Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila, ngày 11/9/2014.
Việt Nam tuyên bố sẽ theo dõi sát tiến trình vụ Philippines kiện bản đồ ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc và bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông.
Tòa trọng tài Liên hiệp quốc ngày 29/10 tuyên bố có thẩm quyền phân xử vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền ‘quá đáng’ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bác bỏ phán quyết của tòa một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo tại Biển Đông.
Trả lời báo giới về phản hồi của Việt Nam hôm 31/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh ‘Việt Nam đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05/12/2014. Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông’.
Trang web Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Bình nói ‘Là quốc gia ven biển ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước’.
Ông Bình cho biết Tuyên bố gửi Tòa trọng tài hồi năm ngoái nêu rõ Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi Công ước bao gồm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa.
Ông Bình nói trong Tuyên bố, Việt Nam cũng đề nghị Toà đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông.
Vẫn theo lời người phát ngôn, Tuyên bố cũng khẳng định Việt Nam giữ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và kỳ vọng Tòa có phán quyết công bằng, khách quan dựa trên Công ước về Luật Biển.
Cho tới nay, Việt Nam chưa chính thức công bố có theo đuổi biện pháp pháp lý đối với các đòi hỏi chủ quyền bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, nhưng phát ngôn nhân Lê Hải Bình cho biết Tuyên bố gửi Tòa trọng tài năm ngoái có ghi rằng Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia.
Philippines và Việt Nam là hai nước được chú ý nhất trong tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines, một đồng minh của Mỹ nằm cách xa Trung Quốc hơn so với Việt Nam, tỏ ra mạnh mẽ trong cả lời nói và hành động bênh vực chủ quyền quốc gia trong khi cách phản ứng của Việt Nam bị nhiều ý kiến chỉ trích cho là không đủ ‘cứng rắn’với quốc gia cộng sản anh em và cũng là nước láng giềng sát biên giới chi phối Việt Nam về nhiều mặt kể cả chính trị.
Tuyên bố của Tòa trọng tài cuối tháng rồi là một thắng lợi bước đầu cho Philippines trong cuộc chiến pháp lý chống lại ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc trên gần 80% diện tích Biển Đông.
Nguồn: VN’s MOFA, Bernama
Việt Nam tuyên bố sẽ theo dõi sát tiến trình vụ Philippines kiện bản đồ ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc và bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông.
Tòa trọng tài Liên hiệp quốc ngày 29/10 tuyên bố có thẩm quyền phân xử vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền ‘quá đáng’ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bác bỏ phán quyết của tòa một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo tại Biển Đông.
Trả lời báo giới về phản hồi của Việt Nam hôm 31/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh ‘Việt Nam đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05/12/2014. Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông’.
Trang web Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Bình nói ‘Là quốc gia ven biển ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước’.
Ông Bình cho biết Tuyên bố gửi Tòa trọng tài hồi năm ngoái nêu rõ Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi Công ước bao gồm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa.
Ông Bình nói trong Tuyên bố, Việt Nam cũng đề nghị Toà đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông.
Vẫn theo lời người phát ngôn, Tuyên bố cũng khẳng định Việt Nam giữ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và kỳ vọng Tòa có phán quyết công bằng, khách quan dựa trên Công ước về Luật Biển.
Cho tới nay, Việt Nam chưa chính thức công bố có theo đuổi biện pháp pháp lý đối với các đòi hỏi chủ quyền bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, nhưng phát ngôn nhân Lê Hải Bình cho biết Tuyên bố gửi Tòa trọng tài năm ngoái có ghi rằng Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia.
Philippines và Việt Nam là hai nước được chú ý nhất trong tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines, một đồng minh của Mỹ nằm cách xa Trung Quốc hơn so với Việt Nam, tỏ ra mạnh mẽ trong cả lời nói và hành động bênh vực chủ quyền quốc gia trong khi cách phản ứng của Việt Nam bị nhiều ý kiến chỉ trích cho là không đủ ‘cứng rắn’với quốc gia cộng sản anh em và cũng là nước láng giềng sát biên giới chi phối Việt Nam về nhiều mặt kể cả chính trị.
Tuyên bố của Tòa trọng tài cuối tháng rồi là một thắng lợi bước đầu cho Philippines trong cuộc chiến pháp lý chống lại ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc trên gần 80% diện tích Biển Đông.
Nguồn: VN’s MOFA, Bernama
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét