Pages

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Việt Nam-Philippines nâng tầm quan hệ chiến lược

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bắt tay Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Manila. Ảnh chụp ngày 26/10/2011.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bắt tay Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Manila. Ảnh chụp ngày 26/10/2011.

Philippines và Việt Nam dự kiến sẽ nâng quan hệ song phương lên tầm chiến lược, mở đường cho việc tăng cường hợp tác kinh tế và hàng hải.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose, thỏa thuận có thể sẽ được ký kết bên lề hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) ở Manila vào tuần tới, với sự chứng kiến của Tổng thống Philippines và Chủ tịch Việt Nam. Tuy nhiên, ông Jose không cho biết chi tiết.

Ông Trương Tấn Sang là một trong hơn 10 nguyên thủ các nước dự kiến sẽ có cuộc gặp song phương với Tổng thống Benigno Aquino.
Hoa Kỳ luôn đi những bước chiến lược và họ không muốn giữa các cường quốc có sự đối đầu trực tiếp. Qua một đồng minh rất là thân của Hoa Kỳ là Philippines, đấy là đường đi mà Việt Nam nên tiến tới, và qua đó để đi gần Hoa Kỳ hơn, mà không có vẻ nghênh chiến với Trung Quốc”.
Giáo sư Tạ Văn Tài, cựu nhân viên trường luật, Đại học Harvard.

Tuy Việt Nam và Philippines không công khai nói rằng sự liên minh này là nhắm vào Bắc Kinh, các nhà quan sát cho rằng Hà Nội và Manila đang xích lại gần nhau trong bối cảnh Trung Quốc không kiêng dè tham vọng chiếm biển Đông.

Luật sư Tạ Văn Tài, cựu nhân viên trường luật, Đại học Harvard, nhận định:

“Các tiểu nhược quốc như Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Đông Nam Á xích lại gần nhau để chống cái ông ‘ngáo ộp’ là ‘ông’ Trung Quốc chứ còn ai nữa. Có ai sợ nhau đâu. Các nước Đông Nam Á có sợ nhau đâu. Họ chỉ sợ ‘ông ngáo ộp’ Trung Quốc thôi. Đối với ngoại giao thì mình cứ làm nhưng mình không nói”.

Nhà nghiên cứu về tình hình biển Đông này nói thêm rằng việc Việt Nam nâng mối quan hệ với Philippines lên tầm chiến lược là “đi đúng hướng”.
Kế hoạch củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Philippines diễn tiến nhanh chóng trong khoảng một năm trở lại đây.

Giữa năm ngoái, khi quan hệ Việt – Trung ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới Manila, và với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’.

Nhà lãnh đạo của Việt Nam còn khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.

Nhận định về lợi ích của mối quan hệ Hà Nội – Manila, luật sư Tài nói thêm:

“Liên minh với một nước ở Đông Nam Á là rất tốt. Trong tương quan với Hoa Kỳ, nếu mình là đồng minh của một nước bạn thân của Hoa Kỳ thì tức là Hoa Kỳ nó sẽ để ý đến nó giúp. Và chính Hoa Kỳ cũng muốn như vậy một cách gián tiếp, hơn là trực tiếp cường quốc Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc. Hoa Kỳ luôn đi những bước chiến lược và họ không muốn giữa các cường quốc có sự đối đầu trực tiếp. Qua một đồng minh rất là thân của Hoa Kỳ là Philippines, đấy là đường đi mà Việt Nam nên tiến tới, và qua đó để đi gần Hoa Kỳ hơn, mà không có vẻ nghênh chiến với Trung Quốc”.

Quan chức Việt Nam bấy lâu nay vẫn nhấn mạnh tới chính sách “ba không” trong quan hệ với các nước.
Các tiểu nhược quốc như Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Đông Nam Á xích lại gần nhau để chống cái ông ‘ngáo ộp’ là ‘ông’ Trung Quốc chứ còn ai nữa.
Giáo sư Tạ Văn Tài nói.

Hồi năm ngoái, khi phát biểu tại Hội Á châu ở New York, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng hiện có nguy cơ chưa từng có về khả năng xảy ra xung đột quân sự trên các vùng biển ở châu Á, nhưng ông đã tránh đề cập tới Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi rằng liệu Việt Nam có phải đang cần Washington để đương đầu với Bắc Kinh, ông Minh nói rằng Việt Nam “phát triển quan hệ với bất kỳ nước nào, nhưng không phải để chống lại nước thứ ba”.

Trước khi các vị lãnh đạo nhóm họp ở Manila, Philippines, nước chủ nhà tổ chức APEC, thông báo không đưa Biển Đông vào nghị trình họp, trong khi Hoa Kỳ nói không loại trừ khả năng "họp bên lề”.

Chủ tịch Tập Cận Bình theo dự kiến sẽ tham dự hội nghị Apec cùng giới lãnh đạo các nước, trong khi đó quan chức ngoại giao Bắc Kinh nói hội nghị thượng đỉnh năm nay không có kế hoạch bàn về biển Đông.

(VOA)

Không có nhận xét nào: