động bất lợi của môi trường kinh tế bên ngoài nhờ tăng cầu nội địa và ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt. Tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2015 tiếp tục tăng và đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát thấp. Tỷ lệ lạm phát trung bình 10 tháng năm 2015 là 0,7% (mức cùng kỳ năm ngoái 4,6%).
Tuy nhiên bà Victoria cho rằng dù có nhiều nỗ lực nhưng xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều thách thức. Bà cũng cho biết triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam được đánh giá tích cực, tăng trưởng GDP dự tính cả năm 2015 là 6,5% và năm 2016 là 6,6%.
“TPP được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam. Các kết quả mô phỏng cho thấy trong vòng 20 năm tới TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm 8%, tăng 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% năng lực sản xuất. Tuy tác động của TPP đối với Việt Nam là tích cực nhưng quá trình thực hiện hiệp định sẽ gặp nhiều thách thức”, Giám đốc World Bank cho biết.
Báo cáo mới nhất của World Bank chỉ ra điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn đã giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Về ngoại thương, kết quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn được duy trì, tổng kim ngạc xuất khẩu 9 tháng 2015 tăng 9,2% so với cùng kì năm ngoái,chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, nhất là sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, điện tử và máy tính.
Ông Sandeep Mahaian, Chuyên gia Kinh tế trưởng của World Bank chia sẻ hiệp định TPP sẽ không chỉ cải thiện tiếp cận thị trường, mà còn là một nhân tố quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của các cải cách cơ cấu tại Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được TPP
Trả lời câu hỏi của báo chí về đánh giá mức độ hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP, ông Sandeep Mahaian cho rằng lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam rất đáng kể khi tham gia TPP, đặc biệt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh, tăng tính cạnh tranh lành mạnh. Hiện tại doanh nghiệp nhà nước vẫn còn được ưu ái hơn doanh nghiệp tư nhân, nhất là ở lĩnh vực phân bổ đất đai, doanh nghiệp tư nhân nhiều thiệt thòi. Phải cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân trong nước mới phát huy hết tiềm năng của mình”, ông Sandeep Mahaian nhấn mạnh.
Theo chuyên gian kinh tế này, tạo ra môi trường thông thoáng là điều quan trọng để doanh nghiệp tư nhân tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về vấn đề này, ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp phân tích: Khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam là khả quan. Phát triển công nghiệp phụ trợ cần nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó có 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Điều quan trọng là chúng ta đang thiếu doanh nghiệp khúc giữa, tức thiếu doanh nghiệp đủ sức tạo ra sự gắn kết để các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm.
Theo ông Đức, các doanh nghiệp có thế mạnh khi tham gia TPP là doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ, dệt may, dày dép.
“Muốn năng cao khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với TPP cần nhất là tạo ra môi trường bình đẳng để tiếp cận vốn, môi trường kinh doanh, phổ biến thong tin để doanh nghiệp vừa và nhỏ biết nắm bắt cơ hội”, ông Đức nhấn mạnh.
Ông Đức cho biết, thách thức quan trọng ở TPP mà Việt Nam gặp phải là quy tắc về xuất xứ bởi phần lớn hàng Viêt Nam xuất khẩu hiện tại có linh kiện, phụ kiện nhập khẩu từ nhiều nước. Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền sản xuất trong nước và củng cố gia tăng hàng nội địa, đây là cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Theo NDH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét